Nếu là tín đồ của những món quà vặt, chắc chắn sữa chua nếp cẩm sẽ là món ăn hoàn hảo để giúp bạn giải nhiệt vào những ngày hè oi bức. Vậy, sữa chua nếp cẩm có tốt không? Các tác dụng của sữa chua nếp cẩm với sức khỏe là gì? Hãy cùng Vinamilk tìm hiểu thông tin về sữa chua nếp cẩm trong bài viết dưới đây.
Sữa chua nếp cẩm có tốt không?
1. Sữa chua nếp cẩm là gì?
Là món ăn được làm từ 2 nguyên liệu chính gồm sữa chua và nếp cẩm. Những hạt nếp cẩm đều được lựa chọn kỹ càng, đảm bảo hạt to, tròn và có màu tím sẫm. Khi đã được chế biến thành thành phẩm, hạt nếp cẩm mềm, dẻo, căng mọng mà không bị nứt vỡ.
Phần sữa chua để làm món này là sữa chua nguyên chất với hương vị chua dịu, man mát ngọt. Sự hòa quyện giữa nếp cẩm và sữa chua đã làm nên một món ăn tuyệt vời để giải nhiệt trong ngày nóng nực.
Sữa chua nếp cẩm được làm từ 2 nguyên liệu chính là sữa chua và nếp cẩm
2. Sữa chua nếp cẩm có tốt không?
Nghiên cứu cho thấy, sữa chua nếp cẩm rất tốt cho sức khỏe người dùng, vì trong một hũ sữa chua nếp cẩm có chứa nhiều khoáng chất như: kẽm, magie, photpho, canxi, vitamin B, E, sắt, kali, lovastatin…Đây đều là những khoáng chất có lợi với sức khỏe đường tiêu hóa, xương, da…Như vậy có thể thấy sữa chua nếp cẩm vừa là loại thực phẩm ngon miệng, hấp dẫn vừa có nhiều lợi ích cho sức khỏe cho người dùng.
Tham khảo bài viết: Sữa chua hết hạn có ăn được không? Cách xử lý khi sữa chua hết hạn?
3. Sữa chua nếp cẩm có tác dụng gì?
3.1 Tốt cho hệ tiêu hóa
Đã có rất nhiều men vi sinh có lợi cho đường tiêu hóa được sản xuất ra từ quá trình lên men, ủ sữa chua nếp cẩm. Trong món ăn vặt giải nhiệt này còn có các vitamin E, B, photpho, canxi. Những dưỡng chất này vừa kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt vừa chống lại quá trình suy nhược. Từ đó giúp cho đường ruột có thể hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất, ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón.
3.2 Giúp bảo vệ tim mạch
Trong nem nếp cẩm chứa nhiều hợp chất như: lovastatin, ergosterol…Các hợp chất có nhiệm vụ bảo vệ, ngăn ngừa cơ thể trước những căn bệnh nguy hiểm gồm: đột quỵ, nhồi máu cơ tim và xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ có trong sữa chua nếp cẩm cao hỗ trợ bạn điều hòa huyết áp, giảm thiểu quá trình rối loạn mỡ máu.
3.3 Phòng chống loãng xương
Thêm một lợi ích của sữa chua nếp cẩm đó là phòng chống loãng xương. Hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng như: magie, canxi, protein từ sữa chua nếp cẩm để tăng cường sức khỏe cho xương cũng như ngăn ngừa, phòng chống những bệnh về thoái hóa xương khớp, loãng xương rất tốt.
3.4 Hỗ trợ sức khỏe cho mắt
Trong thành phần của sữa chua nếp cẩm có chứa lutein và zeaxanthin, cùng với đó là những hoạt chất chống oxy hóa giúp đôi mắt hoạt động tốt. Các chất này có tác dụng ngăn ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi. Mặt khác, với việc hạn chế những tác hại của gốc tự do, ánh sáng xanh ở môi trường bên ngoài, chúng còn giúp bảo vệ võng mạc mắt.
3.5 Phòng chống ung thư
Sữa chua nếp cẩm là sản phẩm được khuyến khích sử dụng cho những bệnh nhân mắc ung thư đại tràng. Bởi vì nó có chứa flavonoids, anthocyanins đây đều là những chất hỗ trợ giảm tế bào ung thư, ngăn chặn sự di căn của những tế bào có hại này.
