Trong suốt thập kỷ qua, người tiêu dùng trên khắp thế giới đã đặc biệt quan tâm tới sản phẩm đường tinh luyện và các mặt tiêu cực của loại đường này lên sức khỏe con người. Lượng đường tinh luyện hấp thụ có liên quan trực tiếp đến các tình trạng như béo phì, tiểu đường loại 2 và bệnh tim. Tuy nhiên, loại sản phẩm này lại được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, khiến người tiêu dùng đặc biệt khó tránh.
Đường tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm trái cây, rau, sữa, ngũ cốc, và thậm chí các loại hạt. Loại đường tự nhiên này có thể được chiết xuất để sản xuất thành đường tinh luyện hiện đang rất phổ biến trong quá trình chế biến thực phẩm. Đường cát và si-rô ngô hàm lượng cao fructose (HFCS) là hai ví dụ phổ biến của đường tinh chế.
Đường cát, còn được gọi là sucrose, thường được chiết xuất từ cây mía hoặc củ cải đường.
Quá trình sản xuất bắt đầu bằng việc rửa mía hoặc củ cải, cắt lát và ngâm chúng trong nước nóng, cho phép các nguyên liệu chiết ra lượng đường có sẵn. Nước đường này sau đó được lọc thành một loại si-rô rồi tiếp tục được xử lý thành tinh thể đường bằng cách làm sạch, sấy khô, làm lạnh và đóng gói trở thành sản phẩm được bày bán trên thị trường.
Si-rô ngô hàm lượng cao fructose (HFCS) là một loại đường tinh luyện. Ngô trước tiên được xay để làm tinh bột ngô và sau đó được chế biến thêm để tạo si-rô ngô. Enzyme sau đó được thêm vào trong quá trình sản xuất, làm tăng hàm lượng đường fructose, trở thành si-rô ngô có vị ngọt đậm.
Loại phổ biến nhất là HFCS 55, chứa 55% fructose và 42% glucose - một loại đường khác. Tỷ lệ fructose này tương tự như đường cát.
Những loại đường tinh chế này thường được sử dụng để thêm hương vị cho thực phẩm nhưng cũng có thể hoạt động như một chất bảo quản trong mứt và thạch hoặc góp phần giúp các thực phẩm như dưa chua và bánh mì lên men. Loại đường này cũng thường được sử dụng với số lượng lớn để chế biến các món tráng miệng như nước ngọt và bánh kem.
Các loại đường như đường cát và HFCS được thêm vào các loại thực phẩm khác nhau, bao gồm nhiều loại mà người dùng không nghi ngờ có chứa đường. Do đó, đường tinh luyện có thể nằm trong chế độ ăn uống của nhiều người và trở thành nguyên nhân của hàng loạt các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Việc tiêu thụ một lượng lớn đường tinh luyện, đặc biệt là dưới dạng đồ uống có đường, có liên quan trực tiếp đến bệnh béo phì và dư thừa mỡ bụng, từ đó gây ra bệnh tiểu đường và bệnh tim.
Đặc biệt, thực phẩm giàu HFCS có thể khiến cơ thể xuất hiện tình trạng kháng leptin, một loại hormone báo hiệu cơ thể khi nào nên ăn và khi nào nên dừng lại. Điều này có thể giải thích phần nào mối liên hệ giữa việc tiêu thụ đường tinh luyện và bệnh béo phì.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra chế độ ăn nhiều đường tinh luyện thường liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim cao, bệnh tiểu đường loại 2, trầm cảm, mất trí nhớ, bệnh gan và một số loại ung thư
Vì một số lý do, đường tinh luyện thường được cho là có hại đối với sức khỏe hơn đường tự nhiên.
Các thực phẩm có chứa nhiều đường tinh luyện cũng thường là những sản phẩm đã được trải qua nhiều quá trình xử lý. Đường tinh luyện thường được thêm vào thực phẩm và đồ uống để cải thiện hương vị. Loại đường này được coi là có hàm lượng calo rỗng vì đường tinh luyện không chứa vitamin, khoáng chất, protein, chất béo, chất xơ hoặc các hợp chất dinh dưỡng khác.
