Những điều cần biết về L-arginine

L-arginine là một amino acid giúp cơ thể tổng hợp protein và được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm giàu protein như cá, thịt đỏ, thịt gia cầm, đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa.

Do L-arginine có tác dụng giãn mạch nên được sử dụng phổ biến để phục hồi sau phẫu thuật, biến chứng thai kỳ như huyết áp cao và protein trong nước tiểu (tiền sản giật) và các bệnh về tim và mạch máu, như đau thắt ngực và huyết áp cao.

1. L-arginine được chỉ định sử dụng trong trường hợp nào?

Do có tác dụng làm giãn các mạch máu nên L-arginine có tác dụng có lợi ích cho tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy L-arginine có thể làm giảm các triệu chứng đau thắt ngực, bệnh động mạch ngoại biên và cải thiện sức khỏe của những người bị suy tim. Ngoài ra, L-arginine cũng được chỉ định điều trị rối loạn cương dương nhưng chủ yếu khi kết hợp với các chất bổ sung khác như chiết xuất từ vỏ cây thông đỏ (pine bark extract). Một số nghiên cứu khác cho thấy L-arginine có tác dụng tăng cường miễn dịch.

L-arginine cũng có thể chống lại các triệu chứng giảm cân do HIV gây ra, cải thiện các triệu chứng viêm thận và hỗ trợ chức năng thận sau khi được cấy ghép. Các nghiên cứu cho thấy L-arginine có thể làm giảm chứng đau nửa đầu, cải thiện huyết áp và giảm thời gian phục hồi sau phẫu thuật.

Tuy nhiên, không phải tất cả các kết quả nghiên cứu đều chứng minh L-arginine có tác dụng tốt nhưng L-arginine không giúp phục hồi sau cơn đau tim, chữa lành vết thương hoặc tập thể dục ở những người bị suy tim và làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu L-arginine để điều trị một số bệnh khác như chứng mất trí, tăng huyết áp, ung thư, vô sinh nam, tiểu đường và béo phì.

Sử dung L-arginine có thể làm giảm đau thắt ngực

2. Bao nhiêu L-arginine là đủ?

Hiện nay vẫn chưa thống nhất liều L-arginine tiêu chuẩn. Một số nghiên cứu phổ biến chỉ ra rằng L-arginine có liều từ 2 đến 3 gram được chia làm ba lần một ngày. Các liều thấp hơn và cao hơn vẫn đang được nghiên cứu. Sự an toàn của việc sử dụng bổ sung L-arginine dài hạn vẫn chưa được rõ ràng, do đó nếu muốn sử dụng, bạn cần xin ý kiến tư vấn của bác sĩ trước.

Trong một số trường hợp, các bác sĩ khuyên dùng L-arginine bổ sung như suy dinh dưỡng protein, bỏng, nhiễm trùng, tăng trưởng nhanh và các bệnh khác có thể được hưởng lợi từ L-arginine bổ sung.

3. Sử dụng L-arginine tự nhiên từ thực phẩm

Nhiều loại thực phẩm nguồn gốc tự nhiên có hàm lượng L-arginine thấp như các loại hạt (quả óc chó, quả phỉ, quả hồ đào, đậu phộng, hạnh nhân, hạt điều và hạt quả hạch Brazil, hạt vừng và hạt hướng dương), yến mạch, ngô, ngũ cốc, kiều mạch, gạo nâu, các sản phẩm từ sữa, cá, thịt đỏ, thịt gia cầm và sô cô la.

4. Những rủi ro của việc dùng L-arginine là gì?

Buồn nôn là tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng L-arginine

4.1 Tác dụng phụ

Hầu hết mọi người dùng L-arginine hiếm khi xảy ra tác dụng phụ. Các tác dụng phụ có thể gặp như buồn nôn, chuột rút, tiêu chảy, dị ứng và các triệu chứng hen suyễn. Ngoài ra, L-arginine cũng có thể gây ra huyết áp thấp và thay đổi mức glucose và thành phần trong máu. Có một số ý kiến ​​cho rằng tỷ lệ lysine và L-arginine trong chế độ ăn uống (hoặc từ thực phẩm chức năng) có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện của các bệnh do virus herpes gây ra. Một số bác sĩ khuyên nên tăng lysine và giảm L-arginine để giúp ngăn ngừa sự tái phát của các triệu chứng của một số bệnh do virus herpes simplex gây ra.

4.2 Đối tượng nguy cơ

Nếu bạn có bất kỳ bệnh nào như ung thư, hen suyễn, dị ứng, các vấn đề về gan hoặc thận, huyết áp thấp, bệnh hồng cầu hình liềm hoặc rối loạn chảy máu, đã bị đau tim thì không nên uống arginine mà không có ý kiến của bác sĩ trước.

4.3 Tương tác thuốc

Nếu bạn dùng bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào thường xuyên, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng, trong đó có arginine. Arginine có thể tương tác với thuốc tránh thai, liệu pháp hormone, thuốc làm loãng máu, một số loại thuốc giảm đau và thuốc điều trị rối loạn cương dương, ợ nóng, huyết áp cao và tiểu đường. Arginine cũng có thể tương tác với các thực phẩm chức năng có thành phần như bạch quả (ginkgo biloba), tỏi, nhân sâm châu Á và kali.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd.com, Mayoclinic.org

Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/arginine-a39856.html