Các chỉ số thai nhi thường được thể hiện trong kết quả siêu âm thai với nhiều ký hiệu viết tắt khác nhau. Các chỉ số thai nhi theo tuần như chiều dài đầu mông, chiều dài xương đùi, chu vi đầu… đều rất quan trọng. Tuy nhiên, làm thế nào để phân biệt chính xác các chỉ số phát triển của thai nhi này? Hãy cùng Huggies tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
>> Tham khảo thêm:
Trước khi tìm hiểu về kết quả các chỉ số thai nhi, mẹ bầu cần hiểu rõ ý nghĩa của chúng và tại sao nên theo dõi. Thực tế, các chỉ số siêu âm thai nhi là các con số thể hiện sự thay đổi về chiều dài mông - đầu, đường kính túi thai, đường kính lưỡng đỉnh, chu vi vòng bụng, chiều dài xương đùi, chu vi đầu và cân nặng ước tính,...
Các chỉ số này được ghi lại dưới dạng ký hiệu viết tắt trên bảng kết quả siêu âm. Việc hiểu và theo dõi những con số này qua các lần siêu âm sẽ giúp mẹ kiểm tra sự phát triển của con trong từng giai đoạn khi còn trong bụng mẹ. Đây là cách tốt nhất để mẹ bầu có thể đánh giá tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi của mình.
>> Tham khảo thêm: Phôi Thai Có Từ Tuần Thứ Mấy? Giai Đoạn Phát Triển Phôi Thai
Tầm quan trọng của theo dõi chỉ số thai nhi là gì (Nguồn: Sưu tầm)
Có rất nhiều thuật ngữ về các chỉ số phát triển của thai nhi. Huggies mách mẹ một số thuật ngữ và chữ viết tắt một số chỉ số thai nhi quan trọng thôi nhé!
>> Tham khảo: Tam cá nguyệt đầu tiên: Mang thai 3 tháng đầu mẹ cần lưu ý gì?
>> Tham khảo: Mang thai 3 tháng cuối & 10 điều mẹ bầu cần lưu ý
Các chỉ số thai nhi mẹ cần biết (Nguồn: Sưu tầm)
>> Tham khảo thêm:
Cách tính tuổi thai kỳ, tuần thai ra tháng chính xác nhất
Rỉ ối có chảy liên tục không?
6 Mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa cho con bú hiệu quả
Chi tiết bảng chỉ số thai nhi theo tuần với thông tin mới nhất từ WHO dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu hơn về sự phát triển của thai nhi. Mẹ lưu ý từ tuần 21 trở đi, chiều dài đầu mông sẽ được tính từ đầu đến chân nhé!
Ở giai đoạn này, phôi thai đang ở giai đoạn phát triển đầu tiên nên còn rất nhỏ. Hầu hết các mẹ bầu khó nhận biết sự thay đổi của cơ thể và chỉ phát hiện khi bị trễ kinh hoặc có các dấu hiệu mang thai như ốm nghén. Thậm chí, trong một số trường hợp, sau khi thử que thử thai cho kết quả que thử thai 2 vạch, túi thai vẫn chưa dịch chuyển vào tử cung, khiến việc phát hiện bằng siêu âm cũng khó khăn hơn. Vì vậy, trong giai đoạn này, siêu âm thường chỉ được sử dụng để xác nhận xem bà mẹ có thực sự mang thai hay không, chứ chưa thể theo dõi được các chỉ số phát triển của thai nhi.
>> Tham khảo thêm: Thai 4 tuần đã vào tử cung chưa? Thai phát triển như thế nào?
Chỉ số thai nhi theo tuần từ 0 - 4 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)
>> Tham khảo thêm:
Đây là giai đoạn mà thai nhi phát triển và hoàn thiện một cách nhanh chóng. Mẹ có thể tham khảo bảng theo dõi dưới đây để biết bé yêu của mình có đạt các chỉ số này không nhé!
Thời gian từ khi thụ thai đến khi ra đời của trẻ sẽ kéo dài tầm 40 tuần. Từ tuần 1 đến tuần thai thứ 4, thai nhi chỉ là một phôi thai rất nhỏ. Ngay cả khi túi thai vào tử cung, các thiết bị siêu âm cũng khó có thể nhìn thấy hình ảnh em bé trong bụng mẹ. Nên nếu trong giai đoạn này mà các mẹ chưa thấy túi thai thì đừng quá lo lắng. Có thể thai nhi đang ẩn nấp dưới một góc nào đó trong tử cung và sẽ sớm xuất hiện ra để các mẹ có thể nhìn thấy thôi. Các chỉ số thai nhi từ tuần 4-7 mẹ cần lưu ý là chiều dài đầu mông và đường kính túi thai. Tuần thai thứ 6, đường kính túi thai có thể trong khoảng 14-25mm. Từ tuần thai thứ 7, kết quả siêu âm sẽ cho thấy chiều dài đầu mông của bé.
>> Tham khảo:
Các mốc khám thai và xét nghiệm quan trọng nhất không nên bỏ qua
Mách mẹ cách chăm sóc da mặt sau sinh khoa học, chuẩn chỉnh
Ngoài ra, bác sĩ Bùi Thị Thu Hà còn lưu ý thêm rằng:
Các số đo trên chỉ mang tính chất tham khảo tương đối, còn để đánh giá sâu sát về sự phát triển của thai nhi thì các chuyên gia cần dựa trên các số đo cụ thể như lưỡng đỉnh, chu vi đầu, chu vi bụng, xương đùi…với các bách phân vị nằm trong giới hạn bình thường 10-90%. Các bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số bất thường, ví dụ như số đo đầu nhỏ, chụ vi bụng (AC) nhỏ <3% hay cân nặng thai <3% để chẩn đoán thai có thể bị chậm tăng trưởng trong tử cung (FGR) và tiến hành kiểm tra thêm nhằm phát hiện và theo dõi kịp thời tình trạng của thai nhi.
>> Mẹ có thể tham khảo thêm các xét nghiệm và siêu âm quan trọng trong thai kỳ mà mẹ nhất định phải biết:
>> Tham khảo:
Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)
>> Tham khảo:
Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/chieu-dai-xuong-dui-thai-nhi-a24310.html