Mắc xương cá ở cổ họng phải làm sao? Cách trị hóc xương cá tại nhà? Mẹo chữa hóc xương cá cho trẻ? Rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc chữa hóc xương cá được độc giảm quan tâm. Đây là một tình trạng rất thường gặp trong cuộc sống thường ngày. Cùng khám phá bài viết dưới đây của Bác sĩ Sử Ngọc Kiều Chinh để tìm hiểu mẹo chữa hóc xương cá hiệu quả nhé.
Nuốt phải xương là một tình trạng khá phổ biến. Thông thường nó sẽ trôi xuống dạ dày mà không gây ra bất kỳ vấn đề gì. Tuy nhiên đôi khi nó bị mắc lại một vị trí nào đó mà không đi xuống được dạ dày, tình trạng này chính là hóc xương. Một số trường hợp thì bị xương cá đâm vào họng.
Nếu bạn bị hóc xương, nó có thể gây đau và khiến bạn lo lắng. May mắn thay, hiện có nhiều cách chữa hóc xương cá tại nhà hữu hiệu. Giúp bạn có thể chủ động xử lý nó. Tuy nhiên khi gặp khó khăn và không tự xử lý được bạn nên đến gặp bác sĩ.
Nếu bạn bị mắc xương, tự bạn có thể cảm nhận được điều đó ngay. Thường sau khi ăn những thức ăn có xương, bạn sẽ có những cảm giác dưới đây:
Khó nuốt là một triệu chứng của hóc xương cá, nhưng đôi khi nó còn là biểu hiện của các bệnh lý. Vậy các bệnh lý gây khó nuốt đó là gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Hóc xương cá thường không phải là tình trạng cấp cứu. Vì thế, có nhiều cách chữa hóc xương mà bạn có thể thử tại nhà, hạn chế việc phải đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, việc xử lý tình huống này đôi khi sẽ làm bạn bỡ ngỡ và không biết nên bắt đầu từ đâu, hay làm như vậy có đúng không.
Khi có bất kỳ câu hỏi nào trong lúc xử trí tình huống nuốt phải xương, bạn có thể được TƯ VẤN NGAY TẠI NHÀ bởi bác sĩ chuyên khoa qua ứng dụng YouMed. Tải app YouMed để đặt câu hỏi miễn phí cho bác sĩ nhé.
Sau đây, mời bạn xem ngay cách chữa hóc xương cá tại nhà hiệu quả qua video bên dưới nhé!
Lưu ý:
Ho có thể làm xương lắc lư và rơi ra. Chỉ thực hiện vài lần. Nếu không thành công nên đổi phương pháp hoặc đến bệnh viện để gắp ra. Vì ho khạc nhiều có thể làm tổn thương vùng họng.
Giấm có tính axit. Uống giấm có thể giúp làm mềm xương cá, làm cho nó rơi ra và dễ nuốt hơn. Hãy thử pha loãng 2 muỗng canh giấm trong một cốc nước, hoặc uống trực tiếp 1 muỗng canh giấm. Giấm táo là một lựa chọn tốt mà không quá tệ, đặc biệt là với mật ong.
Trong nhiều năm, một số bác sĩ đã sử dụng coca cola và các đồ uống có ga khác để điều trị cho những người bị mắc xương cá trong cổ họng.
Khi soda đi vào dạ dày của bạn, nó sẽ giải phóng khí. Những khí này giúp phân hủy xương và tạo áp lực có thể làm xương bị tiêu biến. Thật là lợi hai phải không nào.
Dầu ô liu là một chất bôi trơn tự nhiên. Nếu bạn bị hóc xương cá ở cổ họng, hãy thử nuốt 1 hoặc 2 thìa canh dầu ô liu. Nó sẽ bao phủ và bôi trơn niêm mạc cổ họng và xương của bạn. Giúp bạn dễ dàng nuốt xuống hoặc ho ra, làm xương dễ dàng thoát ra hơn.
Sau vài phút ngậm, vitamin C sẽ giúp phân rã xương cá, nhất là những xương nhỏ. Bên cạnh đó, vitamin C cũng có tác dụng kháng viêm, giảm đau tốt khi vùng họng bị xương làm tổn thương.
Cũng như viên ngậm vitamin C, cách chữa hóc xương cá bằng chanh cũng là một giải pháp tối ưu. Bạn có thể ngậm một miếng chanh, cam hoặc vỏ của chúng. Điều này có thể giúp làm xương mềm hơn.
Nghe có vẻ lạ, nhưng một viên kẹo dẻo béo ngậy có thể là thứ bạn cần để tống phần xương đó ra khỏi cổ họng.
Nhai kẹo marshmallow vừa đủ để làm mềm, sau đó nuốt một miếng marshmallow lớn. Chúng có thể bám dính và kéo cả miếng xương và mang nó xuống dạ dày của bạn.
Một số người nhận thấy rằng chuối, giống như kẹo dẻo, lấy xương cá và kéo xuống dạ dày của bạn.
