Đau bụng tiêu chảy: 10 nguyên nhân phổ biến và cách phòng ngừa

Đau bụng tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa rất phổ biến. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến các nguyên nhân như nhiễm trùng tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm, rối loạn chức năng ruột hoặc một số bệnh lý nghiêm trọng… Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp để kiểm soát triệu chứng.

đau bụng ỉa chảy

Đau bụng tiêu chảy là gì?

Đau bụng tiêu chảy là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thường gặp, xuất hiện với triệu chứng thông thường như: Đau quặn bụng, có thể liên quan hoặc không liên quan đến bữa ăn, đi tiêu phân lỏng nhiều lần, có thể kèm nhầy máu, đôi lúc có cảm giác nóng rát hậu môn, buồn nôn, chóng mặt… Tình trạng này khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.

bị đau bụng tiêu chảy
Đau bụng tiêu chảy là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau

Nguyên nhân gây đau bụng tiêu chảy

Đau bụng tiêu chảy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

1. Viêm dạ dày ruột

Đau bụng tiêu chảy có thể xảy ra do viêm dạ dày ruột, là tình trạng nhiễm trùng dạ dày và ruột do vi khuẩn hoặc virus. Triệu chứng thường xuất hiện sau khi người bệnh nhiễm vi khuẩn, virus khoảng vài giờ đến vài ngày. Hai số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

Trong cả hai trường hợp, các triệu chứng thường biến mất mà không cần điều trị. Người bệnh có thể chỉ cần áp dụng các phương pháp kiểm soát và chăm sóc tại nhà để giảm bớt khó chịu như: uống nhiều nước, nghỉ ngơi, dùng thuốc không kê đơn… Trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng, giải pháp tốt nhất là nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để có phương án điều trị kịp thời.

ỉa chảy đau bụng
Viêm dạ dày ruột có thể gây đau bụng và tiêu chảy

2. Ngộ độc thực phẩm

Đau bụng tiêu chảy cũng là triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm, thường xảy ra trong thời gian ngắn và biến mất vài giờ đến vài ngày sau khi ăn. Tình trạng ngộ độc thực phẩm thường xảy ra khi bệnh nhân ăn, uống phải các thức ăn, đồ uống ôi thiu, không vệ sinh, bị nhiễm vi khuẩn, virus, vi nấm gây bệnh hoặc có độc tố mạnh.

Một số trường hợp có thể gặp ngộ độc thực phẩm như:

Biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm là lựa chọn các loại đồ ăn, thức uống vệ sinh, đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình. Ngoài ra, người bệnh nên thay đổi từ từ chế độ ăn uống và chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tiêu hóa tốt hơn.

3. Khó tiêu và ăn quá nhiều

Ăn quá nhiều đặc biệt là các thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể dẫn đến khó tiêu, tiêu chảy và đau bụng do hệ thống tiêu hóa phải chịu áp lực quá lớn. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này, trong đó phổ biến nhất ở trẻ em.

Giải pháp phòng ngừa bao gồm:

tiêu chảy đau bụng
Ăn quá nhiều có thể gây đau bụng và tiêu chảy do khó tiêu

4. Hội chứng ruột kích thích

Đau bụng tiêu chảy kéo dài có thể là dấu hiệu gợi ý về hội chứng ruột kích thích. Bệnh thường biểu hiện bằng các triệu chứng đau bụng quanh rốn hoặc dọc khung đại tràng. Cơn đau bụng thường liên quan với rối loạn chức năng đi tiêu, biểu hiện bằng tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, gây khó chịu cho người bệnh. Tình trạng này có thể được kiểm soát bằng cách:

5. Bệnh viêm ruột

Bệnh viêm ruột (IBD) là một nhóm các tình trạng bệnh có tổn thương đặc trưng tại ruột, bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

Bệnh viêm ruột mạn có thể gây tổn thương đường tiêu hóa nghiêm trọng, cần chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời để tránh tình trạng tiến triển đến các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể dùng thuốc điều trị đặc hiệu theo chỉ định của bác sĩ hoặc phẫu thuật trong trường hợp cần thiết.

