Các biểu hiện lạ từ móng tay hay móng chân cũng là triệu chứng của một số bệnh ác tính. Vậy nên nhiều người thường lo sợ khi nhận thấy móng chân bị sọc đen. Nhưng móng chân bị sọc đen là bệnh gì? Nguyên nhân từ đâu? Có nguy hiểm không? Và cách chữa trị là gì? Bài viết dưới đây của Seoul Academy sẽ giải đáp cụ thể các vấn đề trên.
Nguyên nhân khiến móng chân bị sọc đen
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng móng chân bị sọc đen, có thể là do bệnh lý, cũng có thể do tác động từ bên ngoài. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân móng chân bị sọc đen sẽ giúp bạn xác định được tình trạng một cách chính xác và có hướng giải quyết an toàn, khỏe mạnh. Cụ thể móng chân bị sọc đen xuất phát từ một số nguyên nhân dưới đây:
Cơ thể bị thiếu chất
Nếu các bạn thường xuyên ăn uống không đủ chất, móng chân cũng có thể bị sọc đen. Ví dụ như thiếu chất dinh dưỡng, vitamin hoặc các khoáng chất cần thiết. Một số ít trường hợp móng chân xuất hiện sọc đen khi bạn bị stress, áp lực từ công việc, cuộc sống, học tập,…
Chân bị va chạm mạnh
Móng chân xuất hiện vệt màu đen hoặc nâu rất có thể đến từ nguyên nhân tích tụ máu. Tức là khi móng chân bị va chạm mạnh vào vật khác hoặc bị kẹp thì máu sẽ tích tụ khiến móng chân bị đổi màu.
Cắt móng không đúng cách, móng chân bị chèn ép
Việc cắt móng quá sâu hay móng chân bị chèn ép cũng sẽ khiến móng bị tổn thương và biến đổi màu sắc, tạo nên móng chân có sọc đen.
Tác động của hóa chất
Đối với những ai thường xuyên để chân tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, thì thông qua tác dụng phụ, móng chân dần dần cũng sẽ chuyển màu và xuất hiện hiện tượng sọc đen.
Dấu hiệu bệnh lý
Nếu móng chân bị sọc đen nhưng không đến từ nguyên nhân thiếu chất hay bị tổn thương do va chạm thì rất có thể cơ thể đang gặp phải bệnh lý nào đó. Đây giống như là “chuông báo hiệu” cho mọi người nhận ra tình trạng xấu của cơ thể và điều trị sớm. Vậy ở trường hợp này, móng chân bị sọc đen là bệnh gì? Cùng đến với phần tiếp theo của bài viết!
Móng chân bị sọc đen là bệnh gì?
Theo các bác sĩ và các chuyên gia cho biết, trong trường hợp móng chân bị sọc đen không do va chạm mạnh, bị chèn ép hay tiếp xúc với hóa chất, thì đây chính là dấu hiệu của một số bệnh lý có thể nghiêm trọng đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời. Cụ thể một số bệnh lý có dấu hiệu xuất hiện ở móng chân như:
Dấu hiệu của bệnh ung thư sắc tố
Móng chân bị sọc đen là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư sắc tố dưới móng. Đây là cảnh báo sớm để bệnh nhân ung thư da phải kiểm tra lại sức khỏe cũng như có các cách để chữa trị dứt điểm.
Khi các tế bào hắc sắc tố tập trung dưới gốc móng, bạn sẽ nhận thấy móng chân dần xuất hiện sọc đen. Theo thời gian, sắc tố dần hiện rõ và trở thành khối u ác tính nên gọi là u hắc tố móng. Ngoài móng chân bị sọc màu đen, một số bệnh nhân sẽ xuất hiện sọc màu nâu, nâu sẫm ở móng.
Căn bệnh nguy hiểm này có thể chỉ xảy ra trường hợp sọc đen ở 1 hay 1 vài móng chân, móng tay. Không phải ai bị sọc đen ở nhiều móng thì bệnh càng nặng. Những dấu hiệu này chỉ được chẩn đoán chính xác bởi bác sĩ. Tất nhiên, lúc này bạn cần tìm đến bác sĩ để thăm khám và tìm cách điều trị sớm, trước khi ung thư xuất hiện.
