Cây đại phú gia có ý nghĩa gì và cách trồng, chăm sóc tốt nhất

1. Đặc điểm cây đại phú gia

Cây đại phú gia thuộc họ cây ráy, có tên khoa học là Aglaoocma SP. Loài cây này mọc phân bổ chủ yếu ở các nước có khí hậu nhiệt đới, ưa ẩm và bóng râm có nguồn gốc từ châu Mỹ.

Hình ảnh cây đại phú gia trồng trong chậu ngoài trời

Cây có chiều cao của cây tính từ gốc đến phần ngọn trung bình từ 0.8 đến 1.5 mét. Thân cây là các bẹ mọc màu xanh có vân đốm trắng mọc đan xen nhau từ gốc lên nhìn rất mọng nước, khi già các bẹ rụng xuống tạo thành các đốt trên thân cây. Cây càng lâu năm thì càng nhiều đốt.

Hình ảnh cận cảnh cây đại phú gia ra hoa

Hình ảnh cận cảnh cây đại phú gia ra hoa

Lá cây đại phú gia hình bầu dục, bản to, mặt trên màu xanh mượt hơi bóng, lá có gân giống như lá chuối. Hoa mọc từ giữa ngọn của cây, có hình trụ dài màu trắng đục hoặc phớt hồng có hương mùi sâm hoặc mùi hôi tùy người cảm nhận.

Khi cây đại phú gia ra hoa như báo hiệu niềm vui và vận may sắp tới.

2. Ý nghĩa phong thủy cây đại phú gia

Ngay từ cái tên của loài cây này cũng đã mang ý nghĩa phong thủy rất tốt đẹp. Chữ “đại” trong “đại cát đại lợi”, chữ “phú” trong “vinh hoa phú quý”, chữ “gia” thể hiện ý nghĩa cho gia chủ quyền uy. Đại phú gia tức là phú quý, giàu sang, tài lộc, tiền tài rất lớn luôn đến với gia chủ khi trồng loài cây này làm cây cảnh trang trí nội ngoại thất.

Cây đại phú gia trồng trong chậu

Cây đại phú gia trồng trong chậu

Lá cây bản to, lớn màu xanh mướt tượng trưng cho sức sống luôn mãnh liệt, khỏe mạnh đón nhiều tài lộc. Thân cây nhiều bẹ mọc ôm lấy gốc có ý nghĩa con đàn cháu đống, gia đình sum vầy sống hòa thuận hạnh phúc.

3. Tác dụng của cây đại phú gia

Ngoài tác dụng làm đẹp cảnh quan cho nội thất, ngoại thất của ngôi nhà. Cây đại phú gia còn có tác dụng như: Thanh lọc không khí và cung cấp oxi rất tốt nhờ chiếc lá màu xanh kích thước to lớn. Hấp thụ các chất có hại trong không khí tạo không gian tươi mát, trong lành. Trang trí và làm đẹp không gian xanh, tác dụng giúp thư giãn mắt, giải tỏa căng thẳng trong công việc.

Ngoài ra, cây đại phú gia còn có tác dụng hấp thụ các bức xạ điện từ có trong ngôi nhà để giảm thiểu ảnh hưởng tới con người.

4. Cây đại phú gia hợp mệnh gì, tuổi nào?

Theo phong thủy Ngũ hành, cây đại phú gia có màu xanh toàn thân tượng trưng cho mệnh Mộc. Xét về tương sinh và tương hợp thì những người mệnh Mộc, Thủy, Hỏa đều hợp với loài cây này khi trồng.

Các tuổi hợp với cây đại phú gia tương ứng với mệnh hợp với loài cây này.

- Những tuổi thuộc mệnh Mộc như: Kỷ Hợi (1959), Mậu Thìn (1988), Nhâm Tý (1972), Kỷ Tỵ (1989), Canh Dần (1950), Quý Sửu (1973), Tân Mão (1951), Canh Thân (1980), Mậu Tuất (1958),...

- Những tuổi thuộc mệnh Thủy như: Quý Tỵ (1953), Nhâm Tuất (1982), Đinh Sửu (1997). Bính Ngọ (1966), Quý Hợi (1983), Giáp Thân (1944), Đinh Mùi (1967)....

- Những người thuộc mệnh Hỏa như: Giáp Thìn (1964), Đinh Mão (1987), Mậu Tý (1948), Ất Tỵ (1965), Kỷ Sửu (1949), Mậu Ngọ (1978), Bính Thân (1956), Kỷ Mùi: (1979)...

Cây đại phú gia có ý nghĩa gì và cách trồng, chăm sóc tốt nhất - 4

Ngoài ra, nếu không theo phong thủy thì người chơi thích sưu tầm và chơi cây cảnh thì vẫn có thể sở hữu mà không cần băn khoăn quá nhiều về có hợp với mình hay không. Hoặc để khắc chế nếu không hợp mệnh, hợp tuổi thì có thể sử dụng các màu chậu cây tương ứng với mệnh của mình để hòa chế.

5. Vị trí đẹp đặt cây đại phú gia

Cây đại phú gia có ý nghĩa phong thủy tốt nên đặt ở các vị trí đẹp và trang trọng như đại sảnh, lối ra vào, trước mặt tòa nhà văn phòng, chung cư, khu vực lễ tân để phát huy tốt về mặt phong thủy và làm đẹp cảnh quan.

Vì cây đại phú gia thuộc hành Mộc nên hướng đặt cây phù hợp là Đông Nam, góc phía Đông, hướng Nam là vị trí đẹp để vừa giúp cây hướng sáng, phát triển tốt.