Hãy cắn một miếng chuối lớn và ngậm trong miệng ít nhất một phút. Khi nó đã thấm ít nước bọt và mềm ra, bạn hãy nuốt cả miếng. Đây quả là một mẹo trị hóc xương cá ở cổ mà ai cũng có thể làm được.
Nhúng bánh mì vào nước là một mẹo cổ điển để tống thức ăn ra khỏi cổ họng.
Ngâm một miếng bánh mì trong nước khoảng một phút, sau đó cắn một miếng lớn và nuốt toàn bộ. Phương pháp này đặt trọng lượng lên xương cá và đẩy nó xuống dưới.
Bạn có cảm thấy cách này quen không nào. Đây có lẽ là mẹo chữa hóc xương cá quen thuộc nhất đối người dân Việt Nam, được ông bà truyền lại qua nhiều đời. Ăn một miếng cơm lớn vừa đủ, nhai qua vài cái rồi nuốt cơm xuống, lúc này xương có thể theo cơm đi xuống. Tuy nhiên chỉ áp dụng khi bạn bị mắc xương nhỏ. Trường hợp mắc xương lớn thì nên đi gặp bác sĩ bạn nhé!
Trong nhiều trường hợp, người ta đến bệnh viện vì nghĩ rằng họ bị hóc xương, nhưng thực tế lại không có gì mắc trong họng cả.
Xương cá rất nhọn và có thể cào xướt thành họng khi bạn nuốt. Đôi khi bạn chỉ có cảm giác đau và khó chịu do vết xướt gây ra, còn miếng xương thì đã trôi xuống dạ dày.
Nếu triệu chứng không nghiêm trọng, cảm giác hóc xương cũng như tình huống nuốt xương không rõ ràng, bạn có thể muốn chờ đợi.
Tuy nhiên, cần phải đảm bảo rằng họng bạn không có dị vật nào trước khi đi ngủ.
Nếu trẻ không may bị hóc xương, bạn nên bình tĩnh và dưới đây là mẹo chữa hóc xương cá cho trẻ:
Khi đã thử các phương pháp trên nhưng xương vẫn bị mắc trong cổ họng và tình trạng người bị hóc xương có dấu hiệu nghiêm trọng nên ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được gắp ra. Hoặc đối với những mẩu xương lớn hay nằm sâu, không nên tự xử lý ở nhà.
Nếu xương cá nằm sâu trong thực quản và không được xử trí, nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Nên đến khám bác sĩ ngay khi có các triệu chứng sau đây:
Nếu đã thực hiện các phương pháp tại nhà nhưng không xử trí được hóc xương, bạn nên đến khám bác sĩ tai mũi họng. Thường thì các bác sĩ có thể lấy xương ra dễ dàng qua khám họng. Nếu thăm khám họng không phát hiện xương, bác sĩ sẽ nội soi họng thanh quản để kiểm tra.
Ống nội soi có gắn camera ở đầu sẽ được đưa vào vùng họng để tìm xương. Khi phát hiện xương, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để gắp ra.
Ngoài ra, bạn cũng có thể được chụp phim Xquang để xác định vị trí của xương.
Nếu tình trạng hóc xương cá của bạn trở nên nặng nề, bạn phải đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để có hướng điều trị thích hợp nhất. Đây là một số bác sĩ, phòng khám Tai Mũi Họng tốt nếu bạn sống tại TP.HCM.
Nếu xương cá không được xử trí, nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Khi bạn tin rằng mình bị hóc xương cá và xử trí tại nhà không thành công. Bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra. Tuyệt đối không nên đi ngủ khi vẫn còn nghi ngờ xương đang nằm trong cổ họng.
Những biến chứng có thể xảy ra khi bị mắc xương:
Một số người có nguy cơ cao bị hóc xương. Hóc xương phổ biến ở các đối tượng sau:
Xương cá, đặc biệt là xương dăm rất nhỏ nên có thể dễ dàng bị bỏ qua trong khi chế biến hoặc khi nhai. Một số loại cá có cấu trúc xương phức tạp hơn những loại khác. Điều này có thể khiến cho việc nhặt sạch xương khó khăn hơn. Các loại cá khó làm sạch xương và bạn phải cẩn thận hơn khi ăn như là: cá bống, cá rô phi, cá chép, cá hồi,…
Tuy nhiên, nên nhớ rằng ăn bất cứ loại cá hay thực phẩm có xương nào cũng đều có nguy cơ khiến bạn mắc xương. Cách tốt nhất là nên ăn chậm và nhai kỹ.
Nếu bạn thường ăn cá trong thực đơn hằng ngày, bạn luôn có nguy cơ bị hóc xương cá. Có nhiều mẹo chữa hóc xương cá hiện nay có thể giúp bạn xử trí vấn đề này. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng với những xương nhỏ. Với những xương lớn hay triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra. Không nên đi ngủ khi nghi ngờ xương cá vẫn nằm trong họng. Cũng không nên chủ quan bỏ qua việc hóc xương, vì nó có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/mac-xuong-ca-phai-lam-sao-a37688.html