Đơn vị:

Mắt đổ ghèn là bệnh gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Hiện tượng mắt đổ ghèn khá phổ biến và thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu mắt tiết ghèn quá nhiều, thay đổi về màu sắc, hình dạng hoặc gây khó chịu, đây có thể là dấu hiệu của 1 vấn đề sức khỏe cần lưu ý. Vậy mắt đổ ghèn là bị gì? Nguyên nhân ra sao? Cách chẩn đoán và điều trị như thế nào? Bài viết sau của thạc sĩ bác sĩ Tăng Ngọc Anh, Trung tâm Mắt Công nghệ cao, BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ giải đáp chi tiết.

mắt đổ ghèn

Mắt đổ ghèn là gì?

Mắt đổ ghèn (Eye Discharge) là sự tích tụ của chất nhầy, dầu, tế bào da chết và các mảnh vụn khác ở khóe mắt hoặc dọc theo đường mi mắt khi ngủ. Ghèn mắt có thể xuất hiện dưới dạng ướt, dính hoặc khô, tùy thuộc vào mức độ bay hơi của nước trong dịch tiết.

Dịch tiết mắt (mắt đổ ghèn) đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chất thải và bụi bẩn khỏi màng phim nước mắt, giúp bảo vệ bề mặt mắt [1]. Trong khi chớp mắt, lớp nước mắt liên tục làm sạch chất nhầy. Tuy nhiên, khi ngủ, hoạt động chớp mắt ngừng lại, dịch tiết tích tụ và hình thành ghèn ở mắt.

ghèn mắt là sự tích tụ ở khóe mắt
Mắt đổ ghèn là sự tích tụ của chất nhầy, dầu, tế bào da chết và các mảnh vụn khác ở khóe mắt hoặc dọc theo đường mi mắt khi ngủ.

Phân loại tình trạng mắt đổ ghèn

Ghèn mắt có thể được phân loại dựa trên màu sắc và hình dạng như sau:

1. Phân loại theo màu sắc

1.1. Mắt đổ ghèn vàng

  • Ghèn vàng đi kèm với cục u nhỏ hoặc nốt sần trên mí mắt, thường là dấu hiệu của lẹo mắt.
  • Tình trạng này xảy ra khi tuyến mí mắt bị tắc hoặc nhiễm trùng, dẫn đến tiết dịch.
  • Trong một số trường hợp, ghèn vàng còn liên quan đến viêm túi lệ.

Lưu ý: không nên tự ý nặn lẹo mắt vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu tiết dịch kéo dài, cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

ghèn vàng liên quan viêm túi lệ
Mắt đổ ghèn vàng có thể liên quan đến viêm túi lệ.

1.2. Mắt đổ ghèn xanh lá cây hoặc xám

  • Dịch tiết mắt có màu xanh lá cây hoặc xám đặc thường là dấu hiệu của nhiễm trùng mắt do vi khuẩn, chẳng hạn như viêm kết mạc do vi khuẩn.
  • Triệu chứng đi kèm bao gồm đỏ mắt, kích ứng và cảm giác mí mắt bị dính chặt khi thức dậy.
  • Đây là tình trạng cần được khám và điều trị bằng thuốc nhỏ mắt kháng sinh để tránh biến chứng.

1.3. Mắt đổ ghèn trắng

  • Ghèn trắng thường liên quan đến viêm túi lệ, 1 dạng nhiễm trùng hệ thống dẫn lưu nước mắt.
  • Biểu hiện kèm theo như đau, đỏ, sưng giữa mũi và mí mắt.

2. Phân loại theo hình dạng

Mắt đổ ghèn thường được phân loại như sau:

2.1. Mắt đổ ghèn dạng nước

  • Ghèn mắt loãng, dạng nước thường là triệu chứng của viêm kết mạc do virus, điển hình có bệnh đau mắt đỏ.
  • Viêm kết mạc do virus thường liên quan đến các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, cần giữ vệ sinh cá nhân tốt để tránh lây lan.

2.2. Mắt đổ ghèn dạng sợi

  • Dịch tiết màu trắng, dai, dạng sợi là dấu hiệu đặc trưng của viêm kết mạc dị ứng.
  • Bệnh thường kèm theo các triệu chứng như ngứa, đỏ mắt, cảm giác khó chịu.

2.3. Mắt đổ ghèn dạng đặc, giòn

  • Ghèn đặc, giòn, đóng vảy trên mí mắt và lông mi thường là dấu hiệu của viêm bờ mi.
  • Tình trạng này cần được điều trị bằng cách chườm ấm và vệ sinh mí mắt bằng nước ấm.

