Bệnh mộng du là gì, dấu hiệu nhận biết và khám ở đâu tốt?

Mộng du là thuật ngữ y khoa nói về căn bệnh vừa ngủ vừa đi, hay trạng thái miên hành. Người bệnh tự nhiên thức dậy và đi lại trong tình trạng đang ngủ mà bản thân họ không hề biết.

Theo các nghiên cứu, có tới gần 30% số người trưởng thành từng mộng du trong cuộc đời với những mức độ khác nhau.

Mộng du là một dạng rối loạn giấc ngủ rất nổi bật, bên cạnh những rối loạn thường gặp khác như: ngưng thở khi ngủ, mất ngủ, ngáy ngủ....

Bệnh mộng du là gì?

Mộng du là một dạng rối loạn giấc ngủ, xảy ra ngoài mong muốn trong khi ngủ. Những dạng rối loạn giấc ngủ khác bao gồm bóng đè, nửa tỉnh nửa mơ và những cơn sợ hãi ban đêm.

Mộng du là một rối loạn của nhận thức xảy ra khi não bộ chìm sâu vào giai đoạn mắt không chuyển động nhanh. Mộng du là lỗi về mặt thời gian và cân bằng, có một nguyên nhân nào đó làm bộ não thức tỉnh khỏi giấc ngủ sâu và rơi vào trạng thái giữa tỉnh và thức. Mộng du có thể diễn ra từ vài phút cho đến một tiếng.

Mộng du
Giấc ngủ mộng du - Ảnh: Sức khỏe đời sống

Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị mộng du

Những người bị mộng du thường tỉnh giấc trong khi ngủ và thường sẽ bị định hướng sai và lú lẫn. Tâm trí của những người bị mộng du thì ngủ nhưng cơ thể của họ lại thức, do vậy, họ có thể thực hiện những hành vi phức tạp như ăn, đi bộ loanh quanh hoặc tham gia vào một cuộc hội thoại.

Họ thường trở nên vụng về và có thể trèo lên đồ nội thất, đi vào trong gương, đi qua cửa sổ hoặc ngã cầu thang, và có thể để lại những chấn thương.

Tần suất mộng du khác nhau giữa mỗi người. Người bị mộng du thường sẽ quay trở lại giường ngủ mà không gặp tai nạn gì, hoặc, họ cũng có thể tỉnh dậy và thấy mình đang ở đâu đó trong nhà.

Một số người mộng du thường có những biểu hiện sau:

Mặc dù đa số các hiện tượng mộng du thường vô hại nhưng mộng du có thể nguy hiểm và gây tổn thương nghiêm trọng cho người bị mộng du cũng như những người chứng kiến vô can.

Nguyên nhân gây ra bệnh mộng du

Nguyên nhân chính xác của mộng du chưa được hiểu rõ, mặc dù các nghiên cứu cho thấy trẻ nhỏ thường dễ bị mộng du hơn do não bộ của trẻ còn đang trong quá trình trưởng thành.

Những nguyên nhân đã được biết đến của hiện tượng mộng du:

Khắc phục bệnh mộng du như thế nào

Mộng du không thường xuyên (1 - 2 lần trong đêm) không cần phải điều trị nhưng phải bảo đảm rằng đó là những hiện tượng mộng du an toàn và có thể tự biến mất.

Người bị mộng du thường tỉnh giấc trong khi ngủ và bị định hướng sai và lú lẫn (Ảnh: pixabay.com)

Đối với người lớn

Đối với trẻ em

Xem thêm Clip:

Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/mong-du-la-gi-a30576.html