10 thực phẩm gây mất sữa mẹ cần tránh xa sau sinh [CẢNH BÁO]

Việc bổ sung dưỡng chất cho mẹ sau sinh rất quan trọng, nhằm đảm bảo duy trì nguồn sữa mẹ dồi dào cho con bú, đồng thời hỗ trợ quá trình hồi phục của người mẹ sau “vượt cạn”.

Chính vì vậy, việc lựa chọn thực phẩm trong thực đơn hàng ngày cần được đặc biệt chú ý. Nên ưu tiên những thực phẩm giàu dinh dưỡng và tránh xa những thực phẩm gây mất sữa. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê những thực phẩm làm mất sữa và những lưu ý cần tránh cho sản phụ đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, cùng theo dõi nhé!

thực phẩm gây mất sữa

Tác hại nếu mẹ bị thiếu sữa sau sinh

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ không được bú mẹ sẽ tăng tỷ lệ tử vong khi mắc những bệnh truyền nhiễm như: viêm tai giữa, viêm dạ dày, viêm phổi,… Đặc biệt ở trẻ sinh non và cực non, không được bú sữa mẹ có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm ruột hoại tử.

Nhiều chuyên gia đã khuyến khích các bà mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong khoảng 6 tháng đầu đời của trẻ. Việc mẹ ít sữa sau sinh, và cho con bú sữa công thức quá sớm có thể làm giảm lượng sữa mẹ và tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 ở trẻ.

Điểm danh 10 loại thực phẩm gây mất sữa mẹ sau khi sinh con

Chế độ ăn uống cùng các thực phẩm chính trong mỗi bữa ăn góp phần quan trọng đến chất và lượng sữa mẹ sau sinh. Do đó, các mẹ sau sinh nên xây dựng thực đơn lành mạnh và tránh những thực phẩm gây mất sữa như:

1. Bia rượu

Bia rượu có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương và tạm thời ngăn chặn sự giải phóng oxytocin dẫn đến giảm lượng oxytocin lưu thông trong cơ thể. Điều này sẽ tạm thời làm gián đoạn phản xạ tiết sữa và ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ cần thiết để cho con bú. (1)

Theo các nghiên cứu, người mẹ cùng lúc uống 5 ly rượu trở lên sẽ làm giảm lượng sữa mẹ và ngăn phản xạ tiết sữa. Mặc dù trong vòng 24 - 48 giờ sau, cơ thể mẹ sẽ phục hồi nhanh chóng, nhưng nếu tần suất uống rượu thường xuyên có thể khiến cơ thể khó trở lại trạng thái ban đầu.

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), cho con bú sau khi uống 1 - 2 ly rượu (bao gồm cả bia) có thể làm giảm lượng sữa mẹ từ 20 - 23%, và khiến trẻ dễ kích động, khó ngủ. Mặt khác, rượu bia cũng có thể làm thay đổi mùi vị của sữa mẹ.

Chính vì thế, mẹ bầu sau sinh cần tránh sử dụng bia rượu và các loại đồ uống có cồn để tránh ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ.

bia rượu có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ
Phụ nữ sau sinh đang cho con bú sử dụng bia rượu thường xuyên có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và sức khỏe của bé

2. Bạc hà và các sản phẩm từ bạc hà

Bạc hà hoặc các sản phẩm từ bạc hà là một trong những thực phẩm có thể tác động đến nguồn sữa mẹ. Nếu dùng bạc hà với một lượng nhỏ vừa đủ sẽ không có tác động tiêu cực, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu bạc hà có thể giúp cải thiện vết nứt và làm dịu núm vú hiệu quả. Tuy nhiên, sử dụng bạc hà với liều lượng quá nhiều mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể nguồn sữa mẹ. (2)

3. Bắp cải

Bắp cải chứa nhiều chất xơ cùng nhiều dinh dưỡng cần cho sản phụ sau sinh duy trì sức khỏe, như vitamin K, vitamin C, folate. Tuy nhiên theo Đông y, bắp cải có tính hàn nên khi sử dụng với lượng lớn có thể làm giảm lượng sữa mẹ. Đặc biệt,mẹ đang cho con bú nếu ăn nhiều bắp cải có thể khiến trẻ đau bụng. Chính vì thế, các mẹ chú ý chỉ nên ăn bắp cải 1-2 lần/tuần để tránh ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ cũng như sức khỏe của bé.