Bệnh U hắc tố móng ác tính - Melanoma
Móng chân bị sọc đen là bệnh gì? Một số trường hợp chỉ ra rằng các bạn đang bị u hắc tố móng ác tính, tên tiếng anh là melanoma. Cụ thể hơn, đây là một căn bệnh có khối u ác tính dưới da với những biểu hiện rõ sau:
- Thường xuất hiện sọc đen ở những người có độ tuổi trên 20 tuổi (20-90 tuổi). Những người dễ gặp bệnh lý này nhất là U50 đến U70.
- Dấu hiệu của căn bệnh Ung hắc tố móng ác tính - Melanoma chính là móng tay, móng chân có sọc màu sẫm hoặc màu đen, đặc biệt là đối với người châu Á. Những dấu hiệu của bệnh rất giống với các hiện tượng tích tụ máu do va chạm thông thường. Vậy nên, mọi người dễ xem nhẹ và không đi khám hoặc tìm cách chữa trị chính xác.
- Móng chân và móng tay có sọc đen lạ, lớn hơn 3mm. Dần dần, dấu hiệu này lan rộng sang các bộ phận khác.
Căn bệnh Ung hắc tố móng ác tính - Melanoma rất dễ gặp ở những trường hợp có tiền sử gia đình bị ung thư da. Vậy nên, khi gặp dấu hiệu này mà trước đó người thân đã từng ung thư da thì khả năng bạn mắc căn bệnh nguy hiểm này rất cao. Ngoài ra, phái nữ thường làm móng tay, móng chân nên khó phát hiện bệnh. Thế nên, bạn thường xuyên kiểm tra móng tay, móng chân của mình nhé!
Dấu hiệu của một số bệnh lý khác
Bên cạnh bệnh lý trầm trọng như ung thư sắc tố thì móng chân bị sọc đen cũng là dấu hiệu của các bệnh sau:
- Bệnh thiếu máu: Dấu hiệu nhận biết là móng chân có sọc đen, phần móng hơi lõm xuống. Những bạn thiếu máu bẩm sinh cũng có thể gặp trường hợp móng chân xuất hiện sọc đen.
- Suy nhược cơ thể: Móng chân bị sọc đen là một trong những cảnh báo cho bạn biết rằng bạn có thể đang bị suy nhược. Đây cũng có thể là bệnh về đường tiêu hóa. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc stress và ăn uống thiếu chất.
- Nhiễm nấm: Móng tay hay móng chân là nơi thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt và ấm áp. Điều này khiến nấm rất dễ phát triển và sinh sôi. Một số người thường bị nấm từ bàn chân và lan rộng sang lớp da dưới móng chân khiến móng chân bị đổi màu và có sọc đen, sọc nâu.
- Chấn thương: Nếu bạn không may va ngón chân vào vật rắn hay ngón chân bị kẹp mạnh thì sọc đen trên móng chân biểu hiện rằng ngón chân bạn đang bị tổn thương. Đây là hiện tượng tích tụ máu dưới da ngón chân. Chỉ khoảng một vài ngày hoặc nặng hơn là 2-3 tuần thì hiện tượng này biến mất.
Móng chân bị đen có nguy hiểm không?
Như đã tìm hiểu ở trên, có rất nhiều bệnh lý khác nhau để trả lời cho câu hỏi móng chân bị sọc đen là bệnh gì. Một số bệnh như chấn thương, suy nhược hay thiếu máu được xem là bệnh lý đơn giản và có thể chữa trị dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn bị nấm mà không chữa trị kịp thì rất nguy hiểm. Bệnh lý này có thể khiến bàn chân của bạn bị tổn thương vĩnh viễn. Một số người còn bị lây lan đến các bộ phận khác. Tất nhiên, điều này cũng khiến bạn bị mất tính thẩm mỹ.
Mặc khác, đối với bệnh ung thư da hắc tố, đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, tính mạng. Nguy hiểm nhất là mọi người phát hiện muộn và không kịp thời điều trị. Bởi vì bệnh lý này rất dễ bị hiểu lầm với chấn thương móng chân thông thường, chủ quan và không đến bệnh viện sớm.