2.4. Mắt đổ ghèn dạng hạt nhỏ, khô

  • Nếu ghèn mắt khô và tích tụ thành các hạt nhỏ ở khóe mắt, đây có thể là dấu hiệu của khô mắt.
  • Bổ sung nước mắt nhân tạo, uống đủ nước và giữ vệ sinh mắt là các biện pháp hữu hiệu để giảm triệu chứng.

Nguyên nhân gây mắt đổ ghèn bất thường

Nguyên nhân mắt đổ ghèn bất thường thường liên quan đến các bệnh về mắt hoặc các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn [2]. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

1. Viêm kết mạc

Có 3 dạng viêm kết mạc chính:

  • Do virus: dịch tiết loãng, trong hoặc có màu hơi trắng. Bệnh rất dễ lây qua tiếp xúc.
  • Do vi khuẩn: dịch tiết đặc hơn, màu vàng hoặc xanh lá cây. Nếu không điều trị, có thể gây biến chứng nghiêm trọng.
  • Do dị ứng: dịch tiết dạng nước, thường kèm theo ngứa và đỏ mắt.

2. Viêm bờ mi

Đây là tình trạng viêm mãn tính ở mí mắt, thường do vi khuẩn hoặc rối loạn tuyến Meibomian (các tuyến dầu nhỏ xếp dọc theo lề của mí mắt).

3. Lẹo mắt

Tắc tuyến dầu ở mí mắt do nhiễm trùng là nguyên nhân chính gây lẹo mắt.

4. Khô mắt

Tình trạng thiếu nước mắt khiến dịch nhầy và dầu tích tụ, gây cảm giác khó chịu.

5. Các nguyên nhân khác

  • Kính áp tròng không đảm bảo vệ sinh.
  • Chấn thương mắt hoặc loét giác mạc.
  • Viêm túi lệ.
kính áp tròng hạn chế mắt đổ ghèn
Đeo kính áp tròng đảm bảo vệ sinh để hạn chế tình trạng mắt đổ ghèn bất thường.

Triệu chứng kèm theo khi bị mắt đổ ghèn

Một số triệu chứng kèm theo khi bị mắt đổ ghèn cảnh báo tình trạng sức khỏe:

  • Cục u nhỏ hoặc nốt sần trên mí mắt: Thường là dấu hiệu của lẹo mắt.
  • Đỏ mắt, kích ứng và cảm giác mí mắt bị dính chặt khi thức dậy: Các triệu chứng này đi kèm với tình trạng mắt đổ ghèn màu xanh lá cây hoặc xám là dấu hiệu của nhiễm trùng mắt do vi khuẩn.
  • Đau, đỏ, sưng giữa mũi và mí mắt: Các dấu hiệu này đi kèm với tình trạng ghèn trắng thường do viêm túi lệ.
  • Ngứa, đỏ mắt, cảm giác khó chịu: Các tình trạng này đi kèm với dịch tiết màu trắng, dai, dạng sợi là dấu hiệu của viêm kết mạc dị ứng.

Các đối tượng dễ gặp tình trạng mắt đổ ghèn

Đối tượng dễ gặp tình trạng mắt đổ ghèn là trẻ sơ sinh. Ống dẫn nước mắt của trẻ (từ bề mặt mắt đến khoang mũi) bị tắc, gây chảy nước mắt và (đôi khi) chảy dịch mắt. Các triệu chứng của ống dẫn nước mắt bị tắc bao gồm: nước mắt liên tục ứ đọng trong mắt (kể cả khi trẻ không khóc), có thể tràn ra má.

Điều trị tình trạng mắt đổ ghèn bất thường

Một số biện pháp để điều trị tình trạng mắt đổ ghèn bất thường như:

  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh hoặc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đắp khăn ấm để làm mềm và loại bỏ dịch tiết mắt.
  • Vệ sinh mắt nhẹ nhàng bằng khăn sạch, ẩm.

>> Tham khảo chi tiết hơn: Cách chữa mắt bị đổ ghèn ở người lớn

Đến gặp bác sĩ khi gặp các triệu chứng sau:

  • Ghèn mắt kéo dài, có màu vàng, xanh lá hoặc kèm mủ.
  • Đau mắt, nhạy cảm ánh sáng hoặc thị lực giảm.
  • Sưng đỏ quanh mắt hoặc túi lệ.
thuốc nhỏ mắt điều trị mắt đổ ghèn
Sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh hoặc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ để điều trị tình trạng mắt đổ ghèn bất thường.

Phòng ngừa tình trạng mắt đổ ghèn

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa tình trạng mắt đổ ghèn bất thường:

  • Tránh dụi mắt và rửa tay thường xuyên.
  • Sử dụng kính áp tròng đúng cách và không dùng mỹ phẩm chung với người khác.
  • Nếu có tiền sử dị ứng, tránh các yếu tố kích thích như bụi, phấn hoa.

