Bước sang tháng thứ 6, hầu hết trẻ đã có thể bắt đầu thực hiện chế độ ăn dặm. Việc lựa chọn thực phẩm và lên thực đơn ăn dặm cho trẻ sơ sinh 6 tháng lúc này trở nên vô cùng quan trọng. Mẹ cần phải chú ý đến việc xây dựngchế độ dinh dưỡng bé 6 tháng tuổi đầy đủ dưỡng chất nhằm giúp bé phát triển tốt về thể chất và tinh thần.Trong bài viết sau, Huggies sẽ gợi ý một số thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi để mẹ chuẩn bị một cách dễ dàng hơn.
Theo Raisingchildren, trẻ sơ sinh 6 tháng đầu tiên đều có nguồn dinh dưỡng chính đến từ sữa mẹ và sử dụng sắt dự trữ trong cơ thể khi còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, khi trẻ lớn dần lên, các bé sẽ cần nguồn dinh dưỡng khác và nhiều sắt hơn để chuẩn bị cho những giai đoạn phát triển khác.
Vì vậy khi bé đạt 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé làm quen dần cần với các món ăn dặm dạng lỏng, sệt. Điều này giúp bé nếm thử các thực ăn rắn hơn sữa mẹ, bắt đầu trải nghiệm hương vị mới, kết cấu mới của thức ăn và phát triển thêm chức năng răng hàm. Mẹ có thể tham khảo cách chọn bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi.
Tuy nhiên, mẹ vẫn cần cho bé tiếp tục uống sữa mẹ, sữa công thức kết hợp với ăn thức ăn đặc ít nhất 12 tháng. Việc thay đổi chế độ ăn quá nhanh có thể làm bé khó thích nghi và không hấp thụ đủ dinh dưỡng cần thiết.
>> Tham khảo thêm:
Bé yêu cần phải tập ăn dặm để có đủ chất dinh dưỡng phát triển (Nguồn: Sưu tầm)
Trẻ mấy tháng ăn dặm? Khi nào cho bé ăn dặm là vấn đề rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Thông thường, trẻ 5 tháng tuổi trở lên đã có thể bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, vì mức độ phát triển của mỗi trẻ là không giống nhau, do đó, bố mẹ cần quan sát theo dõi xem bé yêu đã có những dấu hiệu ăn dặm chưa.
Dưới đây là một số dấu hiệu bé muốn ăn dặm điển hình mà mẹ có thể tham khảo:
Khi có những dấu hiệu này, bố mẹ có thể kết hợp cho bé bú sữa mẹ và tập ăn dặm dần với các thực đơn cho bé ăn dặm khoa học dinh dưỡng.
Bé bắt đầu có thói quen nhai và gặm những gì mẹ cho vào miệng là dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm (Nguồn: Sưu tầm)
>> Tham khảo thêm:
Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)
Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng, hẳn phụ huynh nào cũng băn khoăn về việc trẻ 6 tháng ăn được những gì. Trong giai đoạn này, mẹ nên cho con làm quen với đa dạng các loại thực phẩm, để đảm bảo đủ dưỡng chất. Một số chất dinh dưỡng cho bé ăn dặm cần thiết nên có mặt trong thực đơn ăn dặm của bé 6 tháng tuổi là:
Ở giai đoạn này, mẹ có thể cho bé tập ăn dặm bằng những món ăn dễ tiêu hóa, ngon miệng nhưng vẫn đảm bảo được lượng dưỡng chất như cháo yến mạch, súp gà, cháo tôm,... Mẹ không nên cắt hẳn cử sữa của bé mà nên bắt đầu với vài bữa phụ ăn dặm với số lượng ít rồi dần dần gia tăng, khi bé đã quen với chế độ ăn này thì mẹ có thể thử cho bé ăn thêm cháo ếch, nui,... để đổi món.
>> Tham khảo thêm:
Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo lượng thức ăn khuyến cáo cho mỗi bữa ăn theo từng tháng tuổi như bảng bên dưới:
Bảng định lượng thức ăn cho mỗi bữa theo từng tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)
Vậy với bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ? Lúc này, chế độ dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi vẫn đến từ sữa mẹ là chính. Còn bữa ăn dặm chỉ là bữa ăn phụ, giúp bé làm quen với thức ăn thô và mùi vị thức ăn. Mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 - 2 bữa/ngày là đủ, đến khi bé 10 tháng thì mẹ có thể tăng lên 3 bữa/ngày.
Ngoài ra, với mỗi món ăn dặm mới, mẹ nên cho bé ăn với liều lượng 1 thìa (5ml) và sẽ tăng dần lên theo nhu cầu và sở thích của bé. Tuy nhiên, tối đa 1 lần, mẹ chỉ nên cho bé ăn từ 7 - 10 thìa. Mẹ lưu ý không nên ép con ăn quá liều lượng ăn dặm bé 6 tháng.
