Bệnh đau mắt đỏ: Dấu hiệu, nguyên nhân và lưu ý cần biết

Dịch đau mắt đỏ (viêm kết mạc) năm 2023 chủ yếu do Coxsackievirus A24, human Adenovirus 54 và 37 gây ra. 8 tháng đầu năm 2023, TP.HCM ghi nhận tới 63.309 ca bệnh đau mắt đỏ, tăng 15,38% so với cùng kỳ năm 2022. Đáng báo động khi đến 1.001 ca có biến chứng viêm giác mạc, loét giác mạc, suy giảm thị lực, bội nhiễm,…[1] Vậy dấu hiệu, nguyên nhân và các lưu ý cần biết bệnh đau mắt đỏ là gì? Hiểu được triệu chứng bệnh mắt đỏ sẽ giúp bạn nhận biết và nắm được một số cách phòng ngừa bệnh trong tình trạng bùng dịch hiện nay.

đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Bệnh đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc) là tình trạng mô trong suốt lót bề mặt bên trong mí mắt và lớp phủ bên ngoài mắt bị viêm đỏ. Người bệnh có thể bị đau mắt đỏ ở một hoặc cả hai mắt do virus, vi khuẩn, chất gây dị ứng và nhiều nguyên nhân khác gây ra.

Khi bị bệnh đau mắt đỏ, phần tròng trắng (bề mặt nhãn cầu) của người bệnh có màu hồng nhạt hoặc hơi đỏ, mí mắt sưng húp và rủ xuống. Mắt bị viêm có chất lỏng chảy ra hoặc đóng vảy trên lông mi hoặc mí mặt.

Đau mắt đỏ xảy ra ở mọi đối tượng gồm trẻ em, người trưởng thành, người già. Bệnh này xảy ra quanh năm, rất dễ lây và lan rộng thành dịch nhất vào khoảng thời gian chuyển từ mùa hè sang mùa thu.

Phân loại đau mắt đỏ

1. Đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn

Triệu chứng bệnh đau mắt đỏ có thể xảy ra kèm theo cảm lạnh hoặc các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp như đau họng. Đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn thường bắt đầu đỏ ở 1 bên mắt rồi lây sang mắt còn lại trong vòng vài ngày. Mắt bị đỏ chảy ra dịch nước, không đặc có thể làm mí mắt dính vào nhau và bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch chảy ra từ mắt của người bệnh. Đôi khi, đau mắt đỏ cũng kèm theo nhiễm trùng tai. [2]

2. Đau mắt đỏ dị ứng

Cơ thể phản ứng với các chất gây dị ứng như phấn hoa hoặc các chất gây dị ứng. Đỏ mắt do dị ứng không lây nhiễm, thường cả hai mắt đều đỏ, ngứa dữ dội, chảy nước mắt, viêm mắt và kèm theo các triệu chứng dị ứng khác như ngứa mũi, hắt hơi, ngứa họng hoặc hen suyễn.

3. Đau mắt đỏ do kích ứng

Hóa chất hoặc vật lạ vào mắt gây kích ứng, chảy nước mắt và tiết dịch nhầy. Tình trạng này thường hết khoảng trong vòng một ngày. Nếu mắt không có dấu hiệu thuyên giảm, mắt có thể vẫn còn dị vật trong mắt hoặc người bệnh bị xước giác mạc, màng che nhãn cầu (kết mạc).

bệnh đau mắt đỏ
Dịch đau mắt đỏ năm 2023 chủ yếu do Coxsackievirus A24, human Adenovirus 54 và 37 gây ra.

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ là gì?

Con đường lây bệnh mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ lây lan thông qua:

nguyên nhân đau mắt đỏ
Kính áp tròng có thể là nguồn lây bệnh đau mắt đỏ vì tiếp xúc trực tiếp với mắt.

Dấu hiệu đau mắt đỏ (viêm kết mạc) thường gặp là gì?

triệu chứng đau mắt đỏ
Dấu hiệu đau mắt đỏ do vi khuẩn sẽ tiết dịch mủ màu vàng xanh.