Hơn nữa, đường tinh luyện thường được thêm vào thực phẩm và đồ uống đóng gói, chẳng hạn như kem, bánh ngọt và nước ngọt. Những sản phẩm này đều đã qua nhiều quá trình xử lý. Ngoài việc ít chất dinh dưỡng, những thực phẩm chế biến sẵn này có thể có hàm lượng muối và chất béo cao, cả hai đều có thể gây hại cho sức khỏe của khi tiêu thụ với số lượng lớn
Ngược lại, đường tự nhiên thường được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng hơn. Hai ví dụ phổ biến bao gồm đường trong sữa và fructose trong trái cây.
Từ góc độ hóa học, cơ thể con người phân giải các loại đường tự nhiên và tinh chế thành các phân tử giống hệt nhau, xử lý cả hai tương tự nhau. Tuy nhiên, đường tự nhiên thường được tìm thấy trong những loại thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi khác.
Ví dụ , không giống như fructose trong HFCS, fructose trong trái cây đi kèm với chất xơ và nhiều loại vitamin, khoáng chất và các hợp chất có lợi khác khi hấp thụ vào cơ thể. Chất xơ có tác dụng làm chậm tốc độ đường đi vào máu, giảm khả năng tăng đột biến lượng đường trong máu.
Tương tự, đường sữa trong sữa được hấp thụ vào cơ thể cùng với lượng protein và mức độ chất béo có sẵn trong sữa, hai chất dinh dưỡng này cũng giúp ngăn ngừa sự tăng đột biến của chỉ số đường huyết.
Mặc dù đường tự nhiên thường được coi là có lợi hơn so với đường tinh chế, nhưng điều này không đúng trong mọi trường hợp. Đường tự nhiên cũng có thể được chế biến và sử dụng theo những cách khiến loại bỏ bỏ hầu chất xơ và các chất dinh dưỡng khác. Sinh tố và nước ép là ví dụ trong cách chế biến này.
Ở dạng nguyên bản, khi ăn các loại hoa quả, người dùng cần sử dụng răng để nhai và nghiền thực phẩm trước khi tiêu hóa. Quá trình này làm giảm tốc độ hấp thụ đường trong hoa quả và kích thích tiêu thụ chất xơ từ bã quả. Việc ép các loại hoa quả lấy nước haowcj xay sinh tố phá vỡ hoặc loại bỏ gần như tất cả các liên kết chất xơ, cũng như loại bỏ quá trình nhai trước khi hấp thụ. Vì vậy, khi sử dụng nước ép hoặc sinh tố trái cây, người dùng thường có xu hướng sử dụng lượng lớn hơn so với khi ăn nguyên quả. Quá trình ép nước hoặc xay sinh tố cũng loại bỏ một số vitamin và các hợp chất thực vật có lợi tự nhiên được tìm thấy trong trái cây.
Các dạng đường tự nhiên phổ biến khác bao gồm mật ong và xi-rô cây thích. Chúng dường như cung cấp nhiều lợi ích hơn và nhiều chất dinh dưỡng hơn so với đường tinh chế. Tuy nhiên, các sản phẩm này cũng chứa rất ít chất xơ và giàu đường, vì vậy chỉ nên được tiêu thụ ở mức độ vừa phải.
Đường tinh luyện được thêm vào nhiều loại thực phẩm đóng gói. Do đó, việc kiểm tra bảng dinh dưỡng và thành phần có thể là công cụ giúp người dùng nhận biết từ đó giảm lượng đường tinh luyện trong chế độ ăn uống.
Một số các tên gọi có thể được sử dụng để thể hiện lượng đường trong sản phẩm, phổ biến nhất là xi-rô ngô hàm lượng cao fructose, đường mía, nước mía, xi-rô gạo, mật đường, caramel, và hầu hết các thành phần kết thúc bằng -ose, như glucose, maltose hoặc dextrose.
Dưới đây là một số loại thực phẩm thường chứa lượng đường tinh chế cao:
Việc hạn chế sử dụng các sản phẩm được kể trên có thể giúp giảm lượng đường trong chế độ ăn hằng ngày. Người dùng cũng có thể giảm lượng tiêu thụ đường tinh luyện bằng cách tránh sử dụng thêm các chất làm ngọt trong quá trình ăn uống như, đường cát, đường nâu, si-rô gạo và đường dừa.
Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.
Bài viết tham khảo: healthline.com
Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/duong-tinh-luyen-a39131.html