Ngoài nhóm chất cần thiết có mặt trong chế độ dinh dưỡng của trẻ 6 tháng tuổi, mẹ cũng nên lưu ý tìm hiểu các loại thức ăn cần tránh trong các bữa ăn cho bé 6 tháng tuổi, cụ thể như sau:
>> Tham khảo thêm:
Như đã đề cập, các bé 6 tháng tuổi vẫn còn duy trì sữa mẹ nên chỉ cần ăn dặm khoảng 1 - 2 bữa/ngày. Mỗi bữa ăn nên cách nhau ít nhất 2 giờ để bé tiêu hóa kịp thời. Ba mẹ nên xây dựng lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi và thực hiện nghiêm chỉnh. Điều này sẽ thiết lập thói quen ăn uống đúng giờ, đúng bữa cho bé, giúp dạ dày tiêu hóa tốt thức ăn. Cụ thể:
Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mẹ có thể tham khảo (Nguồn: Sưu tầm)
Dưới đây là thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi theo gợi ý của Viện Dinh dưỡng Trung Ương mà các mẹ bỉm có thể tham khảo và áp dụng:
Lưu ý: Mẹ có thể thay thế nước cam bằng các loại nước trái cây khác theo mùa hoặc trà lúa mạch, phù hợp với độ tuổi của bé. Đối với rau củ xanh, mẹ cũng nên thay đổi thường xuyên để đa dạng thực đơn.
>> Tham khảo ngay: Các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật, BLW, truyền thống
Nếu mẹ đã biết trẻ 6 tháng ăn được những gì thì tiếp theo mẹ sẽ lựa chọn thực phẩm và xây dựng một thực đơn ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng. Dựa vào khẩu vị, sở thích ăn uống của bé, mẹ có thể lên thực đơn ăn phù hợp với trẻ. Hãy tham khảo gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng như sau:
Dần dần khi bé đã quen với việc ăn dặm, bố mẹ sẽ đa dạng hóa thực đơn với các nguyên liệu như thịt bò, heo, cá,... để thay đổi khẩu vị của con.
Dưới đây là một số gợi ý các món ngon đơn giản, dễ làm mà mẹ có thể áp dụng vào thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu truyền thống:
Trong bí đỏ có rất nhiều vitamin A, C và chất xơ, vì thế bí đỏ đứng đầu trong danh sách thực phẩm cần có trong chế độ dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện. Bí đỏ hấp chín và nghiền nhuyễn kết hợp với sữa mẹ hoặc sữa công thức sẽ cho ra món ăn dặm thơm ngon dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi.
Chuẩn bị:
Chế biến:
>> Tham khảo thêm: Cách nấu cháo táo đỏ cho bé ăn dặm đầy dinh dưỡng
Cách nấu cháo bí đỏ ăn dặm (Nguồn: Sưu tầm)
2. Khoai lang nghiền - Món ăn hỗ trợ trị táo bón cho trẻ sơ sinh
Khoai lang là thực phẩm lý tưởng giúp hỗ trợ điều trị trẻ sơ sinh bị táo bón. Vì thế, phụ huynh có thể kết hợp khoai lang với các nguyên liệu khác trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng để củng cố hệ tiêu hóa cho bé.
Chuẩn bị:
Chế biến:
>> Tham khảo thêm: Bột ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi dễ làm: Bột khoai lang sữa
Món ăn dặm bơ nghiền chứa dồi dào vitamin C, A và khoáng chất như magie, canxi, kali,... Đây đều là những chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Loại trái cây này mềm nên cũng rất dễ chế biến thành nhiều món ăn dặm cho trẻ sơ sinh.
Chuẩn bị:
Chế biến:
>> Tham khảo thêm:
Bơ nghiền là món ăn dặm rất bổ dưỡng cho bé sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm)
Tương tự như bơ, chuối là loại trái cây chứa nhiều vitamin A, vitamin C, magie, canxi, kali, photpho,... với độ mềm dễ chế biến. Do đó, chuối nghiền là một lựa chọn hàng đầu nên có trong thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng.
Chuẩn bị:
Chế biến:
Trong khi cà rốt có hàm lượng lớn carotene có thể chuyển hóa thành vitamin A có lợi cho hệ miễn dịch, thì cá hồi chứa lượng lớn omega-3 củng cố hệ tim mạch phát triển. Cháo cá hồi cà rốt là món ăn rất phổ biến trong thực đơn cho bé 6 tháng ăn dặm.
