Chế độ ăn cho người bệnh gout có ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị bệnh. Do đó, để hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm do bệnh gout gây ra, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chế độ dinh dưỡng được khuyến cáo.
Gout là căn bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến vấn đề ăn uống, do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến hiện tượng lắng đọng các tinh thể urat hoặc tinh thể axit uric.
Theo đó, tình trạng lắng đọng ở khớp sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn. Về lâu dài bệnh có thể trở nên biến dạng, cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat như viêm thận kẽ, sỏi thận.... Bệnh gout thường gặp nhiều ở nam giới có tuổi 40 trở lên, bệnh thường tái phát nhiều lần không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn ảnh hưởng đến chất lượng đời sống.
Một số nguyên nhân gây ra bệnh gout:
Một số triệu chứng bệnh gout
Để đảm bảo hạn chế được tối đa biến chứng do bệnh gout gây ra thì chế độ ăn cho người bị gout cần có đủ năng lượng, đồng thời có các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh. Theo đó, chế độ ăn cho người bị tăng axit uric có cân nặng trong giới hạn bình thường, tránh tình trạng thừa cân béo phì nhưng cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, tránh để tình trạng kiêng kem dẫn đến suy dinh dưỡng.
Lượng chất đạm (protein) rất cần thiết cho cơ thể nhưng chế độ ăn cho người thừa đạm cũng sẽ được cân đối ở mức độ vừa phải, tránh tình trạng dung nạp quá nhiều để giảm lượng purin trong bữa ăn, vì chất này có nhiều trong các thực phẩm giàu chất đạm, các loại thịt đỏ. Ngoài ra, chất béo cũng cần thiết cho cơ thể nhưng nếu không tuân thủ nguyên tắc, ăn quá nhiều có thể khiến lượng mỡ dư thừa gây ra bệnh thừa cân béo phì, tăng mỡ máu.
Để hạn chế tối đa biến chứng do bệnh gout gây ra thì việc kiêng cữ một số thực phẩm là cần thiết. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe và không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống sau đây:
Người bị bệnh gout có thể sử dụng thoải mái các thực phẩm tinh bột và các loại rau củ bởi các loại tinh bột giàu carbohydrate là loại thực phẩm quan trọng đối với người bệnh gout. Đặc biệt các thực phẩm này đều chứa một lượng purin an toàn. Người bệnh có thể ăn các loại rau xanh, dưa chuột, súp lơ, mì, miến, bún, khoai bánh mì, ngũ cốc,...
Những thực phẩm người mắc bệnh gout cần tránh là các thực phẩm có chứa lượng purin cao như các loại hải sản, nội tạng động vật, thịt thú rừng, thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ (sò, ốc, hến.....). Hầu hết, các thực phẩm đều dễ dàng làm tăng nguy cơ hình thành bệnh gout cấp tính. Ngoài ra, người bệnh gout cần kiêng một số thực phẩm sau đây:
Một số loại gia vị như ớt, hạt tiêu cũng nên dùng hạn chế vì sử dụng các loại gia vị này có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ gây tái phát bệnh gout.
Chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị bệnh, do đó những người mắc bệnh gout cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.
Đặc biệt khi điều trị và thăm khám bệnh tại Vinmec, Quý khách hàng còn được đội ngũ y bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng và duy trì lối sống để phòng ngừa và điều trị sao cho phù hợp với thể trạng nhất.
Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.
Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/bi-gout-an-gi-a38421.html