6. Căng thẳng

Căng thẳng có thể gây kích thích nhu động ruột, dẫn đến tiêu chảy và đau bụng. Đây đồng thời cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích. (1)

Khi trục não và ruột bị kích thích hoặc ức chế có thể dẫn đến các rối loạn về tiêu hóa. Người bệnh có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách:

Khi thấy tình trạng căng thẳng kéo dài, người bệnh nên gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý trị liệu để được thăm khám, điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

7. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc điều trị có thể gây kích ứng dạ dày, dẫn đến đau bụng tiêu chảy, bao gồm:

Triệu chứng tiêu chảy, đau bụng thường biến mất sau vài ngày ngưng dùng thuốc. Nếu dấu hiệu vẫn kéo dài sau khi ngừng thuốc, người bệnh nên đi khám bác sĩ để có biện pháp kiểm soát phù hợp.

8. Uống nhiều rượu

Rượu gây cản trở quá trình tiêu hóa, tăng tốc độ co bóp đại tràng, làm giảm khả năng hấp thu nước ở đại tràng, một số loại rượu mạnh sẽ ảnh hưởng đến hệ vi sinh thường trú tại đường ruột, có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, nôn ói và nhiều triệu chứng khó chịu khác. Giải pháp tốt nhất là từ bỏ thói quen uống rượu hoặc chỉ uống với liều lượng vừa phải, tối đa 1 ly/ngày đối với nữ và 2 ly/ngày đối với nam.

9. Mang thai

Nội tiết tố, thói quen ăn uống và cấu trúc cơ thể thay đổi trong giai đoạn mang thai cũng có thể gây các triệu chứng rối loạn về đường tiêu hóa, trong đó có thể thường xuyên bị đau bụng tiêu chảy. Nếu triệu chứng kéo dài nhiều ngày hoặc tình trạng kèm theo nhiều triệu chứng bất thường như sốt, tiêu phân máu, đau bụng nghiêm trọng trong thai kỳ, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ chuyên khoa.

10. Một số nguyên nhân khác

Một số bệnh lý xảy ra ở các cơ quan trong ổ bụng cũng có thể gây đau bụng kèm tiêu chảy, bao gồm:

Nếu triệu chứng đau bụng, tiêu chảy tăng dần về mức độ hoặc kéo dài trên 3 ngày hoặc tái phát liên tục, người bệnh nên đi khám sớm với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.

Điều trị đau bụng tiêu chảy thế nào?

Triệu chứng đau bụng tiêu chảy có thể được kiểm soát hiệu quả thông qua các phương pháp điều trị sau:

1. Dùng thuốc

2. Chăm sóc tại nhà

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Người bệnh cần khám bác sĩ trong trường hợp triệu chứng đau bụng tiêu chảy kéo dài nhiều ngày, cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn trong vòng 24 giờ hoặc đi kèm với các dấu hiệu nguy hiểm sau: (2)

Tiêu chảy đặc biệt nguy hiểm hơn khi xảy ra ở trẻ sơ sinh, người già và những người hệ miễn dịch yếu, cần đi khám ngay để điều trị kịp thời.

đau bụng bị tiêu chảy
Thăm khám bác sĩ khi đau bụng và tiêu chảy kéo dài

Cách phòng ngừa đau bụng tiêu chảy

Không phải tất cả các trường hợp đau bụng tiêu chảy đều có thể ngăn ngừa được, nhưng có thể hạn chế tối đa bằng các phương pháp sau:

Chế độ ăn uống khi bị đau bụng tiêu chảy

Dưới đây là chế độ ăn uống lành mạnh dành cho người bệnh bị tiêu chảy, đau bụng:

1. Khi bị đau bụng tiêu chảy nên ăn gì?

Người bệnh có thể áp dụng chế độ ăn uống BRAT bao gồm: chuối, gạo trắng, mứt táo và bánh mì. Những thực phẩm này thường lành tính, ít chất xơ, sẽ không làm triệu chứng tiêu chảy, đau bụng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cân nhắc bổ sung thêm các loại thức ăn sau: ngũ cốc, bột yến mạch, nước ép trái cây ít đường, khoai tây, thịt gà, thịt bò ít mỡ. Giải pháp quan trọng, người bệnh cần bổ sung đủ nước, bao gồm cả nước tăng cường điện giải, nước dừa, nước trái cây cũng có nhiều chất điện giải có lợi cho bệnh nhân tiêu chảy.

2. Khi bị đau bụng tiêu chảy nên kiêng gì?

Các loại thực phẩm, đồ uống nên tránh khi bị tiêu chảy, đau bụng bao gồm:

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng (gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…). Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa - Ngoại khoa - Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về gan với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến triệu chứng đau bụng tiêu chảy, nguyên nhân, giải pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, bạn đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để chủ động theo dõi, thăm khám sớm, nhằm hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.

Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/meo-tri-dau-bung-di-ngoai-a37690.html