Chuẩn bị:
Chế biến:
Rau cải ngọt có tác dụng tăng sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa non nớt của bé phát triển tốt hơn. Đồng thời, rau cải kết hợp với đậu phụ non giúp cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể, giàu protein, omega-3 và axit amin, món cháo cải ngọt và đậu phụ non không chỉ ngon mà còn dinh dưỡng cho bé.
Chuẩn bị:
Chế biến:
>> Tham khảo thêm: Cháo cho bé: Cháo đậu hũ rau ngót
Cháo cải ngọt và đậu phụ non cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm (Nguồn: Sưu tầm)
Cải bó xôi là thực phẩm được khuyến khích trong mọi bữa ăn ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh, bởi loại rau này chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin K và hàm lượng kali cao. Ở lứa tuổi sơ sinh, các chuyên gia khuyên rằng nên kết hợp cải bó xôi trong thực đơn ăn dặm hàng ngày cho bé 6 tháng sẽ giúp củng cố sức khỏe toàn diện ngay từ khi còn nhỏ.
Chuẩn bị:
Chế biến:
>> Tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng: Canh tôm cải bó xôi cho bé
Trong yến mạch có rất nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, giúp tăng sức đề kháng, củng cố hệ thần kinh và tăng cường miễn dịch cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra, yến mạch cũng rất dễ tiêu hóa và lành tính nên cả trẻ sơ sinh khó ăn hay bị dị ứng cũng có thể dùng được. Kết hợp với cà rốt và khoai lang, đây là món ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi tuyệt vời để phát triển toàn diện.
Chuẩn bị:
Chế biến:
Như đã đề cập phía trên, bí đỏ là nguồn nguyên liệu cung cấp một lượng lớn dưỡng chất cần thiết cho bé 6 tháng. Vì thế, khi kết hợp với bột gạo, món bột ăn dặm bột gạo bí đỏ sẽ đem đến cho bé bữa ăn giàu dinh dưỡng, ngon miệng.
Chuẩn bị:
Chế biến:
Khoai tây là thực phẩm có chứa chất oxy hóa lớn và tính kiềm cao giúp làm giảm nồng độ axit trong cơ thể, cân bằng hệ tiêu hóa. Ngoài ra, trong khoai tây còn chứa lượng ít vitamin và khoáng chất giúp ích cho sự phát triển toàn diện của bé.
Chuẩn bị:
Chế biến:
>> Xem thêm các món ăn dặm ngon làm từ khoai tây:
Khoai tây nghiền đơn giản nhiều giá trị dinh dưỡng cho bé (Nguồn: Sưu tầm)
Thịt gà chứa lượng lớn chất đạm và vitamin A, C, B12,... có lợi cho sự phát triển trí não và thể lực ở trẻ nhỏ. Đồng thời, thịt gà còn có nhiều khoáng chất và vi chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé khỏe từ trong ra ngoài. Vì thế, bột thịt gà khoai lang được khuyến khích cho bé ở mọi lứa tuổi nên phụ huynh có thể an tâm đưa vào thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng.
Chuẩn bị:
Chế biến:
>> Tham khảo thêm: Món ngon cho bé: Canh thịt gà nấu cải bó xôi
Ngoài phương pháp ăn dặm truyền thống, cách cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật cũng được nhiều mẹ ưu tiên áp dụng. Các thực phẩm sẽ được chế biến riêng biệt để bé nhận biết được mùi vị cũng như mẹ có thể phát hiện bé dị ứng món gì. Mỗi bữa ăn đều cần đảm bảo đủ 3 nhóm thực phẩm (tinh bột, đạm, vitamin) và nên đa dạng thực đơn.
Dưới đây là thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật 30 ngày mà mẹ có thể tham khảo:
>> Tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật 30 ngày (Nguồn: Sưu tầm)
Mẹ có thể tham khảo mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng BLW bên dưới:
>> Tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng
Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi BLW (Nguồn: Sưu tầm)
Thực tế, thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi chỉ gồm những món ăn đơn giản, không cần nấu nướng cầu kỳ. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Mẹ nên dùng nước nóng khi nấu cháo ăn dặm vì nước nóng sẽ giúp bảo toàn chất dinh dưỡng trong gạo. Nếu dùng nước lạnh, chất dinh dưỡng sẽ bị nở ra và hoà tan vì khi đó, hạt gạo đã bị ngấm nước và trương lên. Bên cạnh đó, nếu dùng nước lạnh thì thời gian nấu sẽ lâu hơn và hương vị cháo sẽ không ngon.
