Đơn vị:

[TRỌN BỘ] Thuật ngữ hóa tiếng anh có hình minh họa

Thuật ngữ hóa tiếng anh là những từ ngữ, cụm từ được sử dụng trong lĩnh vực hóa học để mô tả các khái niệm, hiện tượng, quá trình, chất hóa học,…

Thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành hóa có thể được chia thành nhiều nhóm khác nhau, dựa trên các lĩnh vực chuyên môn của hóa học, chẳng hạn như:

Hóa vô cơ Inorganic Chemistry Hóa hữu cơ Organic Chemistry Hóa phân tích Analytical Chemistry Hóa lý Physical Chemistry Hóa sinh Biochemistry Hóa dược Medicinal chemistry

Chemistry là gì?

Từ “chemistry” trong tiếng Anh có nghĩa là “hóa học“. Nó là môn học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự thay đổi của vật chất.

Các thuật ngữ hóa tiếng anh cơ bản

Trước khi đi sâu vào các thuật ngữ được phân theo nhóm hóa vô cơ, hóa hữu cơ, … thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu các thuật ngữ tiếng anh hóa học cơ bản mà mọi người thường gặp như:

TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH Nguyên tử Atom Electron Electron Proton Proton Nơtron Neutron Hạt nhân nguyên tử Nucleus Nguyên tố Element Phân tử Molecule Liên kết hóa học Chemical bond Hợp chất Compound Dung dịch Solution Dung môi Solvent Chất tan Solute Tính axit - bazơ Acidity-basicity Phản ứng hóa học Chemical reaction Dị hóa / phân hủy Decomposition Tổng hợp Synthesis Kết tủa Precipitate Hóa trị Valence Hóa chất Chemical substance Cân bằng hóa học Chemical balance

Các thuật ngữ hóa tiếng anh cơ bản

Nguyên tố hóa học

Nguyên tố hóa học là chất không thể phân chia thành các chất đơn giản hơn bằng các phản ứng hóa học thông thường. Tên gọi tiếng anh cho từng nguyên tố hóa học bạn có thể tìm thấy trong nội dung bảng tuần hoàn bên dưới cùng của bài.

Dưới đây là một số thuật ngữ cho dãy nguyên tố hóa học bằng tiếng anh xuất hiện trong bảng tuần hoàn:

TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH Nguyên tố đơn giản / Hạt sơ cấp Elementary particle Nguyên tố hóa học Chemical element Kim loại Metal Kim loại kiềm Alkali metal Kim loại kiềm thổ Alkaline earth metal Kim loại chuyển tiếp Transition metal Kim loại hậu chuyển tiếp Post-transition metal Á kim Metalloid Phi kim Nonmetal Khí hiếm Noble gases Đất hiếm Rare-earth element Lantan Lanthanide / Lanthanoid Actini Actinide / Actinoid Nguyên tố nhóm chính Main group element Nguyên tố nhóm phụ Transition element Nguyên tố phóng xạ Radioactive element

Phân tử hóa học

Phân tử là hạt đại diện cho một chất hóa học. Phân tử được cấu tạo bởi các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết hóa học.

TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH Phân tử đơn Monatomic molecule Phân tử đa nguyên tử Polyatomic molecule Phân tử cộng hóa trị Covalent molecule Phân tử ion Ionic molecule Phân tử ngưng tụ Condensed molecule

Ví dụ: phân tử nước (H2O), phân tử oxy (O2), phân tử cacbon đioxit (CO2),…

Liên kết hóa học

Liên kết hóa học là lực hút giữa các nguyên tử trong phân tử. Có nhiều loại liên kết hóa học khác nhau, bao gồm liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, liên kết kim loại.

TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH Liên kết ion Ionic bond / Ionic bonding Liên kết cộng hóa trị Covalent bond Liên kết kim loại Metallic bond Liên kết hydro Hydrogen bond Liên kết Van der Waals Van der Waals bond

Liên kết hóa học bằng tiếng anh

Tính axit - bazơ

Tính axit là khả năng nhường proton. Tính bazơ là khả năng nhận proton.

TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH Axit Acid Bazơ Base Tính axit Acidity Tính bazơ Basicity Dung dịch axit Acid solution Dung dịch bazơ Basic solution

Oxy hóa - khử

Oxy hóa là quá trình nhường electron. Khử là quá trình nhận electron.

TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH Oxy hóa Oxidation Khử Reduction Số oxi hóa Oxidation state Chất oxy hóa Oxidizing agent Chất khử Reducing agent

Dung dịch

Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của hai hoặc nhiều chất (giữa dung môi và chất tan).

TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH Dung dịch đồng nhất Homogeneous solution Dung dịch không đồng nhất Heterogeneous solution Dung dịch bão hòa Saturated solution Dung dịch chưa bão hòa Unsaturated solution Dung dịch quá bão hòa Supersaturated solution

Ví dụ: Nước là dung môi của đường, muối, .… .

Hợp chất

Hợp chất là chất được tạo thành từ hai hoặc nhiều nguyên tố hóa học.

  • Hợp chất đơn giản: Simple compound
  • Hợp chất phức tạp: Complex compound
  • Hợp chất vô cơ: Inorganic compound
  • Hợp chất hữu cơ: Organic compound

Một số ví dụ về các hợp chất vô cơ bao gồm nước (H2O), muối (NaCl), oxit kim loại (ví dụ: oxi của sắt - Fe2O3), axit (ví dụ: axit sunfuric - H2SO4), và chất phân tán (ví dụ: bụi mịn trong khói).

Hỗn hợp

Hỗn hợp là chất được tạo thành từ hai hoặc nhiều chất không kết hợp với nhau.

  • Hỗn hợp lỏng: Liquid mixture
  • Hỗn hợp rắn: Solid mixture
  • Hỗn hợp khí: Gaseous mixture
  • Hỗn hợp đồng nhất: Homogeneous mixture
  • Hỗn hợp không đồng nhất: Heterogeneous mixture

Tính chất vật lý và hóa học

TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH Trạng thái State Khí Gas Lỏng Liquid Rắn Solid Màu sắc Color Mùi Odor Vị Taste Độ tan Solubility Nhiệt độ nóng chảy Melting point Nhiệt độ sôi Boiling point Độ dẫn điện Electrical conductivity Độ dẫn nhiệt Thermal conductivity

Dụng cụ thí nghiệm hóa học

Trong lĩnh vực hóa học, có rất nhiều dụng cụ thí nghiệm được sử dụng để tiến hành các phân tích và thử nghiệm. Dưới đây là danh sách các tên gọi tiếng Anh của một số dụng cụ thí nghiệm hóa học phổ biến:

TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT Burette Buret Pipette Pipet Dropper Ống nhỏ giọt Syringe Ống tiêm

Dụng cụ thí nghiệm hóa học bằng tiếng anh

Note: Phòng thí nghiệm tiếng Anh được gọi là “laboratory” hoặc “lab” trong tiếng Anh. Đây là nơi các nhà khoa học, sinh viên và các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học thực hiện các thí nghiệm và nghiên cứu.

TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT Petri Dish Đĩa Petri Mortar & Pestle Cối và chày Watch glass Kính đồng hồ Evaporating Dish Đĩa bay hơi Spatula Thìa Crucible tongs Kẹp nồi Forceps Cái kẹp

Dụng cụ thí nghiệm hóa học bằng tiếng anh

TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT Weigh Boat Thuyền cân Scale Cái cân pH Meter Máy đo độ pH Thermometer Nhiệt kế Graduated cylinder / Measuring cylinder Ống đong / ống chia độ Funnel Phễu Wash bottle Bình xịt rửa

Dụng cụ thí nghiệm hóa học bằng tiếng anh

Note: Thí nghiệm tiếng Anh được gọi là “experiment“. Thí nghiệm thường bao gồm việc thiết lập điều kiện, thực hiện các bước và quan sát kết quả để rút ra kết luận.

TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT Shower & Eyewash Vòi tắm khẩn cấp & vòi rửa mắt Microscope Kính hiển vi Magnifying glass Kính lúp Laboratory coat Áo khoác phòng thí nghiệm Safety gloves Găng tay bảo hộ Safety goggles Kính bảo hộ PPE (Personal Protective Equipment) Thiết bị bảo hộ cá nhân

Thiết bị bảo hộ phòng thí nghiệm bằng tiếng anh

TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT Desiccator Bình hút ẩm Test tube Ống nghiệm Beaker Cốc thủy tinh Conical flask / Erlenmeyer flask Bình nón / Bình chóp / Bình tam giác Round-bottom flask Bình cầu đáy tròn Florence flask Bình cầu cổ cao Volumetric Flask Bình định mức

Tiếng anh các dụng cụ phòng thí nghiệm hóa

Note: Bình định mức trong tiếng Anh được gọi là “Volumetric Flask“. Đây là một loại dụng cụ thí nghiệm được sử dụng để đo và định mức chính xác các lượng chất lỏng.

TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT Retort Flask Bình lọc hút chân không Distilling Flasks Bình chưng cất Two-neck round-bottom flask Bình cầu đáy tròn 2 cổ Three-neck round-bottom flask Bình cầu đáy tròn 3 cổ

Tiếng anh các dụng cụ phòng thí nghiệm hóa

Note: Dụng cụ thí nghiệm tiếng Anh được gọi là “laboratory equipment” hoặc “experimental apparatus“. Các dụng cụ thí nghiệm bao gồm bình chứa, ống nghiệm, pipet, cân, nhiệt kế và nhiều loại thiết bị khác tùy thuộc vào mục đích và phạm vi của thí nghiệm.

TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT Melting-point apparatus Thiết bị đo điểm nóng chảy Hot plate Bếp điện Centrifuge Máy ly tâm Colorimeter Máy so màu / máy đo màu Spectrophotometer Máy quang phổ Magnetic Stirrer Máy khuấy từ / máy trộn từ tính Separatory funnel Phễu chiết

Tiếng anh chuyên ngành hóa học cho các dụng cụ phòng thí nghiệm

TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT Ring stand Giá đỡ Test tube rack Giá đỡ ống nghiệm Reflux apparatus Thiết bị ngưng tụ hồi lưu Vacuum filtration apparatus Thiết bị lọc chân không Distillation Apparatus Thiết bị chưng cất Bunsen burner Đèn đốt Bunsen Alcohol burner / Alcohol lamp Đèn cồn

Tiếng anh các dụng cụ phòng thí nghiệm hóa

Các khái niệm khác

Một số thuật ngữ hóa tiếng anh khác:

TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH Sơ đồ cấu trúc nguyên tử Atomic structure diagram Số thứ tự nguyên tử Atomic number Khối lượng nguyên tử Atomic mass Bán kính nguyên tử Atomic radius Độ âm điện Electronegativity Chu kỳ bán rã Half-life Độ phóng xạ Radioactivity Chu kỳ hóa học Periodic table Nhóm hóa học Chemical group Phân nhóm hóa học Chemical subgroup

Hóa vô cơ

Hóa vô cơ (Inorganic Chemistry) là một phần của ngành hóa học tập trung vào nghiên cứu về các hợp chất không chứa cacbon hoặc các hợp chất có mặt của các nguyên tố khác nhau ngoại trừ cacbon. Các hợp chất vô cơ bao gồm các nguyên tố hóa học như kim loại, phi kim, ion và phân tử không có liên kết cacbon-hydro.

Dưới đây là các phản ứng hóa học thường gặp trong hóa vô cơ bằng tiếng anh:

TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH Phản ứng thuận nghịch Reversible reaction Phản ứng không thuận nghịch Irreversible reaction Phản ứng đơn giản Simple reaction Phản ứng phức tạp Complex reaction Phản ứng tỏa nhiệt Exothermic reaction Phản ứng thu nhiệt Endothermic process Phản ứng trao đổi Exchange reaction Phản ứng trung hòa Neutralization reaction

Hóa vô cơ đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm công nghệ hóa chất, công nghệ vật liệu, công nghệ môi trường, khoa học đất đai, hóa sinh, và nhiều lĩnh vực công nghiệp khác.

Tên gọi một số ion đa nguyên tử vô cơ bằng tiếng Anh

Tên gọi một số ion đa nguyên tử vô cơ bằng tiếng Anh

Trên đây chỉ là một số từ vựng tiếng anh chuyên ngành hóa học thuộc nhóm hóa vô cơ thường gặp. Để nắm vững các thuật ngữ hóa tiếng anh này, bạn cần học tập và nghiên cứu kỹ lưỡng.

Hóa hữu cơ

Hóa hữu cơ (Organic Chemistry) là một phần của ngành hóa học tập trung vào nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ, tức là các hợp chất chứa các nguyên tố cacbon. Các nguyên tố này bao gồm cacbon (C), hydro (H), oxy (O), nitơ (N), lưu huỳnh (S), phospho (P) và nhiều nguyên tố khác. Các hợp chất hữu cơ có thể tồn tại dưới dạng các phân tử đơn, phân tử phức tạp hoặc các hợp chất lớn hơn như polymer.

Dưới đây là một số từ vựng tiếng anh chuyên ngành hóa hữu cơ phổ biến:

Cấu trúc phân tử

Thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành hóa về cấu trúc phân tử và các chức năng trong hóa hữu cơ.

TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH Chuỗi carbon Carbon chain Liên kết đơn Single bond Liên kết đôi Double bond Liên kết ba Triple bond Chức năng carbon Carbon function Chức năng hydro Hydrogen function Chức năng nhóm Group function Cấu trúc phân tử Molecular structure Cấu trúc tinh thể Crystalline structure

Phản ứng hóa học hữu cơ

TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH Phản ứng tổng hợp Synthesis reaction Phản ứng trùng hợp Polymerization reaction Phản ứng trùng ngưng Condensation reaction Phản ứng phân hủy Decomposition reaction Phản ứng tách Elimination reaction Phản ứng oxi hóa - khử Oxidation-reduction reaction Phản ứng thế Substitution reaction Phản ứng cộng Addition reaction

Tên gọi các phản ứng hóa học bằng tiếng anh

Các nhóm chức phổ biến trong hóa hữu cơ

  • Hydrocacbon (hydrocarbon)
  • Halogen cacbon (haloalkane)
  • Ankan (alkane)
  • Anken (alkene)
  • Ankin (alkyne)
  • Este (ester)
  • Ether (ether)
  • Ancol (alcohol)
  • Phenol (phenol)
  • Acid carboxylic (carboxylic acid)
  • Amin (amine)
  • Amide (amide)
  • Protein (protein)
  • Axit amin (amino acid)
  • Carbohydrate (carbohydrate)
  • Chất béo (lipid)
  • Nucleotit (nucleotide)
  • DNA (deoxyribonucleic acid)
  • RNA (ribonucleic acid)

Tên gọi một số ion đa nguyên tử hữu cơ bằng tiếng Anh

Tên gọi một số ion đa nguyên tử hữu cơ bằng tiếng Anh

Các loại hợp chất hữu cơ

Dựa vào các nhóm chức có trong phân tử, hợp chất hữu cơ có thể chia thành 3 loại là:

  • Hợp chất hữu cơ đơn chức: Monofunctional organic compound
  • Hợp chất hữu cơ đa chức: Polyfunctional organic compound
  • Hợp chất hữu cơ tạp chức: Heterofunctional compound / Miscellaneous compounds

Dựa vào mạch cacbon của phân tử, hợp chất hữu cơ có thể chia thành 2 loại là:

  • Hợp chất mạch vòng: Cyclic compound
  • Hợp chất mạch hở: Acyclic compound

Một số tên gọi tiếng anh chuyên ngành hóa học cho hợp chất hữu cơ khác:

  • Hợp chất thơm: Aromatic compounds
  • Hợp chất không vòng: Aliphatic compound

Đây chỉ là một số thuật ngữ chuyên ngành hóa học thuộc nhóm hóa hữu cơ thường gặp. Để nắm vững các thuật ngữ này, bạn cần học tập và nghiên cứu kỹ lưỡng.

Bảng tuần hoàn hóa học bằng tiếng anh

Bảng tuần hoàn hóa học tiếng Anh là Periodic table (hoặc Chemical periodic table), nó còn được gọi với tên đầy đủ là Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (The Periodic Table of Elements) hoặc Bảng tuần hoàn Mendeleev, là một bảng sắp xếp các nguyên tố hóa học theo thứ tự tăng dần của số nguyên tử.

Bảng tuần hoàn hóa học bằng tiếng anh

Màu sắc dùng để phân biệt các nhóm nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn hóa học bằng tiếng anh bên dưới.

Kim loại

Phi kim

Kim loại chuyển tiếp

Khí hiếm

Bảng nguyên tố hóa học bằng tiếng anh

Như vậy, bảng tuần hoàn hóa học hiện nay có 118 nguyên tố, bao gồm 92 nguyên tố tự nhiên và 26 nguyên tố nhân tạo.

Lưu ý:

  • Tên các nguyên tố hóa học bằng tiếng anh từ 57 đến 71 là các “lantan” (lanthanides), thường được đặt ở dạng dòng riêng dưới bảng chính.
  • Tên các nguyên tố hóa học bằng tiếng anh từ 89 đến 103 là các “aktin” (actinides), cũng được đặt ở dạng dòng riêng dưới bảng chính.

Hy vọng bảng tuần hoàn hóa học bằng tiếng Anh này sẽ hữu ích cho bạn!

QTeens gửi bạn thêm một số thiết kế khác cho bảng tuần hoàn hóa học bằng tiếng anh nhé! Bạn thích mẫu nào thì có thể download hình về máy nha!

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học bằng tiếng anh mẫu số 01

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học bằng tiếng anh mẫu số 01

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học bằng tiếng anh mẫu số 02

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học bằng tiếng anh mẫu số 02

Kết luận

Hóa học là một môn học quan trọng có tác động sâu sắc đến cuộc sống của chúng ta. Nó là nền tảng cho nhiều lĩnh vực khác nhau, từ y học đến công nghiệp. Do đó, việc nắm vững các thuật ngữ hóa tiếng anh là rất quan trọng đối với các học sinh, sinh viên, kỹ sư, nhà khoa học,… làm việc trong lĩnh vực hóa học.

Xem thêm: [TRỌN BỘ] Thuật ngữ Toán tiếng Anh có ví dụ minh họa.

QTeens - Chương trình tiếng anh cho thiếu niên được hỗ trợ bởi ban Giáo sư Úc.