3.6 Bổ máu
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếp cẩm có hàm lượng protein cao hơn 6.8%, chất béo cao hơn 20% cho với loại nếp thông thường. Do đó, nếp cẩm nắm giữ một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, đem đến những dưỡng chất tốt cho sức khỏe chị em phụ nữ khi bị mất máu nhiều ở kỳ kinh nguyệt và sau khi sinh con.
3.7 Đẹp da
Ăn sữa chua nếp cẩm mỗi ngày có tốt không? Sử dụng sữa chua nếp cẩm mỗi ngày không chỉ đem đến cho bạn một sức khỏe tốt mà còn giúp cho làn da được mịn màng, làm chậm quá trình lão hóa một cách hiệu quả. Đặc biệt, làn da khi được cung cấp đầy đủ độ ẩm thì những vết thâm sạm sẽ được làm mờ dần khiến làn da trở nên sáng mịn hơn.
Ăn sữa chua nếp cẩm giúp làn da trở nên mịn màng
3.8 Phòng ngừa một số bệnh lý khác
Trong thành phần của sữa chua nếp cẩm chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu và hợp chất chống oxy hóa. Những yếu tố này sẽ giúp ích cho cơ thể để phòng tránh, ngăn ngừa những bệnh lý liên quan đến thần kinh, làm giảm tốc độ lão hóa.
3.9 Tốt cho phụ nữ sau sinh
Sữa chua nếp cẩm có tác dụng gì? Một công dụng khác có thể kể đến của sữa chua nếp cẩm đó là tốt cho phụ nữ sinh. Cơ thể người phụ nữ sau sinh thường mất nhiều máu, chưa thể phục hồi hoàn toàn, đặc biệt là vấn đề liên quan tới tiêu hóa. Sử dụng sữa chua nếp cẩm một cách thường xuyên sẽ giúp khí huyết lưu thông, dạ dày hoạt động tốt, ngăn ngừa tình trạng suy nhược và lợi sữa cho em bé.
Sữa chua nếp cẩm giúp khí huyết lưu thông, dạ dày khỏe và lợi sữa cho em bé
3.10 Hỗ trợ giảm cân
Sữa chua nếp cẩm còn có công dụng giảm cân hiệu quả. Nếu bạn sử dụng đúng cách, đúng liều lượng và đúng thời điểm thì món ăn này còn hỗ trợ rất tốt cho quá trình giảm cân.
Hàm lượng canxi có trong sữa chua nếp cẩm cao sẽ kích thích đến quá trình đốt cháy mỡ thừa, tăng cường khả năng trao đổi chất, hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân của bạn. Tuy nhiên, bạn nên tránh ăn sữa chua nếp cẩm vào lúc đói vì nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
4. Ăn sữa chua nếp cẩm có béo không?
Ăn sữa chua nếp cẩm với lượng phù hợp không béo, không làm bạn tăng cân mất khống chế. Lượng calo trong 01 hộp sữa chua nếp cẩm 100gr không lớn, dù vậy nhưng nó đem đến nhiều chất dinh dưỡng quý và nguồn năng lượng dồi dào, cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Trong 100gr sữa chua chỉ có 58 calo, 200gr nếp cẩm đã nấu chín chứa khoảng 169 calo. Đa số các sản phẩm sữa chua nếp cẩm được cung cấp trên thị trường có khoảng 100 calo/100gr. Lượng calo này rất thích hợp cho những ai đang giảm cân hoặc ăn kiêng.
Bên cạnh đó, lượng canxi trong sữa chua nếp cẩm cũng vô cùng lớn giúp ức chế quá trình tích trữ chất béo của cơ thể. Đi song song với đó là hoạt động kích thích sự trao đổi chất, đốt cháy. Sử dụng sữa chua nếp cẩm vào buổi sáng sẽ là biện pháp lý tưởng để giảm cân.
Tham khảo bài viết: Ăn chay ăn sữa chua được không?
Ăn sữa chua nếp cẩm là biện pháp giảm cân hiệu quả
5. Ăn sữa chua nếp cẩm thế nào không lo tăng cân?
