Luộc tôm nên dùng nước nóng hay nước lạnh?

Luộc tôm đương nhiên không khó, thậm chí có thể nói đây là một trong những món ăn dễ làm nhất. Tuy nhiên, để tôm không bị tanh và giữ được độ ngọt, dai, chắc sau khi luộc thì không phải ai cũng biết cách.

Luộc tôm nên dùng nước nóng hay nước lạnh?

Nhiều người phàn nàn không biết vì sao luộc tôm rất đơn giản nhưng món ăn sau khi hoàn thành lại vừa khô, vừa tanh, thịt kém ngọt và không được như ngoài hàng.

Có người sử dụng nước lạnh thêm muối để luộc tôm, có người lại dùng nước nóng. Theo chia sẻ của các đầu bếp lâu năm, việc sử dụng nước và nhiệt độ chuẩn để luộc tôm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của món ăn. Vậy luộc tôm nên dùng nước nóng hay nước lạnh?

Luộc tôm nên dùng nước nóng hay nước lạnh? (Ảnh: Adobe Stock)

Luộc tôm nên dùng nước nóng hay nước lạnh? (Ảnh: Adobe Stock)

Câu trả lời là cả hai cách trên đều không tối ưu, không đem lại hương vị ngon nhất cho tôm. Nếu luộc tôm bằng nước lạnh, nhiệt độ của nước sẽ từ từ tăng lên cho đến khi sôi. Quá trình này kéo dài quá lâu. Thịt tôm vốn mềm ngọt nhưng nếu nấu quá lâu sẽ bị khô cứng lại, bở, thậm chí còn bị tanh.

Trong trường hợp dùng nước nóng, tôm dễ bị teo nhanh, mùi vị cũng kém ngon. Cách tốt nhất là đun nước trên lửa lớn nhưng không đợi sôi hẳn mà khi thấy bọt ở đáy nổi lên thì thả tôm vào (nhiệt độ nước lúc này vào khoảng 85-90 độ C). Khuấy để tôm chín đều.

Thời gian luộc tôm là khoảng 2-3 phút với tôm nhỏ, 5 phút với tôm to, thấy màu tôm chuyển sang đỏ là có thể vớt ra được. Để quá lâu, tôm sẽ bị khô, mất vị mềm ngon ban đầu.

Những lưu ý với món tôm luộc

Để luộc tôm ngon, ngoài nhiệt độ nước, bạn cũng cần chú ý một số yếu tố khác.

Chọn tôm tươi ngon

Bạn phải chọn được tôm ngon thì món luộc mới ngon. Điều cơ bản nhất khi mua tôm là phải chọn những con còn tươi sống, khỏe mạnh.

Trước hết hãy nhìn vào vỏ tôm. Tôm biển chất lượng cao thường có màu xanh trắng, tôm đực màu vàng nhạt.

Tôm tươi có vỏ màu sáng và trong; phần đầu liên kết chặt chẽ, chắc chắn với phần thân.

Hãy nhìn vào điểm nối giữa đầu và thân tôm, nếu có màu đen và không chặt chẽ, có cảm giác đầu tôm sắp rơi thì tôm đó không còn tươi.

Khi mua tôm, bạn cũng nên để ý mùi. Tôm tươi sẽ có mùi đặc trưng. Tôm đông lạnh sẽ có mùi hải sản nhẹ và không có mùi gì khác.

Với tôm đông lạnh, bạn sẽ thấy có con cong, có con thẳng. Nếu có thể, hãy chọn những con cong vì đó là những con tôm còn sống trước khi cấp đông. Nếu mua tôm đông lạnh, bạn nên thử bấm thử vào thân tôm, nếu thân rắn chắc chứng tỏ nó còn sống trước khi cấp đông. Những con tôm thân duỗi thẳng đều đã chết trước khi đem bảo quản.

Luộc tôm đúng cách

Tôm tươi đem cắt râu và rửa sạch. Nhiều người tỉ mỉ rút chỉ tôm vì cho rằng việc này giúp tôm không bị tanh. Nhưng với tôm luộc thì tốt nhất là không rút chỉ tôm. Vì việc bóc tôm trước khi luộc sẽ khiến tôm mất vị ngọt trong quá trình chế biến.

Cho nước vào đun sôi, không cần nhiều nước vì tôm cũng ra nước khi luộc. Việc cho nhiều nước sẽ làm nhạt tôm.

Sau đó, bạn thêm ít dầu ăn, sả, gừng và hành lá vào nồi nước. Hành lá, sả và gừng giúp khử mùi tanh của hải sản. Dầu có thể đảm bảo màu sắc tươi sáng của tôm, và một chút muối trong nước có thể giúp tôm mềm hơn.

Đun với lửa lớn nhưng không để nước sôi hẳn, khi thấy bọt nổi ở đáy thì thả tôm vào luộc như hướng dẫn ở trên.

Nếu mua tôm đông lạnh trong siêu thị, bạn phải rã đông ở nhiệt độ phòng trước, sau đó cũng thêm một ít hành lá và gừng vào nước, đun nóng già rồi cho rượu và muối. Cho tôm đã rã đông vào nước, luộc khoảng 3 phút, khi tôm đổi sang màu hồng đỏ là được.

Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/cach-luoc-tom-ngon-a39469.html