Khoảng 4,6% trẻ em và 30,9% người lớn trên toàn cầu bị viễn thị [1] . Vậy nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và phòng ngừa mắt viễn thị như thế nào?
Viễn thị (Hyperopia) là bệnh mắt phổ biến, nhìn cận cảnh bị mờ. Người bệnh bị viễn thị thường sẽ dễ dàng nhìn thấy các vật ở xa hơn (ít nhất 6 mét hoặc gần 20 bước) nhưng lại khó khăn khi nhìn những vật ở gần. Người bị viễn thị nặng có thể bị mờ khi nhìn sự vật xung quanh, dù ở mọi khoảng cách.
Viễn thị có xu hướng di truyền trong gia đình. Bác sĩ có thể giúp người bệnh khắc phục tình trạng bằng cách đo và cho sử dụng loại kính mắt phù hợp, kính áp tròng hoặc phẫu thuật.
Để nhìn rõ, các tia sáng phải đi qua phía trước mắt (giác mạc và thủy tinh thể). Sau đó, giác mạc và thủy tinh thể phối hợp với nhau để đưa ánh sáng vào võng mạc (lớp sau của mắt). Võng mạc sẽ gửi tín hiệu đến não cho phép con người nhìn thấy.
Thế nhưng, với người bị viễn thị, ánh sáng khi vào mắt sẽ chiếu phía sau võng mạc thay vì vào đúng võng mạc. Điều này làm các tia sáng tập trung phía sau võng mạc hay nói cách khác các vật thể ở xa thấy rõ còn ở gần lại mờ.
Hầu hết trẻ em bị viễn thị nhưng mắt không mờ. Với tật viễn thị nhẹ, đa số trẻ nhìn rõ cả xa gần. Khi lớn lên, mắt sẽ phát triển và tật viễn thị nhẹ sẽ giảm bớt hoặc khỏi hẳn.
Có nhiều yếu tố dẫn đến mắt viễn thị và di truyền chỉ là một phần. Nếu cha mẹ bị viễn thị, con cái cũng có nguy cơ bị viễn thị. Nhưng cha mẹ không bị viễn thị, con vẫn có khả năng bị viễn thị. Nguyên nhân viễn thị phổ biến ở mắt gồm:
Giác mạc là lớp trong suốt bên ngoài mắt có tác dụng uốn cong ánh sáng đi vào mắt và giúp tiếp cận võng mạc - một lớp mô mỏng ở phía sau mắt. Giác mạc hơi cong sẽ bẻ cong ánh sáng đi vào mắt ở một góc phù hợp để chạm tới võng mạc.
Nhưng nếu giác mạc quá phẳng hoặc khoảng cách giữa mắt trước và mắt sau quá ngắn sẽ mất cân bằng. Kết quả là ánh sáng đi vào mắt nhưng không chạm tới mục tiêu của võng mạc.Các tia sáng không được hội tụ mà nằm sau võng mạc, làm cho các đối tượng ở gần trông mờ. Đôi khi, các bộ phận khác của mắt có thể điều chỉnh để giúp nhìn rõ nhưng với mức độ viễn thị cao hơn, mắt cần sự trợ giúp của kính hoặc các phương pháp khác để tập trung.
Người bệnh viễn thị có thể không nhận thấy vấn đề gì về tầm nhìn của mình. Nhưng nếu cơ mắt cần làm việc nhiều hơn để người bệnh nhìn thấy được sẽ xuất hiện các triệu chứng viễn thị ở mắt như:
Viễn thị có thể chữa được thông qua phẫu thuật giúp thay đổi hình dạng giác mạc hoặc hình dạng thủy tinh thể để chuyển hướng ánh sáng tới võng mạc. [2]
Kính mắt và kính áp tròng cũng có tác dụng điều chỉnh thị lực mà không cần phẫu thuật. LASIK cung cấp một giải pháp lâu dài cho chứng viễn thị vì thị lực sẽ chỉ được điều chỉnh miễn là đeo kính hoặc kính áp tròng.
Mắt viễn thị được chẩn đoán bằng khám mắt cơ bản bao gồm:
Các thấu kính trong kính đeo mắt giúp điều chỉnh viễn thị bằng cách thay đổi cách ánh sáng tập trung vào võng mạc. Điều này giúp cải thiện tầm nhìn do viễn thị gây ra. Các loại tròng mắt rất đa dạng bao gồm một tròng, hai tròng, ba tròng và đa tròng lũy tiến. Mức độ viễn thị quyết định loại tròng kính người bệnh cần và tần suất nên đeo. [3]
Kính áp tròng hoạt động giống như kính đeo mắt. Kính sẽ chỉnh ánh sáng bị bẻ cong khi đi vào mắt. Nhưng các điểm tiếp xúc nhỏ hơn các thấu kính trong kính và nằm ngay trên bề mặt nhãn cầu. Kính có nhiều loại vật liệu và kiểu dáng gồm mềm và cứng, thấm khí kết hợp thiết kế hình cầu, hình xuyến, đa tiêu cự và một góc. Kính áp tròng an toàn, thoải mái và thuận tiện nhưng có thể gây khô mắt và nhiễm trùng mắt.
Những phương pháp phẫu thuật này điều chỉnh tật viễn thị bằng cách định hình lại độ cong của giác mạc. Các phương pháp phẫu thuật gồm [4]:
Không có cách nào để ngăn viễn thị, người bệnh cần thăm khám mắt định kỳ để bác sĩ kịp thời điều trị.
Tuy nhiên, một số thói quen sinh hoạt có thể giúp giữ cho đôi mắt khỏe mạnh như:
Đôi mắt dần già đi là điều bình thường. Người bệnh trên 40 tuổi bị viễn thị thường cần đeo kính đọc sách sớm hơn. Cuối cùng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để thăm khám chọn kính mắt hoặc kính áp tròng phù hợp để người bệnh có thể nhìn rõ hơn. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh với bác sĩ chuyên khoa Mắt giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao giúp quá trình khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp cho người bệnh.
Viễn thị là tình trạng nhìn rõ những vật ở xa hơn ở gần. Thông qua bài này, mong rằng người bệnh hiểu hơn về mắt viễn thị. Người bệnh biết được nguyên nhân, dấu hiệu, cách chẩn đoán và đề phòng bệnh đối với đôi mắt của mình.
Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/cach-khac-phuc-vien-thi-a10330.html