LAHATA

Chạch om chuối đậu với nguyên liệu là cá chạch còn được mệnh danh là thủy sâm (sâm nước ngọt) để nói lên giá trị dinh dưỡng tuyệt vời đối với sức khỏe của nó. Chúng ta cùng học cách chế biến món chạch đồng om chuối đậu tron bài viết này nhé.

Chạch om chuối đậu với nguyên liệu là cá chạch còn được mệnh danh là thủy sâm (sâm nước ngọt) để nói lên giá trị dinh dưỡng tuyệt vời đối với sức khỏe của nó. Chúng ta cùng nhà hàng Lahata học cách chế biến món chạch đồng om chuối đậu tron bài viết này nhé.

4

Chạch om chuối đậu

Bước 1: Sơ chế cá chạch

Sau khi mua chạch đồng về, hãy rửa cá lại thật nhiều lần chung với nước muối pha loãng để khử cho hết mùi tanh của cá và chất nhớt bẩn.

3

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

Rửa sạch các nguyên liệu rồi bắt đầu thái: Ớt thái sợi; đậu hũ chiên cắt lát vừa ăn; lá tía tô cắt sợi; chuối xanh gọt vỏ bỏ cuống, ngâm trong nước pha chút muối loãng chừng 5 phút rồi chẻ đôi, cắt khúc dài khoảng 2 lóng tay.

ng

Bước 3: Ướp cá chạch

Bạn cho 1 muỗng canh hạt nêm, 1/2 muỗng canh muối, 1/2 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng canh rượu trắng vào tô rồi trộn đều.

Bước 4: Chạch om chuối đậu

Bạn đổ 10ml dầu ăn vào nồi ở mức lửa vừa, đợi dầu nóng, bạn cho 1 muỗng canh hành tím băm, 1 muỗng canh tỏi băm, ½ muỗng canh ớt sợi vào nồi xào sơ rồi cho cá chạch đã ướp ở bước 3 cùng với 200ml nước cốt nghệ và nấu trong 5 phút cho cá hơi săn lại.

5

Tiếp đến, bạn cho chuối, đậu hũ, 1/2 muỗng canh muối, 1/2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh giấm, 1 muỗng canh hành tím, 1 muỗng canh tỏi và 1 muỗng canh ớt sợi vào nồi và om cho đến khi nước sệt lại là được. Cuối cùng, bạn cho ½ muỗng canh tiêu, lá tía tô cắt sợi vào nồi.

Cá chạch om chuối đậu có màu sắc trông thật đẹp mắt và tỏa hương thơm nhẹ của nghệ. Khi ăn, thịt cá có độ mềm, ngọt hòa quyện với vị bùi bùi của chuối xanh bùi bùi và đậu hũ rất hấp dẫn. Với món ăn này, bạn có thể ăn kèm với cơm nóng hoặc bún cũng đều hợp vị đấy!

Thành phần dinh dưỡng có trong cá chạch

Những giá trị dinh dưỡng có trong cá chạch rất nhiều và mang đến lợi ích tuyệt vời:

Chạch là thực phẩm chứa nhiều canxi, nếu so sánh cùng trọng lượng, tỉ lệ canxi trong chạch nhiều gấp 6 lần cá chép và nhiều gấp 10 lần mực/bạch tuộc. Bên cạnh đó, ăn chạch còn giúp cơ thể hấp thụ tối đa lượng vitamin D.

1

Ngoài ra, nó có thể làm tăng tính đàn hồi của da và tạo độ ẩm, đồng thời làm tăng khả năng kháng virus cho cơ thể.

Chạch được biết đến với hương vị mềm, thơm ngon, là thực phẩm chứa lượng protein cao, ít chất béo tạo cho bữa ăn tinh tế, đủ chất.

Lợi ích của cá chạch đối với sức khoẻ

Trong đông y, chạch vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ khí huyết chống lão suy, tráng dương (là thức ăn quý của người già), thanh nhiệt trừ thấp, chữa các bệnh về mật, tụy, trĩ…

1. Bổ thận sinh tinh

Chạch rất giàu lysine là một thành phần thiết yếu để hình thành tinh trùng, vì vậy ăn chạch không chỉ thúc đẩy sự hình thành số lượng mà còn giúp cải thiện chất lượng tinh trùng. Đây là món ăn đặc biệt tốt cho nam giới.

