Vai trò của định lượng triglyceride trong máu là như thế nào?

Rối loạn mỡ máu, xơ vữa mạch máu, viêm tụy, đái tháo đường tuýp 2… là những bệnh thường có định lượng triglyceride tăng cao. Do đó, xét nghiệm định lượng triglyceride nhằm đánh giá mức độ rối loạn mỡ máu và tầm soát, điều trị bệnh kịp thời.

định lượng triglyceride

Định lượng triglyceride là gì?

Triglyceride là loại chất béo có trong máu, cung cấp năng lượng nuôi các tế bào. Tuy nhiên, nếu lượng triglyceride tăng quá nhiều trong máu dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim, viêm tụy, xơ vữa mạch máu…

Việc xét nghiệm định lượng triglyceride nhằm phân tích hàm lượng triglyceride có trong máu ở mức độ nào. Kết quả xét nghiệm này giúp đánh giá tình trạng cân bằng giữa trọng lượng lipid đưa vào và mức độ chuyển hóa lipid trong cơ thể. Người bệnh có cần điều trị hay không. (1)

Ý nghĩa của định lượng triglyceride máu

Chất béo trung tính triglyceride chiếm tới 95% tổng lượng chất béo có nguồn gốc từ mỡ động vật và dầu thực vật được đưa vào cơ thể mỗi ngày thông qua ăn uống. Xét nghiệm định lượng triglyceride có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi kiểm tra tình trạng sức khỏe, đánh giá nguy cơ mắc bệnh do rối loạn mỡ máu gây ra.

Nhờ xét nghiệm, bác sĩ đánh giá nguy cơ một số bệnh có thể xảy ra như: tim mạch, đái tháo đường, viêm tụy… Từ đó, người bệnh điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường tập thể dục, uống thuốc theo chỉ định, tuân thủ phác đồ điều trị để đẩy lùi hoặc phòng ngừa khả năng mắc bệnh xảy ra.

Định lượng triglyceride bao nhiêu là bình thường?

Xét nghiệm sinh hóa máu giúp định lượng triglyceride chính xác. Mẫu máu người bệnh thường được thực hiện bằng phương pháp enzym so màu.

Trước khi xét nghiệm, người bệnh cần nhịn ăn trước đó từ 8 - 12 giờ, không uống bia rượu trước đó 24 tiếng đồng hồ. Người bệnh thông báo cho bác sĩ biết những loại thuốc đang uống để tránh kết quả xét nghiệm sai số.

Chỉ số định lượng triglyceride

Mức độ

0.46 - 1.59 mmol/L (dưới 150 mg/dL) Bình thường 1.6 - 2.25 mmol/L (150 - 199 mg/dL) Khá cao 2.26 - 5.64 mmol/L (hoặc 200 - 499 mg/dL) Cao ≥ 5.65 mmol/L (≥ 500 mg/dL) Nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, đột quỵ…

Triglyceride cao gây ảnh hưởng cho sức khỏe ra sao?

Mục đích xét nghiệm định lượng triglyceride giúp phát hiện sớm một số bệnh có nguy cơ mắc hoặc để theo dõi, phối hợp điều trị một số bệnh.

1. Chỉ số triglyceride trong máu bao nhiêu là cao?

Kết quả xét nghiệm triglyceride từ 2.26 - 5.64 mmol/L (hoặc 200 - 499 mg/dL) thuộc dạng cao, còn trên 5.65 đã rất cao. Với người bệnh có kết quả xét nghiệm định lượng triglyceride cao sẽ được bác sĩ theo dõi, điều trị theo từng mức độ, từng giai đoạn bệnh. Người bệnh có thể điều trị đơn lẻ hoặc phối hợp thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc uống.

2. Các biến chứng có thể xảy ra khi chỉ số triglyceride tăng cao

Một người bị rối loạn mỡ máu khi:

Xét nghiệm rối loạn mỡ máu sớm giúp người bệnh cải thiện sức khỏe kịp thời, giảm tình trạng mỡ trong máu để tránh kéo theo các biến chứng lên tim, gan, tụy…

xét nghiệm nồng độ triglyceride trong máu

Nên làm gì khi triglyceride máu tăng cao?

Khi định lượng triglyceride khá cao: triglyceride vừa vượt khỏi mức bình thường, với chỉ số từ 1.6 - 2.25 mmol/L (150 - 199 mg/dL) nên người bệnh chưa cần uống thuốc, việc điều trị theo những cách sau:

Khi triglyceride cao

nên làm gì khi nồng độ triglyceride tăng cao

Định lượng triglyceride được thực hiện như thế nào?

Trung tâm Xét nghiệm, BVĐK Tâm Anh TP.HCM có hệ thống đạt chuẩn ISO 15189:2012, cùng hàng loạt máy móc hiện đại nhất được nhập khẩu chính hãng từ các thương hiệu hàng đầu của Âu - Mỹ… giúp người bệnh kiểm tra nhanh chóng - chính xác - kịp thời định lượng triglyceride trong máu.

Ngay khi có kết quả, các chuyên gia giỏi, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân, hướng dẫn chế độ ăn uống, các bài tập phù hợp với tuổi tác, sức khỏe của người bệnh.

Định lượng triglyceride là một xét nghiệm được bác sĩ chỉ định thường xuyên để tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời những nguy cơ về tim mạch, viêm tụy, đái tháo đường… có liên quan đến rối loạn mỡ máu.

Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/chi-so-triglyceride-a39177.html