Tứ bất tượng là gì? Cùng tìm hiểu ý nghĩa phong thủy của tứ bất tượng

Theo quan niệm, Long - Lân - Quy - Phụng chính là 4 linh vật phong thủy đem lại may mắn và tiền tài. Hãy cùng Mogi tìm hiểu về tứ bất tượng cũng như ý nghĩa của tứ bất tượng trong đời sống dân gian nhé!

tư bất tượng
Bốn linh vật mang lại may mắn và tài lộc

Người ta cho rằng, tứ bất tượng được khởi thủy từ thời Trung Hoa cổ đại. Chúng được tạo thành do linh khí của buổi sơ khai tụ lại. Tứ Bất Tượng là thú cưỡi của Nguyên Thuỷ Thiên Tôn. Đây là một vị thần quyền lực, cho nên Tứ Bất Tượng chắc chắn cũng có địa vị và pháp lực lớn.

Mặt khác, tứ bất tượng đại diện cho 4 phương: Đông - Tây - Nam - Bắc. Cũng như đại diện cho bốn mùa trong năm Xuân - Hạ - Thu - Đông. Bên cạnh đó, theo truyền thuyết của Châu u thì tứ tượng còn ứng 4 nhân tố: Gió - Đất - Nước - Lửa.

Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về bốn Thánh Thú: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ

>>>Xem thêm: Bỏ túi cách tính mệnh theo năm sinh đơn giản, nhanh chóng

Thánh Thú Thanh Long

Thánh thú Thanh Long thời cổ đại còn được gọi Thương Long. Theo quan niệm xưa, Thannh Long liên quan tới âm dương, triết học và phong thuỷ. Với hình tượng là con rồng màu xanh. Màu sắc này tương ứng với hành Mộc ở phương Đông. Chính bởi vậy mà Thanh Long cũng đại diện cho mùa xuân trong 4 mùa của năm

Thánh Thú Bạch Hổ

Thánh thú Bạch Hổ lmang hình tượng là con hổ màu trắng. Đây là màu sắc đại diện cho hành Kim ở phương Tây. Trong 4 mùa của năm thì Bạch Hổ tương ứng với mùa thu. Còn trong thiên văn học, Bạch Hổ được mô tả với 7 chòm sao phương Tây bao gồm:

1.Chòm sao: Khuê Mộc Lang (Khuê)2.Chòm sao: Lâu Kim Cẩu (Lâu)3.Chòm sao: Vị Thổ Trệ (Vị)4.Chòm sao: Mão Nhật Kê (Mão)5.Chòm sao: Tất Nguyệt Ô (Tất)6.Chòm sao: Chủy Hỏa Hầu (Chủy)7.Chòm sao: Sâm Thủy Viên (Sâm)

Thánh Thú Huyền Vũ

Thánh Thú Huyền Vũ còn có một số tên gọi khác: Bắc đế Chân Võ đế quân, Chân Võ đại đế, Hắc đế hay Đãng Ma Thiên Tôn. Theo quan niệm, Huyền Vũ là vị thần linh quan trọng của Đạo giáo. Hình tượng của Huyền Vũ là con rắn quấn quành con rùa. Màu sắc đại diện là màu đen ứng với hành Thuỷ trong phương Bắc. Và mùa tượng trưng trong 4 mùa của Huyền Vũ chính là mùa đông

Thánh thú Chu Tước

Thánh thú Chu Tước là 1 trong 4 thần thú linh thiêng của thiên văn học Trung Quốc. Trong dân gian, vị thần linh này còn có tên là Chu Điểu. Hình tượng của Chu Tước là con chim sẻ màu đỏ . Và màu đỏ này đại diện cho hành Hoả ở Phương Nam. Chính vì vậy mùa hạ là mùa tương ứng của Chu Tước

Tứ bất tượng là con gì? Bốn linh vật phong thủy

Trong phong thủy, Rồng được coi là vị thần giúp mùa màng tốt tươi. Dân gian tin rằng nếu thấy hình ảnh rồng trên trời sẽ báo hiệu một năm mưa thuận gió hòa. Quan niện cũng cho rằng, những vùng đất có long mạch vượng sẽ đem đến những phước bàu cho con cháu hậu thế.

Mật khác, linh vật Rồng là biểu tượng của quyền uy. Nó sẽ giúp người sử dụng thăng tiến trong sự nghiệp. Những người làm chính trị, muốn củng cố địa vị của mình trong sự nghiệp thường sở hữu linh vật Rồng

>>>Xem thêm: Mượn tuổi làm nhà và 5 kiêng kị bạn cần phải biết!