Vị trí đẹp đặt cây đại phú gia

Vị trí đẹp đặt cây đại phú gia

Ngoài ta, đối với các cây có kích thước lớn thì có thể trồng trang trí ngoại cảnh sân vườn làm đẹp tổng thể cho nhà ở hoặc các tòa nhà cao tầng.

6. Cách trồng cây đại phú gia

Trồng cây đại phú gia khá đơn giản, cây được trồng theo phương pháp giâm cành và chiết cành.

Giâm cành

- Chuẩn bị: Đất mùn tơi xốp, chậu cây, dao cắt, cây đại phú gia trưởng thành.

- Cách làm:

Chọn phần thân bẹ mập, không bị sâu bệnh. Cắt sát với gốc sau đó để thân cây nằm ngang trong chậu.

Khoét một rãnh nông rồi đặt cây nằm ngang vào, lấp đất phủ kín qua mép trên thân cây.

Sau đó dùng bình xịt phun sương phun nước cho cây, phun cho đất ẩm phần gốc rồi để cây vào chỗ râm mát. Tưới nước hàng ngày vào buổi sáng và buổi tối, khoảng 1 - 2 tháng cây sẽ bén rễ và phát triển thành cây con. Đến khi cây có khoảng 2 đến 3 lá xanh (tầm 4 tháng) thì bạn tách cây con ra chậu trồng riêng.

Chiết cành

Chuẩn bị: Dao cắt, đất hỗn hợp dùng cho chiết cành, dung dịch kích thích ra rễ, dây buộc

Cách làm:

- Dùng dao bén rạch một đường dài 5 - 7cm dọc theo chiều dài thân cây. Các đường rạch cách nhau 2 - 3cm. Để tự nhiên khoảng 10 phút cho nhựa cây chảy ra ngoài sau đó dùng khăn lau sạch phần rạch xung quanh khu vực vừa rạch.

- Pha thuốc kích thích rễ rồi phun lên phần đã rạch, để ngấm trong 30 phút.

- Bọc hỗn hợp đất vào vết rạch rồi buộc kín chặt 2 đầu, buộc tiếp một dây ở giữa cho đất ôm chặt vết rạch.

- Tưới nước định kỳ 4 - 5 ngày 1 lần vào bầu cây chiết.

Sau 40 - 60 ngày bạn kiểm tra bầu cây. Khi thấy cây đã ra rễ, bạn tiến hành cắt khỏi thân cây mẹ rồi trồng vào chậu.

7. Cách chăm sóc cây đại phú gia

Cây đại phú gia là chịu hạn tốt, thích hợp sống trong điều kiện bóng râm nên phù hợp làm cây trồng trong nhà và cả ngoài trời.

Đất trồng

Khi trồng cây nên trộn đất trồng với các thành phần khác như: xơ dừa, vỏ thông, trấu, cỏ mục và phân chuồng ủ mục, ủ với nước khoảng 2 tuần. Hoặc mua sẵn đất đã pha trộn ở cửa hàng cây cảnh cho tiết kiệm thời gian. Thường xuyên thay đất cho cây khoảng 3 đến 4 tháng một lần để đảm bảo chất dinh dưỡng cho cây phát triển.

Bón phân

Sau khi trồng cây đại phú gia được 2 tháng, bạn nên bón phân để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Sử dụng loại phân bón NPK để bón thúc, trong giai đoạn ra hoa thì bón phân hữu cơ để cây ra hoa đẹp. Không nên bón bã chè cho cây.

Tưới nước

Cây đại phú gia chịu hạn tốt mà không cần tưới nước thường xuyên. Khoảng 2 đến 3 tuần bạn tưới một lần nếu để trong nhà. Nếu để cây ở ngoài trời thì 1 tuần tưới cây 1 lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Tưới ẩm đất là được, không tưới quá nhiều cây sẽ dễ bị úng nước, chết cây.

Không nên tưới nước vo gạo cho cây.

Cắt tỉa và phòng trừ sâu bệnh

Cắt tỉa và phòng trừ sâu bệnh

Nếu cây xuất hiện lá vàng, lá sâu bệnh thì nên cắt bỏ.

Cây Đại Phú Gia thường bị nhện hoặc rệp tấn công nên khi chăm sóc bạn cần chú ý loại bỏ chúng, hoặc sử dụng dung dịch đặc trị như Pegesus 500EC, Ortus 5EC hoặc Comite 73 ND để phun.

8. Hạ chiều cao của cây khi quá cao

Sau một thời gian trồng, cây đại phú sẽ vươn cao hơn có thể mất cân đối giữa chậu cây và cây hoặc gây chật chội, vướng víu. Dưới đây là cách xử lý mà vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên trạng của cây.

Bước 1: Lột sạch những lá khô, lá hư xung quanh thân

Bước 2: Xác định chiều cao muốn hạ rồi dùng dao khoét một miếng nhỏ để đánh dấu và đồng thời chiết cây từ vị trí đó.

Bước 3: Dùng đất tơi xốp trộn xơ dừa rồi phun nước cho thấm sau đó đắp vào chỗ vừa khoét trên cây, dùng bao nilon quấn quanh và lấy dây buộc chặt lại.

Công đoạn cắt và bọc bầu đất

Công đoạn cắt và bọc bầu đất

Bước 4: Khoảng 2 tháng cây ra rễ dài, khi đó có thể cắt đi trồng vào chậu mới.

Gốc thân còn lại nếu dài ta cắt ngang từng khoanh, mỗi khoanh 2-3 mắt đem đi ươm, phần gốc cũng vậy, vẫn giữ nguyên trong chậu sau một thời gian 1-3 cây mới sẽ nảy mầm từ gốc thân.

Cây ra rễ mới và cắt hạ trồng mới

Cây ra rễ mới và cắt hạ trồng mới

Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/dai-phu-gia-a40422.html