Tìm hiểu law firm là gì? Cùng các thông tin liên quan đến law firm như thủ tục công bố nội dung đăng ký hoạt động của công ty luật; cách chuyển đổi từ văn phòng luật thành công ty luật theo quy định của pháp luật. Mời Quý khách tham khảo ngay các thông tin mà GV Lawyers chia sẻ dưới đây nhé!
Tìm hiểu law firm là gì?
Law firm là gì? Law firm được dịch nghĩa là Công ty luật hoặc Hãng luật. Theo Khoản 1, Điều 34, Luật Luật sư 2006 thì công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư.
Công ty luật được thành lập dưới loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì phải có ít nhất một Luật sư là chủ sở hữu của công ty;
Đối với loại hình công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì phải có ít nhất hai thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty là Luật sư;
Đối với trường hợp công ty luật được thành lập dưới loại hình công ty luật hợp danh thì trong công ty phải có ít nhất hai Luật sư là thành viên hợp danh và trong công ty không được có thành viên góp vốn.
Theo Luật Luật sư năm 2006 và Luật Đầu tư năm 2020 thì lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty luật được xác định là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Và khác so với các công ty thông thường khác, việc đăng ký thành lập công ty luật không thực hiện tại Sở kế hoạch và Đầu tư mà được thực hiện tại Sở tư pháp.
Thủ tục công bố nội dung đăng ký hoạt động của công ty luật
Theo Điều 38, Luật Luật sư 2006 thì việc công bố nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được quy định như sau:
- Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động hoặc báo chuyên ngành luật trong ba số liên tiếp về những nội dung chính sau đây:
Tên tổ chức hành nghề luật sư;
Địa chỉ trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh, văn phòng giao dịch;
Lĩnh vực hành nghề;
Họ, tên, địa chỉ, số Chứng chỉ hành nghề luật sư của luật sư là Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật và các thành viên sáng lập khác;
Số Giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động.
- Trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải công bố những nội dung thay đổi đó trong thời hạn và theo phương thức quy định tại khoản 1 Điều này.
Phân biệt giữa công ty luật với văn phòng luật
Các đặc điểm giống nhau
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 32, Luật Luật sư năm 2006 thì cả công ty luật và văn phòng luật sư đều là tổ chức hành nghề luật sư, được thành lập và có đầy đủ các quyền của một tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 39 Luật Luật sư năm 2006, cụ thể bao gồm các quyền như sau:
Thực hiện các dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng và nhận thù lao từ khách hàng;
Các tổ chức hành nghề luật sư được quyền thuê các Luật sư ở Việt Nam, Luật sư nước ngoài và các nhân viên khác làm việc trong công ty;
Được quyền hợp tác với các tổ chức hành nghề luật sư ở nước ngoài; thành lập các chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước; cũng như đặt cơ sở hành nghề luật sư của mình ở nước ngoài;
Được quyền tham gia xây dựng các chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia tư vấn, trực tiếp tham gia giải quyết các vụ việc của cá nhân, cơ quan hay tổ chức khi được yêu cầu;
Ngoài ra công ty luật và văn phòng luật sư còn có một số các quyền khác được quy định cụ thể trong Luật luật sư năm 2006 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Để thành lập công ty luật và văn phòng luật thì đều phải đáp ứng những điều kiện như sau:
Một Luật sư chỉ được thành lập một công ty luật hoặc một văn phòng luật. Các Luật sư tham gia thành lập công ty luật hoặc văn phòng luật sư đều phải có ít nhất hai năm hành nghề luật sư liên tục trong các tổ chức hành nghề Luật sư theo hình thức hợp đồng lao động hoặc là Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân trong các cơ quan tổ chức khác theo hình thức hợp đồng lao động.
Công ty luật và văn phòng luật sư đều phải có trụ sở làm việc. Trong trường hợp tổ chức hành nghề luật sư được thành lập bởi các Luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau thì nơi đăng ký hoạt động có thể được đăng ký tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các Luật sư thành lập là thành viên.
Các đặc điểm khác nhau
Có thể dựa vào các tiêu chí sau đây để phân biệt giữa công ty luật và văn phòng luật sư, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Loại hình doanh nghiệp khi thành lập
Tại khoản 1, Điều 34, Luật Luật sư năm 2006 công ty luật được thành lập dưới 2 loại hình doanh nghiệp là: Công ty luật hợp danh; Công ty luật trách nhiệm hữu hạn.
Tại khoản 1, Điều 33, Luật Luật sư năm 2006 văn phòng luật sư được tổ chức và thành lập theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Thứ hai: Người đại diện theo pháp luật
Đối với công ty luật được thành lập theo loại hình công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì người đại diện theo pháp luật là Giám đốc công ty. Còn đối với công ty luật được thành lập dưới loại hình công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì do thành viên của công ty thỏa thuận;
Văn phòng luật sư thì sẽ do Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật.
Thứ ba: Cách đặt tên công ty luật, văn phòng luật sư
Cũng giống như các doanh nghiệp bình thường khác được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì tên của công ty luật, văn phòng luật sư cũng không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty luật và văn phòng luật đã được đăng ký hoạt động. Trong tên thì sẽ không được phép sử dụng những từ ngữ hoặc ký hiệu có vi phạm đến đạo đức, thuần phong, mỹ tục và các truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc.
Các để chuyển đổi văn phòng luật thành công ty luật
Việc chuyển đổi từ văn phòng luật sư thành công ty luật được thực hiện theo quy định tại Điều 15, Nghị định 123/2013/NĐ-CP như sau:
Điều 15. Chuyển đổi văn phòng luật sư thành công ty luật
Văn phòng luật sư có thể chuyển đổi thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty luật hợp danh trên cơ sở kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của văn phòng luật sư theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ chuyển đổi văn phòng luật sư được gửi đến Sở Tư pháp nơi công ty luật đăng ký hoạt động. Hồ sơ gồm có:
a) Giấy đề nghị chuyển đổi trong đó nêu rõ mục đích, lý do chuyển đổi và cam kết về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của văn phòng luật sư được chuyển đổi;
b) Dự thảo Điều lệ của công ty luật chuyển đổi;
c) Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư được chuyển đổi;
d) Danh sách thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu; bản sao Thẻ luật sư của luật sư chủ sở hữu hoặc các luật sư thành viên của công ty luật chuyển đổi;
đ) Bản sao giấy tờ chứng minh về trụ sở trong trường hợp có thay đổi về trụ sở.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật chuyển đổi; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thủ tục công bố nội dung đăng ký hoạt động của công ty luật chuyển đổi được thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật luật sư.
Việc tìm hiểu về law firm sẽ giúp Quý khách nắm được thêm kiến thức về vấn đề này, cùng những vấn đề khác xoay quanh. Với bài viết trên, GV Lawyers đã chia sẻ những thông về law firm là gì để Quý khách tham khảo. Để được hỗ trợ tư vấn chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến Luật, Quý khách hãy liên hệ đến GV Lawyers qua thông tin bên dưới website nhé!
Xem thêm: Tìm hiểu SIAC là gì? Quy tắc trọng tài của SIAC