Đơn vị:

Kích thước, khối lượng và thành phần nguyên tử Hóa 10

Thành phần nguyên tử là một trong những bài học quan trọng mà các em cần nắm vững trong chương trình Hóa học lớp 10. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về thành phần cấu tạo cũng như kích thước, khối lượng của nguyên tử, các em hãy theo dõi bài viết sau đây của Marathon Education!

>>> Xem thêm: Lý Thuyết Và Cách Học Thuộc Nhanh Bảng Tuần Hoàn Hóa Học Lớp 10

Thành phần nguyên tử

Electron

Sự tìm ra electron

Qua việc nghiên cứu quá trình phóng điện giữa 2 điện cực, nhà bác học Thompson người Anh đã tìm ra được tia âm cực có chứa các hạt electron vào năm 1897.

Tia cực âm có những tính chất như sau:

  • Là chùm hạt vật chất có khối lượng, đồng thời chuyển động với vận tốc lớn.
  • Tia cực âm sẽ truyền thẳng nếu không nhận được tác dụng của từ trường và điện trường.
  • Tia cực tâm là chùm hạt có điện tích âm.
  • Những hạt tạo nên tia âm cực gọi là electron.

>>> Xem thêm: Lý Thuyết Và Cách Viết Cấu Hình Electron Nguyên Tử

hoc-thu-voi-gv-truong-chuyen

Điện tích và khối lượng của electron

Điện tích của electron là qe = -1,602.10-19.

Khối lượng của electron là me = 9,1094.10-31 kg .

Hạt nhân nguyên tử

1. Sự tìm ra hạt nhân

Vào năm 1911, Rutherford - nhà vật lý người Anh cùng những người bạn đã thực hiện thí nghiệm cho hạt α bắn phá 1 chiếc lá vàng mỏng. Từ đó, ông đã tìm ra được thành phần nguyên tử và một số tính chất của nguyên tử.

Nguyên tử có những đặc điểm như sau:

  • Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
  • Nguyên tử có chứa thành phần mang điện tích dương là hạt nhân. Chúng có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử.
  • Xung quanh hạt nhân có các electron chuyển động rất nhanh và tạo nên vỏ nguyên tử.
  • Khối lượng hạt nhân bằng với khối lượng nguyên tử vì khối lượng của electron rất nhỏ.

2. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử

a. Proton

Điện tích của proton là qp = +1,602.10-19 C = 1+ = e0.

Khối lượng của proton là mp = 1,6726.10-27 kg.

b. Nơtron

Năm 1932, thành phần nguyên tử nơtron được Chadwick phát hiện ra khi thực hiện thí nghiệm cho tia alpha bắn phá hạt nhân beri.

Nơtron có khối lượng xấp xỉ với proton và không mang điện:

  • Điện tích của nơtron là qp = 0.
  • Khối lượng của proton là mn = mp = 1,6726.10-27 kg.
c. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử

Hạt nhân của hầu hết những nguyên tử được cấu tạo bởi hạt nơtron và proton.

Nơtron không mang điện nên số proton trong hạt nhân bằng số đơn vị điện tích dương. Đồng thời, số proton trong hạt nhân cũng bằng số electron trong lớp vỏ nguyên tử.

>>> Xem thêm: Cấu Tạo Vỏ Nguyên Tử - Lý Thuyết Hóa 10 Và Bài Tập Vận Dụng

Kích thước của nguyên tử

Kích thước nguyên được được đo bằng đơn vị nanomet (nm) hay angstrom (Å):

  • 1 nm = 10-9 m
  • 1 Å = 10-10 m

Nguyên tử hidro là nguyên tử nhỏ nhất, có bán kính khoảng 0,053nm.

Hạt nhân nguyên tử có đường kính khoảng 10-5 nm, còn đường kính của proton và electron chỉ khoảng 10−8 nm.

Khối lượng của nguyên tử

Vì 1 nguyên tử có khối lượng thật không đáng kể nên người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử u (đvC) để biểu thị khối lượng của phân tử, nguyên tử và các thành phần nguyên tử.

1u bằng 1/12 khối lượng của 1 nguyên tử đồng vị cacbon 12 là 19,9265.10−27kg.

Điện tích và khối lượng của các hạt tạo nên nguyên tử như sau:

Proton (p) Nơtron (n) Electron (e) Điện tích (q) Khối lượng (m)

>>> Xem thêm: Nguyên Tố Hóa Học Là Gì? Lý Thuyết Về Nguyên Tố Hóa Học

Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education

Trên đây là chia sẻ của Team Marathon Education về kiến thức của thành phần nguyên tử. Hy vọng qua bài viết trên các em sẽ nắm rõ khái niệm giúp việc giải bài tập trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn. Đừng quên truy cập vào website Marathon thường xuyên để học trực tuyến nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!