Bị chó cắn phải xử lý như thế nào để không nguy hiểm đến tính mạng là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi đây là căn bệnh nguy hiểm, gây ra hàng chục ca tử vong mỗi năm dù đã có vắc xin phòng ngừa. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều người chưa biết được cần làm gì sau khi bị chó cắn, tiêm vắc xin khi nào thì an toàn để bảo vệ tính mạng.
Thống kê từ các trường hợp nhiễm bệnh trên toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết bệnh dại là một trong những căn bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất lịch sử nhân loại, khi khởi phát bệnh, tỷ lệ sống sót ở cả động vật và con người gần như bằng không.
Bệnh dại là bệnh viêm não, tủy cấp tính gây ra bởi Rabies virus, thường gặp ở động vật máu nóng nhiễm virus dại như chó, mèo, chồn, cầy và những động vật có vú khác từ đó lây qua người lành thông qua vết cào, cắn, liếm lên vết thương hở. Virus sau khi xâm nhập vào cơ thể bắt đầu nhân lên tại chỗ và di chuyển theo sợi trục (tức axon đảm nhiệm chức năng truyền tín hiệu từ thân tế bào tới tế bào thần kinh khác hoặc tới tế bào cơ) với tốc độ 12-24mm/h đến hệ thống thần kinh trung ương (não, tủy sống) làm tổn thương não bộ và rối loạn chức năng của các tế bào thần kinh khiến người bệnh tử vong nhanh chóng. Ban đầu, con vật vẫn khỏe mạnh, bình thường nhưng thực chất đã bị nhiễm virus dại. Theo thời gian, virus dần phá hủy hoàn toàn các tế bào thần kinh và các triệu chứng khởi phát bệnh bắt đầu xuất hiện như mất ngủ, sợ ánh sáng, sợ gió, tiếng động, giãn đồng tử, gia tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, huyết áp giảm, đôi khi có trường hợp xuất tinh tự nhiên. Lúc này, cơ hội sống sót của người bệnh gần như bằng không.
Thông thường, sau khi bị nhiễm virus dại từ chó, mèo, vật nuôi, người bệnh vẫn khỏe mạnh và chưa có bất cứ triệu chứng nào. Virus sẽ ủ bệnh trong cơ thể khoảng 1 đến 3 tháng (1). Ở giai đoạn tiền triệu chứng (từ 1 đến 4 ngày), người bệnh sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi, uể oải, cảm giác sợ hãi, tại vị trí bị cắn sẽ tê và đau do virus tác động gây viêm các hạch lưng tủy sống (miễn dịch tế bào). Triệu chứng rõ rệt của bệnh sẽ xuất hiện khi virus di chuyển đế hệ thống thần kinh trung ương và phá hủy hoàn toàn các tế bào thần kinh.
Bệnh dại ở người tiến triển theo hai thể: thể liệt và thể hung dữ.
Tiêu chí Thể hung dữ Thể liệt Tỷ lệ mắc bệnh Chiếm khoảng 80% các trường hợp mắc bệnh dại Chiếm khoảng 20% các trường hợp mắc bệnh dại Biểu hiện đặc trưngBị chó cắn ở vùng đầu, cổ, mặt ít gặp ở người lớn nhưng rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 10 tuổi bởi nếu chấn thương động mạch cảnh trái và phải sẽ khiến mất nhiều máu dẫn đến tử vong. Do đó, nếu trẻ em bị chó, mèo, vật nuôi tấn công được coi là trường hợp nặng cần sơ cứu đúng cách và hồi sức cấp cứu kịp thời.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Nguyên Trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) cho biết nguy cơ mắc bệnh dại phụ thuộc vào số lượng virus dại có trong nước bọt, mức độ tổn thương và vị trí vết cắn. Trong đó, đầu, mặt, cổ là những vùng tập trung nhiều dây thần kinh, nếu vết cắn thuộc những vị trí này thì thời gian virus di chuyển từ vết cắn lên não là rất nhanh, vết cắn càng nặng càng gần hệ thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh ngắn và vô cùng nguy hiểm.
Chính vì vậy, đối với các vết cắn ở đầu, cổ và lồng ngực, bác sĩ có thể chỉ định chụp động mạch và thăm dò sớm. Ngoài ra, người bệnh cũng được khám kỹ trong miệng để xem xét vết cắn ở má có làm tổn thương khoang miệng hay không. Trong trường hợp chó cắn ở đầu hoặc cổ sẽ được cố định cổ để tránh tổn thương cột sống cổ.
Bàn tay con người có cấu tạo phức tạp với nhiều ngăn nhỏ và phần mô mềm bao bọc xung quanh các xương, khớp tương đối ít, do đó nếu bị chó cắn tại vị trí này cần kiểm tra cẩn thận các dây thần kinh. Đồng thời, trong quá trình sơ cứu vết thương tại vị trí này tuyệt đối không khâu đóng lại nếu chưa đảm bảo chúng đã được vệ sinh sạch sẽ và không bị nhiễm trùng.