Lân (Ly) - Linh vật tứ bất tượng biểu trưng cho sự nhân từ, thái bình, thịnh vượng

Lân là linh vật thứ hai của tứ bất tượng. Lân là đại diện của điểm lành, tượng trưng cho sự tráng lệ, trường sinh và hạnh phúc. Lân mang những đặc trưng của một loài vật nhân từ, Theo dân gian tương truyền, khi di chuyển, lân luôn tránh giẫm đạp lên các loài sinh vật hay cỏ mềm dưới chân. Chính vì vậy, Lân được coi là mang những đặc trưng của một loài vật nhân tự. Ngoài ra, Lân còn có một tên gọi khác là Nhân Thú. Lân chỉ ăn cỏ, không ăn thịt, không làm hại sinh vật. Và đặc biệt Lân không bao giờ uống nước bẩn.

tư bất tượng
Linh vật Lân mang đến sự bình an

Khi Lân xuất hiện, chính là mang đến một điềm lành, thái bình thịnh vượng. Tuy Lân mang hình dáng kỳ dị nhưng mang ý nghĩa tâm linh rất to lớn. Trong phong thủy, linh vật này được dùng để trấn trạch. Hóa giải những thế đất xấu, hóa hung thành cát. Hình ảnh thường thấy là đôi Lân miệng há to canh giữ cửa và trấn áp mọi hung khí vào nhà

Quy - Linh vật tứ bất tượng biểu trưng cho sự trường tồn

Quy là linh vật thứ ba trong tứ bất tượng với hình tượng con rùa. Đây là linh vật duy nhất có thật trong tự nhiên. Rùa là một loài bò sát lưỡng cư có tuổi thọ cao. Chính vì vậy, nhắc đến Rùa là nói đến sự trường thọ, trường tồn, bất diệt. Chiếc mai ở dưới phẳng tượng trưng cho đất (âm). Chiếc mai trên khum khum tượng trưng cho trời (dương). Chính vì vậy, Linh vật Quy được cho rằng hợp lại bởi cả âm lẫn dương Bên cạnh đó, hình tượng con rùa cũng tượng trưng cho hạnh phúc, sức chịu đựng và phát triển.

tứ bất tượng
Linh vật Quy tượng trưng cho sự trường tồn

Linh vật Quy mang ý nghĩa cầu an khang thịnh vượng thuận lợi về tài lộc, trấn trạch. Tuy không phải là con vật của Phật giáo, nhưng rùa cũng biểu tượng cho sự trường tồn của Phật giáo. Còn trong phong thủy, Rùa kết hợp với Rắn hoặc rùa đầu rồng tạo nên một linh vật thiêng liêng.

>>>Xem thêm: Cóc vào nhà là điềm gì và ý nghĩa trong phong thủy?

Phụng (Phượng) - Linh vật tứ bất tượng biểu trưng cho sự bất tử

Phụng - Phượng Hoàng là linh vật cuối cùng trong tứ bất tử. Linh vật này được kết hợp từ những đặc điểm đẹp đẽ nhất của nhiều loài chim. Phụng mang đầu gà, cổ cao của chim hạc và bộ đuôi rực rỡ của công.

Mọi bộ phận của linh vật Phụng đều có ý nghĩa riêng. Đầu đội công lý và đức hạnh, đôi mắt tượng trưng cho mặt trời. Lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, long là cây cỏ. Chính bởi vậy, Phụng là hình tượng của thanh nhân và hạnh phúc. Nếu rồng có yếu tố Dương, biểu tượng cho vua chúa, thì phụng lại mang yếu tố âm biểu tượng cho Hoàng hậu. Phụng là linh vật linh thiêng xuất hiện trong nhiều tôn giáo khác nhau.

tứ bất tượng
Linh vật Phụng - Phượng Hoàng

Có thể thấy linh vật Phụng đại diện cho hành hoả. Trong phong thủy, đặt Phụng ở cung tài, cung danh vọng sẽ đem đến may mắn, thịnh vượng và thăng tiến cho gia chủ

>>>Xem thêm: Lễ tạ đất và 3 lễ quan trọng nhất bạn nên biết!

Tứ bất tượng của Khương Tử Nha và cách bài trí phong thủy

Các mẫu linh vật tứ bất tượng được đặt trong nhà sẽ giúp mang lại phong thủy tốt lành cho gia chủ. Mỗi loại tượng đều có những ý nghĩa đặc biệt riêng. Tứ bất tượng thường được đặt tại phòng khách, phòng làm việc hoặc văn phòng để mang lại đại cát đại lợi. Sự khác nhau về mệnh, tuổi tác cũng như phong thủy của căn nhà mà sẽ có cách đặt tượng khác nhau. Tuy vậy vẫn có những điều sau đây mà mọi người cần lưu ý

  1. Vị trí đặt tượng tốt nhất sẽ là mặt bàn cao ráo trong phòng khách hoặc phòng làm việc. Độ cao của bàn khoảng hơn 1m, ngang tầm người, tránh đặt quá cao hoặc quá thấp sẽ không thẩm mỹ.
  2. Có thể đặt tượng đối diện hoặc hơi chếch chéo với cửa chính hoặc cửa sổ. Để từ đó có thể nhìn được tượng xung quanh tổng thể.
  3. Không nên đặt tượng tại nơi thờ cúng hoặc phòng sinh hoạt cá nhân trong gia đình. Như vậy phong thủy sẽ không được thuận lợi. Điều cuối cùng là tuyệt đối không đặt tượng ở phòng có trẻ em.

Trên đây là những chia sẻ về tứ bất tượng cũng như ý nghĩa phong thủy trong đời sống dân gian. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích với bạn. Để tìm hiểu thêm về các lĩnh vực bất động sản và nhà đất bạn đừng quên theo dõi trên trang Mogi.vn nhé! Cảm ơn các bạn!

Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/tu-bat-tuong-a17076.html