Cách tính định lượng giấy cụ thể, chính xác cho những ai chưa biết
Khi in ấn người ta rất quan tâm đến định lượng giấy và rất nhiều người hỏi định lượng giấy là gì? Bởi chúng tác động đến rất nhiều yếu tố như:
Nếu định lượng giấy quá lớn chúng sẽ gây nặng nề cho bản in và không thích hợp cho một vài tiêu chí in khác.
Nếu định lượng giấy quá nhỏ, chúng thường không đáp ứng các yêu cầu về độ cứng, bởi khi giấy quá mỏng chúng cũng trở nên mềm hơn.
Tuy nhiên, các ký hiệu này dường như được lược bỏ bởi các phong cách ngôn ngữ nói hằng ngày, người ta chỉ đọc những chỉ số trước của chúng, ví dụ: định lượng giấy là 100 gsm người ta chỉ đọc chúng là định lượng giấy 100.
Lưu ý: Khối lượng khác với định lượng, định lượng khác với trọng lượng.
Cách tính định lượng giấy: Khối lượng (gam)/ diện tích (m2).
Định lượng giấy A4 là 70gsm với diện tích 0.21x 0.279 = 0.05859 (m2)
Xem thêm:
Báo giá in màu a4 tại tphcm So sánh chất liệu in pp với decal và ứng dụng của từng loại
2. Các định lượng giấy phổ biến
Thị trường hiện nay có các loại giấy như: Giấy Ford, Couche, Bristol, Duplex, Crystal, Kraft,… Tùy theo mục đích sử dụng mà khách hàng có thể chọn cho mình định lượng giấy phù hợp để in ấn. Dưới đây là những mức định lượng phổ biến và ứng dụng:
Từ 35gsm đến 55gsm: Đây là một trong những định lượng giấy khá mỏng, chúng rất mềm và chữ có thể nhìn thấy được ở mặt sau, chi phí giấy cũng rất rẻ và chỉ được dùng để in báo hoặc in tờ rơi giá rẻ cỡ nhỏ.
Từ 90gsm đến 100gsm: Định lượng giấy này vừa đủ khi bạn muốn in những ấn phẩm cho người dùng dễ đọc và chúng có độ cứng dày vừa phải, ấn phẩm không quá nặng đồng thời có thể đóng thành tập mà không quá dày. Thông thường người ta hay sử dụng định lượng giấy này cho phong bì, catalog….
Từ 120gsm đến 140gsm: Với định lượng giấy này, chúng có độ cứng cao, rất phù hợp cho những ấn phẩm in quảng cáo ngoài trời hay bìa sách hoặc những ấn phẩm yêu cầu có độ cứng cao. Tuy nhiên thường gặp nhất chính là các ấn phẩm quảng cáo ngoài trời, bởi với độ cứng của chúng, chúng có thể sử dụng được lâu.
Từ 210gsm đến 300gsm: Với định lượng giấy này, chúng rất dày và có độ cứng rất cao, bạn có thể sử dụng chúng để làm hộp giấy, bao bì sản phẩm chứ ít được sử dụng làm Catalog hay tờ rơi, hoặc chúng có thể sử dụng để in các quảng cáo ngoài trời.
Từ 350gsm đến 400gsm: Đây là một trong những loại giấy có độ dày và cứng nhất, kéo theo đó là trọng lượng cũng khá lớn.
Tuy nhiên chúng lại có thể giúp chịu lực tốt nên chúng được sử dụng để làm thùng giấy hộp giấy… chúng có thể giúp bảo quản sản phẩm khá tốt và bạn có thể in ấn thông in bên ngoài.
Tham khảo
Dịch vụ in offset giá rẻ Các kích thước các khổ giấy in phổ biến
3. Bảng tra định lượng giấy (bổ sung)
Dựa theo độ dày của ta có được bảng tra định lượng giấy như sau:
Ghi chú:
Ví dụ giấy được ký hiệu là D500 (2S)
D là kí hiệu tên loại giấy. Trong ví dụ là giấy Duplex
500 là định lượng giấy. Theo đó, giấy GSM có định lượng là 500, tức là 1m2 giấy sẽ có cân nặng là 500gram.
2S là số mặt được phủ. Trong bảng là giấy được phủ 2 mặt.
Tóm lại D500(2S) được hiểu là giấy Duplex nặng 500gram/1m2 và được phủ 2 mặt.
Với những thông tin trên, chúng tôi mong rằng đã giúp cho bạn giải đáp được câu hỏi định lượng giấy là gì? Để bạn có những quyết định tốt nhất trong việc lựa chọn phù hợp cho bản thân.
Xem thêm:
Tìm hiểu về in kỹ thuật in offsetIn chất liệu pp ứng dụng in ấn phẩm nào ? Công nghệ in kỹ thuật số