Thao túng tâm lý là gì? 7 dấu hiệu nhận biết và cách đối phó

Thao túng tâm lý luôn âm thầm diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Khi bị thao túng về tâm lý, người bị thao túng tâm lý sẽ thường rơi vào trạng thái lo âu và suy nghĩ nhiều.

Vậy thao túng tâm lý là gì? Dấu hiệu và cách đối phó với hành vi thao túng tâm lý để bảo vệ sức khỏe tinh thần của chính mình. Cùng tìm hiểu qua bài viết của Hello Bacsi dưới đây!

Thao túng tâm lý là gì?

Thao túng tâm lý (Psychological manipulation) là hình thức lạm dụng tâm lý, gây ảnh hưởng tới người khác thông qua việc bóp méo sự thật, bạo hành tâm lý và cảm xúc của nạn nhân với mục đích chiếm lấy quyền kiểm soát hoặc một số lợi ích và đặc quyền từ nạn nhân.

Thao túng tâm lý có thể xảy ra ở bất cứ mối quan hệ nào, từ bạn bạn bè, gia đình, tình yêu cho đến cả đồng nghiệp.

Trái ngược với mối quan hệ lành mạnh, thay vì hợp tác vì lợi ích hai bên, người thao túng tâm lý thường lợi dụng, kiểm soát hay thậm chí là diễn vai nạn nhân để đạt được mục đích riêng của mình.

7 dấu hiệu hành vi thao túng tâm lý

1. Hành vi gây hấn thụ động (passive-aggressive)

Khi có hành vi gây hấn thụ động, kẻ thao túng không thể hiện cảm xúc tiêu cực trực tiếp các vấn đề với người đó. Thay vào đó, họ tìm những cách gián tiếp để thể hiện sự tức giận của mình và làm suy yếu đối phương.

Ban đầu người thao túng tâm lý thường sẽ đồng ý với một dự án hoặc kế hoạch nào đó, sau đó họ bắt đầu tìm kiếm cách thể hiện bày tỏ gián tiếp để cho người kia biết rằng họ không thực sự muốn làm điều đó như:

2. Bạo hành tâm lý (bắt nạt trên mạng xã hội và ngoài đời thực)

Cách bạo hành tâm lý qua những lời chỉ trích liên tục, đe dọa là những hình thức bắt nạt bullying.

Ví dụ của biếu hiện thao túng tâm lý thông qua hình thức bạo hành tâm lý:

Bạo hành tâm lý

3. Bóp méo sự thật (distortion-gaslight)

Trong một số trường hợp, người thao túng sẽ chỉ đơn giản nói dối hoặc giả vờ không biết về một vấn đề nào đó.

Một hình thức bóp méo khá tinh vi hơn là châm ngòi, gây sự nghi ngờ chính bản thân nạn nhân. Từ đó khiến họ nghi ngờ, đặt câu hỏi về động cơ, khả năng, năng lực của bản thân chính mình, dẫn đến biểu hiện thiếu do dự và quyết đoán trong các quyết định của mình. Hành vi gaslight thường xảy ra ở văn phòng nơi làm việc.

4. Sự tội lỗi và sự cảm thông

Những người dễ bị lôi kéo về mặt cảm xúc thường bị thao túng tâm lý từ lúc nào không hay. Người thao túng có xu hướng đóng vai nạn nhân hoặc nhắc lại về những ân huệ trong quá khứ, khơi dậy cảm giác đáp trả hoặc sự đồng cảm, cảm thông. Cuối cùng, họ có nhiều khả năng đạt được những gì họ muốn.

thao túng tâm lý

5. Rút lui (phớt lờ)

Biểu hiện đơn giản nhất của kiểu thao túng tâm lý này là sự im lặng và phớt lờ. Hành vi này là cách mà họ sử dụng để trừng phạt bạn.

Đối phương đang mong đợi lời khẳng định hay sự thân thiết trong khi họ lại cố tình phớt lờ từ chối điều đó. Điều này tạo ra sự mất cân bằng quyền lực khiến nạn nhân khao khát được quay lại sự gần gũi hay sự tán thành như trước.

6. So sánh bạn với người khác

Người thao túng có xu hướng đi so sánh bạn với người khác. Đây là hình thức khiến nạn nhân cảm thấy không an toàn và tự ti khi bị so sánh. Họ thậm chí có thể tuyển dụng/ thay thế người khác để gây áp lực cho bạn về mặt cảm xúc hay khía cạnh nào khác.

So sánh với người khác
Một trong những biểu hiện phổ biến của thao túng tâm lý là là họ luôn so sánh bạn với người khác

7. Tạo sự thân thiết, gần gũi bất thường

Người có hành vi thao túng tâm lý có thể cố gắng ràng buộc với bạn thông qua mối quan hệ thân thiết. Tuy nhiên đây là một mối quan hệ phát triển khá nhanh và giả tạo và không bền vững. Họ khiến cho đối phương cảm giác gần gũi bằng lời khen ngợi và thể hiện tình cảm cuồng nhiệt như dội bom (love-bombing).

Cách đối phó với những hành vi thao túng tâm lý

Nếu bạn thường xuyên phải đối mặt với các hành vi thao túng tâm lý của một số đối tượng độc hại, dù biết rằng bạn cũng không thể tránh khỏi nó hoàn toàn, tuy nhiên, bạn có thể đối phó với các đối tượng thao túng tâm lý bằng một số cách như sau:

Cách đối phó với hành vi thao túng tâm lý

Có nên áp dụng thao túng tâm lý vào cuộc sống không?

Bạn không nên áp dụng thao túng tâm lý vào cuộc sống vì đây là một hành vi xấu, tiêu cực và dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ bằng sự tôn trọng, chân thành và trung thực. Bằng cách này, bạn vừa giúp được bản thân và vừa giúp được nhiều người xung quanh.

Thao túng tâm lý có thể xảy ra bất kỳ nơi đâu khiến bạn áp lực, tự ti và ảnh hưởng sức khỏe nói chung. Cần tỉnh táo nhận biết các dấu hiệu của các hành vi thao túng tâm lý để cân bằng và đảm bảo sức khỏe tinh thần của chính mình.

[embed-health-tool-bmi]

Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/thao-tung-tam-ly-a40114.html