Nhiều người hoang mang “bị chó cắn nên làm gì”, các bước xử trí như thế nào để tránh nhiễm trùng và đảm bảo an toàn cho người bị cắn. Bác sĩ Hoa Tuấn Ngọc cho biết sau khi bị chó cắn, cần trấn an người bị cắn bình tĩnh để tránh gây hoảng loạn cho vật nuôi, đồng thời nhanh chóng rời khỏi khu vực nguy hiểm và thực hiện các bước sơ cứu vết thương đúng cách, sau cùng khẩn trương đưa người bị cắn đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh dại càng sớm càng tốt.
Người bị cắn cũng cần xác định con chó đã được tiêm phòng ngừa dại hay chưa bằng cách hỏi trực tiếp người nuôi (có thể yêu cầu xem lịch sử tiêm chủng để khẳng định con chó đã được tiêm phòng). Nếu để mất dấu con chó không thể theo dõi thì cần tiêm vắc xin phòng ngừa dại ngay lập tức.
Khi bị chó cắn, điều quan trọng hàng đầu là phải sơ cứu vết thương ngay lập tức để tránh nhiễm trùng và hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm virus dại. Nếu vết cắn ở vị trí dễ thấy, người bị cắn có thể tự sơ cứu. Trong một số trường hợp khác, vết cắn nặng và ở vị trí nguy hiểm, cần khẩn trương đến các cơ sở y tế để được sơ cứu và điều trị kịp thời.
Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo khi bị chó, mèo, vật nuôi tấn công, kể cả con vật đã được tiêm phòng vắc xin ngừa dại cần vệ sinh vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước sạch trong vòng 15 phút để rửa trôi virus, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại. Sau đó tiếp tục sát trùng vết thương với cồn 45-70%, cồn iod hoặc povidone - iodine (nếu có). Lưu ý: trong quá trình vệ sinh vết thương cần thao tác nhẹ nhàng để tránh làm vết thương dập nát hoặc tổn thương lan rộng hơn, tránh khâu kín vết thương. Trường hợp phải khâu vết thương nên trì hoãn khâu sau vài giờ đến 3 ngày và nên khâu ngắt quãng/bỏ mũi.
Đối với những cắn không bị chảy máu, cháu máu ít, bầm tím hoặc bị xây xước nhẹ ngoài da, có thể tự sơ cứu vết thương tại nhà. Ngược lại, đối với những vết cắn sâu và lớn trên 2cm, chảy máu không ngừng nhiều thì cần vệ sinh vết thương nhanh để tránh nguy cơ mất máu quá nhiều, đồng thời nhanh chóng đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Xem thêm: Bị chó cắn chảy máu ít có sao không?
Trong trường hợp vết cắn sâu, nhiều vết cắn gây chảy máu nhiều, cần tiến hành dùng băng gạc y tế để cầm máu trong khoảng 15 phút. Nếu vết thương chảy máu thành từng tia gây khó khăn trong việc cầm máu thông thường, có thể dùng dây cao su garo để giúp cầm máu tạm thời.
Sau khi vết thương đã được vệ sinh sạch sẽ và cầm máu thì cần băng bó vết thương. Sử dụng khăn tay, khăn mặt, khăn tắm để làm miệng đệm bằng ép trực tiếp lên vùng da bị cắn, sau đó dùng thun ống để quấn xung quanh cố định vết thương, bằng với lực vừa phải để máu vẫn có thể lưu thông.
Sau khi thực hiện sơ cứu đúng cách, cần nhanh chóng đưa người bị cắn đến các cơ sở tiêm chủng, bệnh viện để được kiểm tra vết cắn. Dựa trên tình trạng sức khỏe và mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh dại và vắc xin uốn ván phù hợp. Trong một số trường hợp khẩn cấp, người bị cắn có thể được chỉ định tiêm thêm huyết thanh giúp trung hòa độc tố.
Trong 10 ngày đầu tiên sau khi bị chó cắn, người bệnh cần theo dõi sức khỏe của bản thân và tình trạng của con chó/vật nuôi. Đây là vấn đề quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua, bởi sau khi lên cơn dại và cắn người, chúng chỉ sống được trong khoảng 10 ngày. Nếu theo dõi sau 10 ngày, con vật vẫn khỏe mạnh thì có nghĩa lúc cắn người chúng chưa mắc bệnh dại và không thể lây nhiễm virus sang người. Trong trường hợp nếu không thể theo dõi vật nuôi sau cắn mình, để đảm bảo sức khỏe nên đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại sớm nhất để điều trị bệnh kịp thời.
Để phòng ngừa chó, mèo, vật nuôi tấn công, mọi người nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
Tóm lại, việc cần làm sau khi bị chó cắn là trấn an người bị cắn, nhanh chóng sơ cứu vết thương đúng cách và khẩn trương đưa người bị cắn đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra cũng như tiêm vắc xin phòng dại, huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt.
Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/lam-gi-khi-bi-cho-can-nhe-a20891.html