Mẹ không nên nấu quá nhiều cháo trong 1 ngày , vì lúc này, bé còn nhỏ nên chưa ăn được nhiều. Nếu như mẹ lỡ tay nấu nhiều thì nên chia nhỏ số cháo còn dư và cho vào tủ lạnh chứ không nên hâm đi hâm lại nhiều lần trong một ngày. Khi hâm lại như vậy sẽ khiến chất dinh dưỡng trong cháo trước đó không còn nữa và cháo cũng không còn thơm ngon.
Để đảm bảo được độ tươi và tránh được dư lượng của thuốc bảo quản, tăng trưởng, mẹ nên lựa chọn các loại rau củ theo mùa. Nếu được, mẹ nên chọn các loại rau củ được trồng theo phương pháp hữu cơ, không phun những loại thuốc có hại cho sức khỏe.
Đối với các loại thực phẩm để trong tủ đông như thịt, cá, khi mẹ lấy ra để nấu trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng, tuyệt đối không dùng nước sôi để rã đông hoặc để rã đông theo nhiệt độ phòng. Nếu làm như vậy, vi khuẩn sẽ có điều kiện để phát triển, khiến thực phẩm bị hư. Nếu vẫn cho bé ăn, nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy là rất cao. Bên cạnh đó, rã đông bằng nước nóng sẽ làm hao hụt lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm.
Để rã đông đúng cách, trước khi nấu khoảng 4-5 tiếng, mẹ nên cho xuống ngăn mát để thực phẩm được rã đông từ từ. Cách này vừa giúp thực phẩm giữ được sự tươi ngon, vừa giữ được chất dinh dưỡng.
Theo Bounty, khi trẻ tập ăn sẽ có một số nguy cơ khiến trẻ bị nghẹn, nên mẹ hãy để ý một số loại thực phẩm sau:
Bên cạnh đó, mẹ nên cho bé ngồi thẳng lưng trên ghế cao, hướng về phía trước và hãy trông chừng khi con đang ăn, nhằm đảm bảo an toàn.
>> Tham khảo thêm: Cách tập ngồi cho bé đúng cách để không ảnh hưởng cột sống
Nhiều phụ huynh mong muốn cho bé tập ăn các loại trái cây giàu vitamin tự nhiên tuy nhiên không phải loại trái cây nào cũng có thể cho bé ăn kể cả trái cây xay nhuyễn. Vậy bé 6 tháng ăn được trái cây gì?
Theo như các chuyên gia dinh dưỡng, bố mẹ nên cho bé các loại trái cây mềm như chuối, bơ, quýt hoặc dùng nước ép táo, lê để bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cho bé. Lưu ý chỉ nên cho bé ăn một lượng nhỏ trái cây tươi, mỗi lần ăn chỉ bằng đầu muỗng để bé làm quen dần.
Mẹ có thể cho bé 6 tháng tuổi ăn trứng nhưng phải nghiền nhuyễn ra. Đồng thời, trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng, mẹ nên kết hợp trứng với sữa mẹ hoặc nước để tạo hỗn hợp có kết cấu lỏng, giúp bé dễ tiêu hóa, dễ nuốt.
Trẻ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn các loại kem và sữa chua ngon, bởi đây là khoảng thời gian bé bắt đầu tập ăn thức ăn đặc. Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý cho con ăn đúng liều lượng khuyến cáo.
Tuy trẻ 6 tháng tuổi có thể uống nước trái cây, nhưng các bác sĩ nhi khoa cũng không khuyến khích cho trẻ uống thường xuyên. Đấy là do loại nước này chỉ bổ sung thêm calo mà không có hàm lượng dinh dưỡng cân bằng trong sữa công thức và sữa mẹ.
Qua bài viết, hy vọng mẹ đã biết được trẻ 6 tháng ăn được gì và một số thực đơn ăn dặm cho bé giai đoạn này. Dựa trên các nhóm thực phẩm đã được phân loại, mẹ có thể xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng một cách khoa học và đầy đủ dinh dưỡng. Nếu có bất kỳ câu hỏi gì trong quá trình lên thực đơn cho bé, mẹ hãy gửi về Góc Chuyên Gia để được giải đáp. Đồng thời, mẹ cũng đừng quên tìm hiểu về các sản phẩm tã em bé Huggies chất lượng nhé!
Xem thêm các sản phẩm Huggies và các bài viết về Thực đơn cho bé hữu ích khác:
Bố mẹ tìm kiếm nhiều nhất:
tã dán sơ sinh Huggies, Huggies newborn, tã dán Huggies size s, tã dán Huggies size m, tã dán Huggies size l, tã dán Huggies size xl, miếng lót sơ sinh Huggies 100 miếng, tã quần Huggies size m, tã quần Huggies size l, tã quần Huggies size xl, tã quần Huggies size xxl, Huggies platinum, tã dán Huggies platinum, tã quần Huggies platinum
Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-a23684.html