Trước khi bắt đầu buổi chụp ảnh đường phố ban đêm, bạn nên chuẩn bị chi tiết kế hoạch để có được những bức ảnh chất lượng đúng ý, tiết kiệm thời gian và công sức, xác định trước bản thân muốn chụp gì.
Trong quá trình lên kế hoạch, bạn cần xác định được dự định chọn những vị trí chụp nào, khảo sát trước xung quanh xem đâu sẽ góc chụp ưng ý, bên cạnh đó còn có thể xem xét trước các ánh sáng, đặc điểm kiến trúc lý tưởng để đưa vào khung ảnh. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu và tham khảo trước tác phẩm hay kinh nghiệm chụp ảnh đêm của các nhiếp ảnh gia khác ra sao để có thêm những bài học.
Nếu muốn tạo ra những bức ảnh đường phố ban đêm đạt chất lượng và đẹp nhất, bạn nên thử chọn chụp với định dạng ảnh RAW. Bởi định dạng ảnh RAW là kiểu định dạng cho phép giữ lại những chi tiết nguyên bản cho ảnh sau khi chụp. Từ đó cho phép người chụp tùy chỉnh ảnh với các phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, định dạng RAW còn rất có ích trong chụp ảnh đường phố ban đêm bởi nó cho phép nhiếp ảnh gia có thể điều chỉnh thông số linh hoạt hơn. Trong đó bao gồm hỗ trợ việc thay đổi các thông số như cân bằng trắng - WB, nhiệt độ màu, tăng sáng, giảm tối, phơi sáng,…
Nếu muốn kiểm soát độ phơi sáng, bạn nên ưu tiên chụp ở chế độ Manual để có thể chọn độ mở ống kính hẹp tốt nhất. Bên cạnh đó còn là khẩu độ vàng và tốc độ màn trập chậm nhằm hỗ trợ hiệu quả cho quá trình chụp ảnh đường phố ban đêm. Bạn có thể bắt đầu bằng cách căn chỉnh bố cục khung hình và đo sáng với thiết lập khẩu độ hẹp f/8 - f/16.
Tiếp đó, bạn có thể xoay chỉnh tốc độ màn trập cho đến lúc điểm phơi sáng nằm ở giữa dải Chỉ số phơi sáng. Bạn có thể chụp thử nghiệm một số bức ảnh và kiểm tra lại kết quả trên màn hình LCD của mình. Nên lưu ý rằng có thể những bức ảnh kết quả đó là những gì máy ảnh cho rằng đang đạt độ phơi sáng tốt nhất. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy chưa hài lòng, ví dụ như những bức ảnh đang quá sáng, bạn có thể nên giảm 1-2 stop để chúng nhìn tối hơn.
Trước khi chụp, bạn nên tìm hiểu và nghiên cứu các bối cảnh trước và xác định những vị trí chụp lý tưởng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý có thể chọn những nơi mà góc máy có thể làm nổi bật phần Bóng tối trong khung cảnh. Lưu ý nên chú trọng đến việc làm nổi bật những ánh sáng rực rỡ hoặc màu sắc trên nền bóng tối, giúp cho bức ảnh trở nên thú vị hơn
Thường chụp ảnh đường phố ban đêm sẽ yêu cầu tốc độ chậm, vì vậy nên nó cũng cần hạn chế vấn đề về rung lắc. Do vậy nên trong quá trình chụp, nhiếp ảnh gia nên giảm tối thiểu nhất có thể việc di chuyển để không khiến ảnh bị mờ nhòe, rung hình và trở nên mất nét, mất đi những chi tiết đắt giá. Nếu muốn khắc phục tình trạng này, người chụp có thể kích hoạt tính năng Mirror Lock-up trong Menu tùy chỉnh.
Để tạo hiệu ứng này, người chụp có thể dùng khẩu độ hẹp ở mức f/16 hay f/22 để có thể đảm bảo độ sắc nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh nền. Bên cạnh đó, nó cũng sẽ giúp cho đèn đường trở nên lấp lánh, rực rỡ và ảo diệu hơn trong ảnh.
Nếu bạn chụp phơi sáng vào ban đêm, dù thao tác chạm vào máy ảnh khi nhấn nút màn trập chỉ là hành động nhỏ nhưng cũng đủ tạo ra rung động khiến cho một bức ảnh mờ. Vì vậy, bạn nên sử dụng dây bấm mềm để kích hoạt, tránh chạm vào máy ảnh. Còn nếu không có sẵn dây bấm mềm, bạn có thể sử dụng chế độ hẹn giờ để kích hoạt màn trập sau khi đã nhấn nút chụp giúp tránh rung lắc.
Đối với ảnh đường phố đêm, sử dụng chân máy sẽ phù hợp khi bạn muốn chụp cảnh đông đúc với nhiều người và chuyển động. Bên cạnh đó, bạn có thể thử nghiệm tốc độ cửa trập chậm hơn, chẳng hạn như 1/8 giây và chụp nhiều ảnh để tạo hiệu ứng bắt mắt.
Đối với việc dùng đèn flash trong chụp ảnh đường phố ban đêm, nó sẽ là một ý tưởng hay đem đến cho bạn những tác phẩm tuyệt vời nếu bạn biết căn chỉnh tốt.
Biết cách sử dụng đèn flash sẽ giúp bạn khắc phục và cải thiện được nhiều hạn chế đối với việc chụp ảnh ban đêm. Bạn có thể dùng tốc độ cửa trập nhanh hơn, gíup cho ảnh có độ sâu trường hơn và giảm nhiễu hạt tốt hơn.
Bên cạnh đó, đèn flash có thể hỗ trợ cho công việc chiếu sáng bối cảnh. Bạn có thể đặt máy ảnh phơi sáng để chụp và sử dụng đèn flash để thêm ánh sáng vào trong khung hình chụp.
Đã là chụp ảnh đường phố ban đêm thì những bức hình của bạn cũng nên có những mảng tối trong đó cùng bóng sâu. Có thể sẽ có những khu vực khó nhìn và khó nhận ra. Bởi bản chất khi bạn nhìn và cảm nhận về một hình ảnh ban đêm, hình ảnh đó phải nằm xa hơn về phía tối so với ảnh ban ngày.
Ngoài ra khi bạn phơi sáng cho ảnh chụp đường phố ban đêm, nhất là với máy có cài đặt tự động, máy ảnh thường sẽ đọc sai cảnh và khiến cho ảnh bị dư sáng. Đôi lúc ảnh sẽ bị sáng và nhìn mọi thứ như đang ở ban ngày. Vậy nên nó sẽ mất đi bản chất và vẻ đẹp của một bức ảnh đêm.
Đối với những trường hợp như vậy, bạn có thể giảm độ bù sáng trên máy ảnh của bạn một chút. Sẽ có nhiều tình huống hình ảnh ban đêm nhìn sáng là một ưu điểm. Tuy nhiên vẫn sẽ có những tình huống hình ảnh ban đêm cần phải trở nên tối và lột tả nét chân thực, vẻ đẹp bí ẩn buổi đêm.
Nếu muốn thực sự cảm nhận, tiếp thu và hoà mình vào cuộc sống đường phố vào ban đêm, các bạn nên đi chậm lại một chút dừng lại thường xuyên để nhìn xung quanh, quan sát ánh sáng và chờ đợi khoảnh khắc phù hợp để chụp ảnh.
Các bạn có thể sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn thông thường, vì vậy việc dừng lại để chụp ảnh là điều quan trọng hơn bao giờ hết.
Nguồn tham khảo: nhiepanhvungtau, studiovietnam, mayanhhoangto
Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/anh-pho-toi-a37627.html