Cách khắc phục tình trạng móng chân bị đen
Tùy theo nguyên nhân hay móng chân bị sọc đen là bệnh gì mà các bạn có các cách chữa trị, giải quyết vấn đề khác nhau. Điều quan trọng nhất là bạn phải tìm được nguyên nhân trước tiên.
Móng chân bị sọc đen do chấn thương
Chấn thương là nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng móng chân bị sọc đen. Khi bị tổn thương máu bầm và móng cũng sẽ hạn chế phát triển. Do đó để giúp móng mọc bình thường, bạn cần xử lý:
- Rửa chân (vùng bị tổn thương) thật sách với nước ấm và dung dịch sát khuẩn (nước muối sinh lý).
- Chườm nóng, chườm lạnh hoặc lăn trứng gà ở chỗ móng chân bị sọc đen. Dùng đá quấn vào khăn hoặc dùng khăn nóng đắp lên chăn ngay sau khi phát hiện móng chân đổi màu.
- Nếu có trứng gà, bạn hãy luộc lên và lăn trứng gà ở phần móng chân thì từ từ phần móng đen sẽ biến mất.
Bên cạnh đó hãy thường xuyên kiểm trang vết thương của mình, tránh hoạt động mạnh vì sẽ khiến vết thương trở nặng hơn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau nhức liên tục, xuất hiện viêm, … hãy tìm đến bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Móng chân bị sọc đen do bị chèn ép
Trong trường hợp mang giày quá chật khi vận động dài lâu, móng chân bị tích tụ máu bầm và có hiện tượng sọc đen, sọc nâu thẫm, hãy thay đổi giày phù hợp nhất để móng chân không cọ xát vào mũi giày nhiều. Một tips hiệu quả ở đây chính là chọn giày lớn hơn 1 size.
Xử lý móng chân bị sọc đen do nấm móng
Nếu nguyên nhân dẫn đến sọc đen móng chân là do nấm, thì bạn cần xử lý bằng thuốc, đi kèm đó là thực hiện các yêu cầu từ bác sĩ như:
- Thuốc chống nấm do bác sĩ kê đơn, thuốc có thể dạng uống hoặc dạng bôi.
- Chăm sóc móng mỗi ngày, vệ sinh và cắt móng, thoa thuốc đúng thời gian.
- Liên tục thay tất, không tạo điều kiện để nấm phát triển.
- Nếu tình trạng nấm chân bị nặng, hãy tìm đến bác sĩ ngay để tìm phương pháp điều trị thích hợp hơn (loại bỏ móng hoặc dùng phương pháp laser).
Một số lưu ý khi móng chân bị sọc đen
Nếu thấy tình trạng ngón chân có sọc đen, bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục, trong quá trình chăm sóc móng, hãy lưu ý một số vấn đề dưới đây:”
- Tăng cường thực phẩm tăng tiểu cầu: Trong trường hợp bạn bị thiếu máu hoặc thiếu máu bẩm sinh, hãy bổ sung những thực phẩm giàu chất sắt, vitamin C, vitamin K,… để tăng lượng tiểu cầu trong cơ thể. Nếu bạn bị máu bầm, bạn cũng nên áp dụng bí quyết ăn uống này với các món ăn như rau xanh, trái cây, ngũ cốc, các loại hạt, hàu,…
- Đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị: Sau khi xem xét vấn đề và nhận thấy chân không bị va đập, chấn thương hay ăn uống hết sức khoa học mà chân vẫn có dấu hiệu thâm đen, bạn hãy nhanh đến bệnh viện để gặp bác sĩ. Bởi vì bạn có thể gặp phải căn bệnh trầm trọng như nấm
- Luôn giữ vệ sinh bàn chân của mình, khử trùng vết thương liên tục.
- Không tự ý mua thuốc uống hoặc bôi nếu không có chỉ thị từ bác sĩ.
Nói tóm lại, móng chân bị sọc đen xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng. Hy vọng bài viết của Seoul Academy đã lý giải rõ ràng về vấn đề móng chân bị sọc đen là bệnh gì và cách chữa trị móng chân có sọc đen cụ thể. Đừng xem thường các dấu hiệu lạ trên cơ thể, tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện để gặp bác sĩ sớm nhé!
Xem thêm: Cách chăm sóc móng chân bị hư tổn và giúp móng nhanh lành vết thương