BỆNH VIỆN LÊ VĂN VIỆT

Nước ta có nhiều loại ong, các loại ong thường gây nhiễm độc là ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật và một số ong chưa rõ loại ở các vùng rừng núi. Các loại ong vò vẽ, ong bắp cày và một số loại ong vùng rừng núi rất độc và nguy hiểm. Không ít người đã thiệt mạng vì bị ong đốt, nhiều trường hợp phải nhập viện vì nọc độc gây ra.

Ong vò vẽ

Gần đây nhất là trường hợp của cô gái 28 tuổi bị ong vò vẽ đốt 70 nốt khắp cơ thể, sốc phản vệ nặng, khó thở, tức ngực, môi chi tím tái.

Bệnh nhân được đưa vào Trung tâm Y tế Tiên Yên cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, phản ứng chậm, da toàn thân mẩn đỏ, vã mồ hôi da lạnh, huyết áp tụt. Các bác sĩ dùng thuốc vận mạch, chống sốc cứu bệnh nhân thoát cơn nguy kịch.

Sau khi hồi sức, bệnh nhân được chuyển sang khoa Hồi sức tích cực - Chống độc điều trị tiếp. Ngày 19/9, sau một tuần điều trị, sức khỏe bệnh nhân đã tạm ổn định.

ác sĩ kiểm tra các vết ong đốt trên cánh tay bệnh nhân.

Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Theo các bác sĩ, nọc của ong vò vẽ rất độc và nguy hiểm, có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ, tan máu, vỡ hồng cầu, rối loạn đông máu, tổn thương cơ, tổn thương thận nặng... Nếu không xử trí kịp thời, nạn nhân rất dễ nguy hiểm đến tính mạng.

Trường hợp bị ong đốt 1-2 nốt, có thể bình tĩnh sơ cứu và lấy nọc độc bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp gắp từng vòi chích của ong ra (đối với loại ong để lại kim trên da sau khi chích người). Nạn nhân theo dõi sức khỏe tại nhà, khi có những dấu hiệu bất thường cần tới bệnh viện, tránh biến chứng nguy hiểm.

Trường hợp bị ong vò vẽ đốt 5-10 nốt trở lên, hoặc chỉ vài nốt nhưng có dấu hiệu nặng như sưng đau, cảm giác khó chịu, mệt mỏi, hay bị đốt ở đầu, mặt cổ... nạn nhân nên vào bệnh viện càng sớm càng tốt để cấp cứu kịp thời.

Ong đốt

Cần làm gì khi bị ong đốt

1.Các việc cần làm khi bị Ong đốt:

• Lập tức nhổ ngay kim chích (nếu có). Bình tĩnh và thận trọng dùng một vật nhọn như mũi dao, đầu kim… để khều kim chích ra. Tuyệt đối không dùng tay nặn để lấy kim, túi độc vì sẽ tạo điều kiện cho nọc độc lan tỏa và thấm sâu hơn vào cơ thể.

• Rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng, sau đó đắp khăn lạnh hay túi chườm nước đá lên vùng sưng nề trong khoảng 15-20 phút để làm giảm đau. Không nên đắp trực tiếp nước đá lên chỗ ong đốt.

• Bôi dung dịch calamin (thường bôi lên vết bỏng để làm dịu đau) hoặc hồ bột natri lên vết thương, có tác dụng trung hòa và thấm hút nọc độc. Băng che kín phần vết thương.

• Nạn nhân nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan chuyển sang nơi khác; phần bị chích nên để ở vị trí thấp hơn tim. Bó nẹp tay hoặc chân để tránh sự lay động khi di chuyển đến bệnh viện. Nếu cần thiết, có thể tiêm huyết thanh chống độc.

2. Cách đối phó với đàn Ong:

• Nọc ong được chứa trong 2 tuyến nọc dẫn vào một kim chích sau đít ong. Tuyến bên trái chứa chất kiềm lỏng, tuyến bên phải chứa chất toan lỏng (acid). Nọc ong có thành phần chính là protein kèm theo men xâm nhập, men tiêu huyết, tiêu tế bào, các chất gây dị ứng và acetylcholine… Tùy theo loài ong mà nọc sẽ độc ít hay nhiều. Có loại gây chết người chỉ với trên dưới 10 vết chích như ong vò vẽ, ong đất; nhưng cũng có loại gần như không độc (ong mật).

• Khi bị ong tấn công, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh, trước tiên cần che vùng đầu để không bị đốt, tiếp đến tìm cách dùng tay bới đất cát vung lên cao để xua đuổi chúng bay đi chỗ khác (không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, ong sẽ càng bu lại tấn công). Sau đó, sơ cứu vết thương như hướng dẫn bên trên và chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ theo dõi điều trị.

Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/bi-ong-vo-ve-dot-a15396.html