Chúng ta ngâm nấm tuyết (mộc nhĩ trắng) vào nước rồi rửa sạch, cắt nhỏ. Đun một nồi nước sôi và cho ruột la hán quả, nấm tuyết vào. Có thể kèm thêm nhãn nhục, sợi bí đao, hạt bạch quả và táo tàu. Hãy để lửa liu riu trong 45 phút và dùng khi còn nóng.
>> Xem thêm: Uống nước dừa buổi tối và ban đêm có tốt không?
Trà này giúp xoa dịu cơn ho và cổ họng đau rát, làm ẩm phổi. Chúng ta mua hoa cúc khô ở tiệm thuốc Bắc hoặc siêu thị, về rửa sạch rồi đem phơi. Đun sôi nước, cho ruột la hán quả và hoa cúc khô vào. Cả nhà có thể thêm đường phèn hoặc mật ong, kỷ tử cho ngọt nước và dùng khi còn ấm.
La hán quả có tính hàn nên những người sợ lạnh, chân tay lạnh, da nhợt nhạt thì không nên uống. Quả la hán thuộc họ nhà bí nên những ai bị dị ứng với bầu bí, dưa chuột thì không nên ăn loại quả này. Dấu hiệu dị ứng bao gồm phát ban, khó thở, mạch không đều, chóng mặt, đau dạ dày hoặc buồn nôn, lưỡi sưng, thở khò khè.
Còn lại những người thân nhiệt sống ở vùng nhiệt đới như nước ta thì la hán quả là lựa chọn thay thế tuyệt vời cho các món ngọt và đường. Hoặc bạn có thể uống nước ép mix cũng có tác dụng giải nhiệt như sâm la hán quả.
Hy vọng với cách nấu nước sâm la hán quả, MarryBaby sẽ giúp các chị em ghi điểm trong mắt người thân trong gia đình. Bên cạnh cách nấu nước sâm la hán quả, những công thức chế biến món ăn với quả la hán cũng là những mẹo siêu xịn cho thực đơn giải nhiệt và thanh mát đấy nhé các chị em!
Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/cach-nau-nuoc-sam-la-han-qua-a21422.html