Câu hỏi thường gặp

1. Mắt đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy phải làm sao?

Mắt tiết ghèn ít, màu trắng hoặc kem nhạt, đóng vảy nhẹ là bình thường. Tuy nhiên, nếu mắt đổ ghèn nhiều khi ngủ dậy, màu vàng, xanh hoặc kèm đau và đỏ mắt, người bệnh nên đi khám và điều trị ngay.

2. Mắt đổ ghèn làm sao hết?

  • Đắp khăn ấm lên mắt để loại bỏ ghèn.
  • Dùng nước mắt nhân tạo nếu bị khô mắt.
  • Tránh dụi mắt hoặc nặn lẹo mắt để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Khám và điều trị mắt đổ ghèn bất thường tại Trung tâm Mắt Công nghệ cao, BVĐK Tâm Anh TP.HCM với quy trình khám, phẫu thuật chặt chẽ, theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế và quốc tế. Trung tâm luôn đề cao vai trò của khám tầm soát và tư vấn trước phẫu thuật cũng như chỉ định điều trị hiệu quả và an toàn cho người bệnh, tối ưu kết quả, điều trị dứt điểm bệnh.

Trung tâm Mắt Công nghệ cao, BVĐK Tâm Anh TP.HCM còn cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhãn khoa toàn diện, chẩn đoán và điều trị đục thủy tinh thể, chấn thương mắt, các bệnh khúc xạ, bệnh võng mạc…

Kính gửi Quý kháchCảm ơn Quý khách đã gửi thông tin liên hệ đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh THÔNG TIN CỦA QUÝ KHÁCH Họ tên Khách hàng:'+txthoten+' Số điện thoại:'+txtdienthoai+' Địa chỉ: '+txtdiachi+'Email: '+txtmail+'Ngày sinh: '+txtngaysinh+' Nội dung: '+txtnoidung+' Trân trọng. HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANHHà Nội108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà NộiHotline: 024 7106 6858 - 024 3872 3872TP.HCM2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí MinhHotline: 0287 102 6789 - 093 180 6858Fanpagehttps://www.facebook.com/benhvientamanh '; jQuery('#div_kq_lienhe').html(nd); jQuery('#div_kq_lienhe').addClass("active"); jQuery("#div_kq_lienhe #form_close").click(function () { jQuery('#div_kq_lienhe .mail_thongbao').remove(''); jQuery('#div_kq_lienhe').removeClass('active'); }); jQuery("body").removeClass("load"); document.getElementById("frm_canhan").reset(); }, 200: function (){ } } }); //document.getElementById("frm_canhan").reset(); return false; } }); } }); jQuery("#txtdienthoai").keypress(function (e) { if (String.fromCharCode(e.keyCode).match(/[^0-9]/g)) return false; }); jQuery(function() { jQuery(function ($) { jQuery.datepicker.regional["vi-VN"] = { closeText: "Đóng", prevText: "Trước", nextText: "Sau", currentText: "Hôm nay", monthNames: ["Tháng một", "Tháng hai", "Tháng ba", "Tháng tư", "Tháng năm", "Tháng sáu", "Tháng bảy", "Tháng tám", "Tháng chín", "Tháng mười", "Tháng mười một", "Tháng mười hai"], monthNamesShort: ["Tháng 1", "Tháng 2", "Tháng 3", "Tháng 4", "Tháng 5", "Tháng 6", "Tháng 7", "Tháng 8", "Tháng 9", "Tháng 10", "Tháng 11", "Tháng 12"], dayNames: ["Chủ nhật", "Thứ hai", "Thứ ba", "Thứ tư", "Thứ năm", "Thứ sáu", "Thứ bảy"], dayNamesShort: ["CN", "Hai", "Ba", "Tư", "Năm", "Sáu", "Bảy"], dayNamesMin: ["CN", "T2", "T3", "T4", "T5", "T6", "T7"], weekHeader: "Tuần", dateFormat: "dd/mm/yy", firstDay: 1, isRTL: false, showMonthAfterYear: false, yearSuffix: "" }; jQuery.datepicker.setDefaults(jQuery.datepicker.regional["vi-VN"]); }); jQuery('#txtngaysinh').datepicker({ changeMonth: true, changeYear: true, yearRange: "-150:+0", maxDate: new Date() }); }); });

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp chi tiết vấn đề “mắt hay đổ ghèn là bệnh gì?” cũng như cách xử lý hiệu quả. Nếu mắt đổ ghèn đi kèm bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.