Đắp lá bắp cải thường xuyên có thể làm cạn kiệt nguồn sữa mẹ, do đó chỉ áp dụng biện pháp này khi mẹ muốn cai sữa cho con. Bên cạnh đó, các loại kem bôi ngoài da có chiết xuất từ bắp cải cũng có tác dụng tương tự như khi dùng trực tiếp.

bắp cải có tính hàn
Bắp cải có tính hàn nên khi sử dụng với lượng lớn sẽ trở thành thực phẩm làm mất sữa mẹ

4. Đồ ăn cay nóng

Những loại đồ ăn cay nóng tuy bắt vị và ngon miệng nhưng nếu mẹ ăn nhiều trong giai đoạn cho con bú có thể làm gián đoạn quá trình tiết sữa, thậm chí gây mất sữa. Về lâu dài, khi mẹ có sở thích ăn đồ ăn cay nóng và dùng quá nhiều sẽ có hại đến sức khỏe của mẹ và khiến bé chậm tăng cân.

5. Caffeine

Caffeine có thể truyền gián tiếp đến trẻ qua đường sữa mẹ và làm cản trở giấc ngủ của trẻ. Đây là chất kích thích nên nếu mẹ dùng quá nhiều có thể khiến bé bồn chồn, khó chịu và khó ngủ. (3)

Caffeine xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống bao gồm cà phê, trà và sô cô la. Hiện nay trên thị trường caffeine còn được thêm vào một số loại nước loại và nước tăng lực nên các mẹ cần lưu ý lựa chọn sử dụng.

Mẹ có thể sử dụng caffeine nhưng vẫn nên hạn chế lượng tiêu thụ vào cơ thể ở mức không quá 300mg/ngày, đặc biệt trong giai đoạn bé dưới 6 tháng tuổi.

Mẹ có thể thay thế caffeine bằng các loại trà thảo mộc, tuy nhiên vẫn nên chú ý liều lượng và loại trà bởi một số thảo mộc có thể làm giảm nguồn sữa, bao gồm nhân sâm, ma hoàng, cam thảo, lô hội hoặc húng quế.

caffein có thể khiến bé cảm thấy khó chịu
Mẹ bầu sau sinh sử dụng caffeine quá liều có thể khiến bé khó chịu, cáu gắt và khó ngủ

6. Đồ chiên rán

Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ thường không chứa hàm lượng dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là mẹ sau sinh và đang cho con bú. Do đó, nhóm thực phẩm này được xếp vào nhóm các loại thực phẩm gây mất sữa, phụ nữ không nên sử dụng trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.

Cũng giống với những thực phẩm cay nóng, nếu mẹ ăn quá nhiều đồ chiên rán có thể gây mất sữa, thậm chí khiến bé chậm tăng cân.

7. Thức ăn nhanh

Các loại thức ăn nhanh như gà rán, hamburger, pizza, khoai tây chiên,… đều chứa nhiều dầu mỡ, chất béo và chất bảo quản gây hại cho cơ thể. Đặc biệt đối với sản phụ sau sinh và trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ nên nói không với các loại thức ăn nhanh, bởi nó có thể là nguyên nhân gây mất sữa.