Những biến chứng của đau mắt đỏ bạn cần biết

Viêm kết mạc thường lành tính, ít gây biến chứng. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến giác mạc làm giảm thị lực. Hơn nữa, đau mắt đỏ có thể gây ra một số biến chứng khác nếu bệnh kéo dài hoặc điều trị không đúng cách. Với trẻ em và người lớn, bệnh gây viêm, loét giác mạc và thậm chí dẫn đến mù lòa.

Vì vậy, người bệnh hãy đến bác sĩ chuyên khoa Mắt ngay khi có dấu hiệu đau mắt đỏ hoặc các triệu chứng bất thường khác như mắt bị đỏ, đau, nhức, cộm,… để được chẩn đoán sớm và thực hiện một số biện pháp phòng ngừa nhất định hạn chế tình trạng lây bệnh.

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác

Triệu chứng đau mắt đỏ rất dễ nhầm lẫn một số bệnh về mắt khác, cụ thể:

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu người bệnh có triệu chứng đau mắt đỏ nếu gặp một số tình trạng như:

mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ là tình trạng mô trong suốt lót bề mặt bên trong mí mắt và lớp phủ bên ngoài mắt bị viêm đỏ.

Hãy đến gặp bác sĩ khoa Mắt để được khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của mình. Bác sĩ có thể hỏi người bệnh một số câu hỏi để lấy thông tin cung cấp cho việc chẩn đoán bệnh như:

Ngoài ra, người thường đeo kính áp tròng bị đau mắt đỏ, cần ngừng đeo ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh. Nếu sau 12 - 24 giờ, các triệu chứng bệnh không thuyên giảm, người bệnh hãy đến gặp bác sĩ để đảm bảo mắt không bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn do dùng kính áp tròng.

Phương pháp điều trị đau mắt đỏ

Điều trị đau mắt đỏ sẽ tùy phụ thuộc vào nguyên nhân gây như vi khuẩn, virus, chất gây dị ứng hoặc một số nguyên nhân khác.

bị nhậm mắt
Bác sĩ điều trị triệu chứng đau mắt đỏ do vi khuẩn bằng thuốc kháng sinh dưới dạng thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ hoặc thuốc viên.

Bị đau mắt đỏ nên ăn gì, kiêng gì?

1. Thực phẩm nên ăn

Người bị đau mắt đỏ cần có chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng cho đôi mắt, nhanh hồi phục và ngăn biến chứng xấu do bệnh gây ra. Một số thực phẩm giàu vitamin nên ăn, gồm:

2. Thực phẩm nên kiêng

Phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ

>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em

Câu hỏi thường gặp về đau mắt đỏ

1. Bệnh đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?

Nếu người bệnh bị đau mắt đỏ do vi khuẩn, tình trạng bệnh sẽ cải thiện trong vòng 1 tuần. Hãy dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ ngay cả khi các biểu hiện thuyên giảm. Với đau mắt đỏ do virus, bệnh thường kéo dài từ 4 - 7 ngày, thậm chí đến 14 ngày bệnh mới khỏi hoàn toàn. [7]

bị đỏ mắt
Đau mắt đỏ do virus, bệnh thường kéo dài từ 4 - 7 ngày, thậm chí đến 14 ngày bệnh mới khỏi hoàn toàn.

2. Vì sao bệnh thường bùng phát vào mùa hè?

Dấu hiệu đau mắt đỏ thường bùng phát vào mùa hè vì:

Đau mắt đỏ thường không nghiêm trọng. Người bệnh có thể điều trị và phòng ngừa đau mắt đỏ được. Nếu bạn nhận thấy có bất kỳ câu hỏi, thắc mắc hoặc xuất hiện triệu chứng nghi mắc bệnh đau mắt đỏ, hãy bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ các bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao giúp quá trình khám, chẩn đoán và lên phác đồ điều trị phù hợp với từng tình trạng người bệnh.

Dấu hiệu đau mắt đỏ là một bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến gây viêm các mô lót mí mắt. Thông qua bài này, mong rằng người bệnh hiểu hơn về bệnh đau mắt đỏ và biết cách nhận biết, thực hiện các bước phòng ngừa bệnh để tránh lây bệnh đau mắt đỏ cho người khác.

Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/mat-do-1-ben-a20551.html