Mắt bị cộm mí trên: Nguyên nhân và cách điều trị

Mắt bị cộm thường gây cảm giác vướng víu, khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng nhìn và cũng làm giảm hiệu suất học tập hay làm việc. Cộm mắt có thể chỉ là triệu chứng thoáng qua do tác động bên ngoài sau đó tự khỏi. Nhưng đôi khi đó cũng là triệu chứng nhận biết dấu hiệu mắt có vấn đề mà chúng ta cần cảnh giác. Vậy mắt bị cộm mí trên do đâu và cách điều trị thế nào?

Mắt bị cộm mí trên là thế nào?

Mắt bị cộm khó chịu là cảm giác giống như có dị vật gì đó trong mí mắt, gây vướng víu, ngứa mắt, cay mắt thậm chí nóng rát. Có người mô tả cảm giác mắt bị cộm giống như bên trong mắt đang có những hạt cát lợn cợn. Cảm giác cộm sẽ càng rõ rệt mỗi lần bạn chớp mắt, nhắm mắt.

Người bị cộm mắt dù ở mí trên hay mí dưới đều có thể xuất hiện triệu chứng chảy nước mắt liên tục, mắt có ghèn, cay mắt, nhìn mờ. Nếu quan sát bên trong mắt có thể thấy mắt hơi ngả vàng, có thể có các tia máu nổi lên. Mắt bị cộm mí trên làm giảm khả năng nhìn, dẫn đến nhìn mờ, kích thích phản ứng lấy tay dụi mắt.

Tình trạng cộm mí mắt trên có thể diễn ra trong thời gian ngắn rồi tự hết nhưng cũng có thể kéo dài nhiều ngày. Mức độ và thời gian xảy ra tình trạng cộm mí mắt tùy thuộc từng nguyên nhân. Nếu để kéo dài, cộm mí mắt trên có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và công việc của bạn. Nếu cộm mí mắt trên là biểu hiện của bệnh lý về mắt nhưng không được phát hiện kịp thời có thể ảnh hưởng đến thị lực lâu dài.

Mắt bị cộm mí trên: Nguyên nhân và cách điều trị 1
Tình trạng mắt bị cộm có thể xảy ra với bất cứ ai trong chúng ta

Mắt bị cộm mí trên do nguyên nhân nào?

Mắt bị cộm mí trên có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Mắt bị cộm mí trên: Nguyên nhân và cách điều trị 2
Mắt bị cộm mí trên do chắp lẹo rất dễ phát hiện

Cần làm gì khi mắt bị cộm mí trên?

Muốn biết nên làm gì khi mắt bị cộm, trước hết bạn cần xác định được nguyên nhân. Nếu mắt bị cộm vướng khó chịu nhưng không đi kèm các triệu chứng bệnh về mắt khác như đỏ mắt, cay mắt, nhìn mờ, nhiều ghèn mắt, bạn có thể chưa cần đi khám ngay. Lúc này, hãy thử áp dụng những mẹo chữa mắt bị cộm dưới đây:

Trong trường hợp bạn quan sát thấy các triệu chứng bất thường khác ở mắt, bạn nên đi khám nhãn khoa để bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác. Tùy từng bệnh về mắt cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc và hướng dẫn chăm sóc mắt khác nhau. Ví dụ như muốn làm dịu chứng đau mắt đỏ bị cộm, bạn có thể đắp khăn mát lên mắt. Viêm kết mạc cần điều trị bằng thuốc kháng sinh để phòng ngừa bội nhiễm,…

Mắt bị cộm mí trên: Nguyên nhân và cách điều trị 3
Bạn nên đi khám chuyên khoa nếu mắt bị cộm ở mí trên lâu ngày không khỏi

Phòng ngừa mắt bị cộm mí trên

Mắt bị cộm mí trên không phải lúc nào cũng là triệu chứng của bệnh lý. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách:

Mắt bị cộm mí trên: Nguyên nhân và cách điều trị 4
Sử dụng dung dịch rửa mắt hoặc sản phẩm dưỡng mắt thường xuyên phòng ngừa cộm mắt

Trong hầu hết các trường hợp, mắt bị cộm mí trên thường không nguy hiểm và xuất phát từ các nguyên nhân đơn giản. Cộm mắt có thể tự hết sau khi chúng ta vệ sinh và chăm sóc mắt đúng cách. Tuy nhiên, nếu cộm mắt kéo dài, bạn nên đi khám nhãn khoa để phát hiện các vấn đề về mắt nếu có để tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Xem thêm:

Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/meo-chua-mat-bi-com-a40510.html