Thay vào đó, mẹ nên ăn những món lành mạnh, chứa nhiều dinh dưỡng và hạn chế dầu mỡ, giúp bảo vệ sức khỏe, sớm hồi phục sau sinh và đảm bảo nguồn sữa tốt nhất cho con bú.

thức ăn nhanh không tốt cho nguồn sữa mẹ
Thức ăn nhanh được biết đến là thực phẩm không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là mẹ bầu sau sinh đang cho con bú

8. Hải sản gây dị ứng

Mặc dù cá vẫn là nguồn cung cấp protein tuyệt vời do chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho phụ nữ đang cho con bú, nhưng sản phụ sau sinh vẫn nên cẩn trọng với số lượng và loại hải sản tiêu thụ. Bởi hầu hết các loại cá đều có chứa hàm lượng thủy ngân và kim loại nặng nhất định, có thể tác động xấu đến hệ thần kinh và não bộ của trẻ.

Bên cạnh đó, một số loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, sò, mực, các loại ốc… có thể gây dị ứng. Phụ nữ sau sinh cần nắm rõ loại thực phẩm mình dị ứng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, gây gián đoạn quá trình tiết sữa, thậm chí là tử vong.

Hơn thế nữa, trẻ sơ sinh và trẻ em là nhóm đối tượng dễ dị ứng với hải sản nhất, do đó mẹ cần hạn chế ăn hải sản trong sáu tháng đầu sau sinh; đồng thời tránh tuyệt đối các món hải sản sống hoặc nấu chưa chín như tái chanh, gỏi cá sống,…

Mặt khác, ăn nhiều hải sản có thể gây chướng bụng, khó tiêu cũng như tăng nguy cơ nhiễm giun sán và nặng hơn là ngộ độc.

9. Rau răm

Theo Đông y, rau răm có tính ấm và tác dụng điều hòa kinh nguyệt và bổ huyết ở nữ giới, nhưng với phụ nữ sau sinh đang cho con bú thì đây là thực phẩm gây mất sữa cần đặc biệt tránh xa. Việc ăn rau răm thường xuyên với liều lượng quá nhiều có thể khiến mẹ không tiết đủ lượng sữa cho con bú.

10. Súp lơ

Súp lơ là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, ngoại trừ mẹ bầu sau sinh. Mẹ đang cho con bú ăn nhiều súp lơ có thể khiến trẻ cáu gắt, đầy hơi và đi ngoài nhiều. Đặc biệt, súp lơ còn ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ và là một trong những thực phẩm gây mất sữa sau sinh mà mẹ cần hạn chế sử dụng hàng ngày.

rau chứa nhiều lưu huỳnh và tính hàn
Các loại rau thuộc họ cải có chứa nhiều lưu huỳnh và tính hàn nên ăn nhiều có thể gây khó chịu, đầy hơi và đi ngoài ở cả mẹ và bé

Tham khảo: Ăn gì nhiều sữa?

Những việc cần tránh để tránh mất sữa sau sinh

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sản phụ sau sinh và đang nuôi con bằng sữa mẹ nên tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, tăng lượng calo, protein, vitamin và khoáng chất.

Tuy nhiên để đảm bảo nạp đủ calo và duy trì việc sản xuất sữa cũng như cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé, sản phụ sau sinh, đang cho con bú mẹ cần chú ý những việc sau:

Xem thêm: Clip hướng dẫn mẹ cho con bú đúng cách

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do đó mẹ nên duy trì cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời để hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và con phát triển toàn diện - đặc biệt là trí não. Trong giai đoạn này, mẹ nên đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống và ngủ nghỉ, tránh dùng những thực phẩm “nghèo” dinh dưỡng khiến nguồn dưỡng chất từ sữa mẹ suy giảm.

Để đặt lịch khám và tư vấn từ các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, mẹ vui lòng liên hệ đến:

Trên đây là danh sách 10 loại thực phẩm gây mất sữa các bà mẹ đang cho con bú cần lưu ý. Tuy nhiên tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh lý của mỗi bà mẹ sẽ có chế độ dinh dưỡng hợp lý khác nhau. Để biết rõ hơn về tình trạng của mình cũng như xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhất, các mẹ nên gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia sinh sản để có thể nhận tư vấn chính xác nhất.

Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/cho-con-bu-an-nhan-duoc-khong-a37535.html