Lá lốt

Bạn vẫn thường nghe đến tên các món ăn quen thuộc như chả lá lốt, bò lá lốt… Không chỉ là rau gia vị, lá lốt còn là một loại dược liệu. Vậy, bạn đã biết lá lốt trị bệnh gì và tác dụng của lá lốt trong việc chữa bệnh hay chưa? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu về loại dược liệu thú vị này trong bài viết ngay sau đây nhé!

Tên thường gọi: Cây lá lốt

Tên gọi khác: Tất bát

Tên khoa học: Piper lolot

Họ: Họ Hồ tiêu (Piperaceae)

Tổng quan

Tìm hiểu chung về lá lốt

Cây lá lốt thuộc loại cây thân thảo (thân mềm), độ cao trung bình khoảng 30-40 cm, thường mọc bò ở những nơi ẩm ướt, râm mát. Lá lốt được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc hay dùng làm gia vị trong nấu nướng hàng ngày. Cây nổi bật với các đặc điểm sau đây:

Bộ phận dùng của cây lá lốt

Toàn cây lá lốt đều có thể được dùng làm vị thuốc bao gồm: thân, rễ, lá.

Lá lốt có thể thu hái cây quanh năm, đem rửa sạch, cắt nhỏ, dùng tươi hoặc phơi nắng hay sấy khô rồi bảo quản để dùng dần.

Thành phần dinh dưỡng

thành phần của lá lốt

Ăn lá lốt có tác dụng gì? Trong lá lốt chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể và sức khỏe, thành phần dinh dưỡng trong 100g lá lốt bao gồm:

Ngoài ra, rễ lá lốt chứa tinh dầu có thành phần chính là bornyl axetat, còn lá và thân chứa chất alkaloid và beta-caryophylen - đây là thành phần chủ đạo của tinh dầu để tạo mùi thơm đặc trưng.

Tác dụng, công dụng

Cây lá lốt có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị cay nồng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, hạ khí, chỉ thống và tiêu thũng. Vậy, lá lốt trị bệnh gì? Công dụng của lá lốt là làm ấm bụng, trừ lạnh thường dùng để trị phong hàn thấp, chứng tay chân lạnh, tê bại chân tay, rối loạn tiêu hóa (nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng, tiêu chảy), bệnh thận và bàng quang lạnh, đau nhức xương khớp, chứng ra nhiều mồ hôi tay chân, mụn nhọt, chảy nước mũi hôi…

Còn theo nghiên cứu trong y học hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt nên thường được dùng để trị đau răng, đau đầu,…

Liều dùng

Liều dùng thông thường của lá lốt là bao nhiêu?

Liều dùng mỗi ngày là khoảng 6-12g dạng đã phơi khô đem sắc nước uống.

Đối với dạng lá tươi, có thể dùng 50-100g/ngày.

Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Một số bài thuốc có lá lốt

Lá lốt được sử dụng trong những bài thuốc dân gian nào?

bài thuốc lá lốt

Tác dụng của lá lốt rất đa dạng nên được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau như:

Lưu ý, thận trọng khi dùng

Khi dùng lá lốt, bạn nên lưu ý những gì?

lưu ý khi dùng lá lốt

Lá lốt có tính nóng nên nếu phụ nữ đang cho con bú sử dụng quá nhiều có thể bị mất sữa hoặc làm sữa bị loãng và không đủ chất.

Người đang bị nóng gan, nóng trong người, nhiệt miệng nặng, táo bón không nên sử dụng loại thảo dược này vì có thể khiến lưỡi khô, lợi hàm sưng đỏ và khát nước bất thường.

Ăn hoặc uống nước sắc từ loại thảo dược này lâu ngày có thể gây nóng dạ dày và ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Vì vậy, nệnh nhân đau dạ dày, khó khăn khi tiểu tiện nên cẩn trọng khi sử dụng thảo dược này.

Chỉ nên dùng một lượng vừa phải, thông thường trung bình chỉ nên dùng tối đa 50 đến 100g/ngày. Dùng quá nhiều lá lốt (trên 100g/ngày) có thể gây mệt mỏi, uể oải và một số vấn đề về tiêu hóa như: khó tiêu, đầy bụng, ợ nóng,…

Để sử dụng lá lốt một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này.

Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.

Mức độ an toàn của lá lốt

Lá lốt không có độc tính, có thể dùng để làm nguyên liệu trong một số món ăn.

Chưa có đầy đủ thông tin về việc sử dụng lá lốt trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng thảo dược này.

Tương tác có thể xảy ra với lá lốt

Lá lốt có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.

[embed-health-tool-bmi]

Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/la-lot-nau-nuoc-uong-tri-benh-gi-a35849.html