2. Bổ sung canxi, giúp xương chắc khỏe

Chạch chứa nhiều canxi và các nguyên tố vi lượng, thường xuyên ăn chạch có thể ngăn ngừa bệnh còi xương ở trẻ em, bệnh loãng xương ở người cao tuổi sinh ra gãy xương, chất lượng xương giảm. Trong tình huống này nên nấu canh để giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

3. Bảo vệ mạch máu

Như đã nói ở trên, chạch rất giàu protein và các nguyên tố sắt, rất hữu ích cho những bệnh nhân bị thiếu máu do thiếu sắt.

4. Tăng sắt, bổ máu

Chạch chứa niacin, có thể làm giãn mạch máu, hạ cholesterol và nồng độ triglyceride trong máu, có thể điều chỉnh rối loạn lipid máu, giảm thiểu mức độ xơ cứng động mạch vành, làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh như nhồi máu cơ tim, phòng chống bệnh tim mạch hiệu quả.

5. Phòng chống ung thư

Nghiên cứu cho thấy, chạch rất giàu vitamin A, B, C và canxi, sắt… Đây là những chất cần thiết cho cơ thể để góp phần ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, nhiều người xem chạch là thực phẩm quý báu cần có trên mâm cơm của gia đình.

6. Chống viêm

Ăn cá chạch chứa một loại axit béo không bão hòa, có khả năng chống lão hóa mạch máu, rất tốt cho người cao tuổi. Chất nhầy trơn ngoài da của nó cũng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn.

7. Chữa suy giảm tình dục

Lấy 5-6 con chạch, tẩy hết mùi tanh. Mổ chạch, bỏ ruột, lọc lấy thịt, bảo toàn bộ xương. Đổ dầu vào nồi, dùng lửa nhỏ rán cho mềm xương rồi cho thịt chạch vào rán. Thêm 300ml rượu hoặc 600ml nước, một lát gừng, đun nhỏ lửa cho đến khi nước còn lại một nửa và chuyển thành màu sữa là được. Lấy nước này, thêm muối, hạt tiêu rồi uống và ăn thịt. Dùng liên tục nhiều ngày. Người bị suy giảm tình dục, suy nhược tinh thần và thể lực, mắc bệnh gan, kém ăn, xanh xao thiếu máu... dùng món ăn này đều rất tốt.

8. Chữa chứng bất lực, liệt dương

Cá chạch được dùng chữa bất lực sinh lý và liệt dương của nam giới khá công hiệu. Có thể dùng món ăn bài thuốc sau: cá chạch 250g, hạt hẹ 50g. Làm sạch cá chạch, bỏ hết nội tạng. Hạt hẹ đãi sạch bọc vào vải, cho cùng vào nồi, đun với nửa lít nước, cho muối ăn vừa đủ. Sau khi nước sôi, để nhỏ lửa om cho đến khi nước cạn một nửa thì bỏ hạt hẹ ra, ăn cá, uống nước. Mỗi ngày ăn một lần, ăn liên tục trong 10 ngày là một liều thì sẽ thấy kết quả. Ăn hết hai liều như trên (20 ngày) hiệu quả sẽ rõ ràng hơn.

Hoặc: cá chạch 300-500g, lạc nhân 100g, gạo tẻ 300g, dầu lạc hoặc dầu ăn thực vật khác, muối, xì dầu, đường, hành, rau thơm... vừa đủ. Đãi sạch gạo, cho ít muối vào rồi đảo đều. Đun nước sôi, cho gạo vào nấu cháo. Mổ chạch, lọc bỏ xương sống, rửa sạch, để khô rồi cho dầu ăn, muối, xì dầu và đường vào đảo đều. Khi cháo sắp được, cho chạch vào nấu chín là được. Lúc ăn cho thêm hành và rau thơm. Những người có cơ thể suy yếu, yếu sinh lý, mắc bệnh gan, vàng da... ăn cháo này hàng ngày đều tốt.

Lưu ý khi sử dụng cá chạch

Chúng ta có thể chế biến cá chạch với nhiều loại thức ăn đa dạng, phong phú. Tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng đối với loài cá này đó là không được chế biến chúng cùng với thịt chó, tiết chó và cua. Đối với những người mắc bệnh âm hư hỏa thịnh cũng cần hạn chế ăn nhiều.

Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/chach-om-chuoi-dau-a35957.html