Ăn sữa chua nếp cẩm mỗi ngày có tốt không? Điều này còn phụ thuộc vào cách ăn và lượng ăn của từng người. Để không bị tăng cân khi ăn sữa chua nếp cẩm, bạn hãy lưu ý tới một số vấn đề dưới đây:
- Mỗi ngày chỉ nên ăn 01 hũ sữa chua nếp cẩm, không nên ăn vượt quá số lượng này. Nếu muốn giảm cân, bạn có thể sử dụng sữa chua nếp cẩm trước bữa ăn để giảm bớt sự tiêu thụ những thực phẩm khác. Còn nếu muốn duy trì cân nặng, bạn có thể ăn sữa chua nếp cẩm sau bữa chính hoặc bữa phụ.
- Không ăn sữa chua nếp cẩm khi đói bụng. Vị chua tự nhiên của món ăn sẽ khiến cho acid trong dạ dày tăng lên, ảnh hưởng xấu tới dạ dày. Thêm vào đó, những lợi khuẩn có trong sữa chua cũng sẽ bị tiêu diệt bởi acid trong dạ dày nên sẽ không phát huy được tác dụng.
Tham khảo bài viết: Sữa chua tách nước có ăn được không?
6. Những ai không nên ăn sữa chua nếp cẩm?
Mặc dù sữa chua nếp cẩm có nhiều công dụng cho cơ thể nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được. Những đối tượng không nên ăn sữa chua nếp cẩm bao gồm:
- Phụ nữ ở cữ có thể ăn sữa chua nếp cẩm nhưng nên kiêng món này ít nhất 1 tuần. Trước khi ăn nên bỏ sữa ra ngoài trước 15 phút cho nguội bớt. Phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ trước đó không nên sử dụng món ăn này thường xuyên.
- Người hay bị chảy máu cam, chức năng gan kém, bị khó ngủ không nên sử dụng sữa chua nếp cẩm.
- Trẻ em dưới 1 tuổi không nên ăn sữa chua nếp cẩm.
- Người đang bị tiêu chảy tạm thời kiêng sữa chua nếp cẩm.
- Không hâm nóng sữa chua nếp cẩm vì nhiệt độ cao có thể tiêu diệt các lợi khuẩn, làm biến đổi những thành phần khác của món ăn.
- Người đang bị nhiệt miệng, chướng bụng, sốt không nên sử dụng sữa chua nếp cẩm.
- Người đang có những vết mưng mủ hoặc vết thương cũng tạm thời kiêng món ăn cho tới khi bình phục hẳn.
- Một số thực phẩm không nên ăn kèm với sữa chua nếp cẩm gồm: hành tây, xoài, chuối, cá, đậu nành. Không nên ăn sữa chua nếp cẩm, uống thuốc cùng lúc vì nó có thể làm giảm tác dụng của cả hai thứ.
Tham khảo bài viết: Bị tiêu chảy ăn sữa chua được không? Những lưu ý bạn cần biết
Hy vọng bài viết của Vinamilk đã giúp bạn hiểu thêm về các công dụng của sữa chua nếp cẩm. Hãy lựa chọn, sử dụng sữa chua nếp cẩm một cách hợp lý để có một cơ thể khỏe khoắn, dồi dào năng lượng bạn nhé!
Bài viết xem thêm:
Sữa chua nếp cẩm bao nhiêu calo? Điều bạn cần biết
Cách bảo quản sữa chua nếp cẩm tự làm đúng cách
Cách làm sữa chua nếp cẩm ngon bổ rẻ tại nhà
Tài liệu tham khảo:
Wikipedia (2023) Yogurt. Available at: https://en.wikipedia.org/wiki/Yogurt (Accessed: 17 December 2023).
Wikipedia (2023) Lactobacillus bulgaricus.
Available at: https://en.wikipedia.org/wiki/Lactobacillus_delbrueckii_subsp._bulgaricus
(Accessed: 17 December 2023).
Wikipedia (2023) Probiotic.
Available at: https://en.wikipedia.org/wiki/Probiotic (Accessed: 17 December 2023).
Megan Ware, RDN, L.D. (2023) Everything you need to know about yogurt. Available at: https://www.medicalnewstoday.com/articles/295714 (Accessed: 17 December 2023).
The Editors of Encyclopædia Britannica (not date) Science & Tech. Available at: https://www.britannica.com/science/sheathed-bacteria (Accessed: 17 December 2023).
WebMD (note date) Yogurt - Uses, Side Effects, and More.
Available at: https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-829/yogurt (Accessed: 17 December 2023).