Vị thuốc thục địa bổ thận, dưỡng huyết, tăng cường sinh lực

Thục địa là vị thuốc được chế biến từ rễ củ của cây Địa hoàng. Đây là vị thuốc rất nổi tiếng trong Y học cổ truyền và được sử dụng từ lâu ở khu vực Đông Á trong hầu hết các phương thuốc có tác dụng bổ thận, bổ huyết, tăng cường sinh lý nam nữ, dùng để điều trị nhiều bệnh như tiểu đường, thiếu máu, loãng xương,…

Cùng tìm hiểu các đặc tính, tác dụng và cách dùng Thục địa qua bài viết sau!

Tên gọi khác: Thục địa hoàng, Địa hoàng

Tên nước ngoài: Rehmanniae Radix

Tên khoa học: Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch (Digitalis glutinosa Gaertn).

Họ: Scrophulariaceae (họ Hoa Mõm sói)

Tổng quan

Thục địa là gì?

Thục địa là loại dược liệu được chế biến từ rễ củ của cây Địa hoàng. Cây Địa hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, được di thực trồng ở nhiều nơi để làm thuốc. Ở Việt Nam, cây được trồng ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

Đặc điểm thực vật của cây Địa hoàng là loài cây thân thảo, sống lâu năm, cao khoảng 30 - 40cm. Toàn thân cây có phủ lớp lông tơ trắng, mềm mịn.

thục địa có tác dụng gì?

Cách chế biến và bảo quản

Rễ địa hoàng được thu hái ở những cây đã có tuổi thọ ít nhất là 5 - 6 tháng. Củ là bộ phận được ứng dụng làm thuốc. Mỗi cây có 5 - 7 củ, phần củ có cuống dài, màu nâu đỏ hoặc đỏ nhạt. Tùy theo cách chế biến mà ta có Sinh địa hoàng hay Thục địa hoàng.

Vị thuốc Thục địa có màu đen nhánh, dẻo, thơm. Cả Sinh địa và Thục địa đều là những vị thuốc quý để chữa bệnh về máu. Tuy nhiên, sinh địa thì có tính lương (mát), còn Thục địa qua quá trình bào chế bởi nhiệt và tính ấm của gừng nên vị thuốc Thục địa sẽ có tính ôn (ấm) nên thường được dùng cho các đối tượng mắc chứng huyết hư, can hư bất túc, kinh nguyệt không đều, huyễn vựng…

Do Thục địa đã qua sơ chế có vị ngọt, mềm dẻo nên cần bảo quản trong túi kín hoặc bình có nắp đậy, để ở nơi khô ráo và thông thoáng. Tránh sâu bọ, côn trùng, nhiệt độ cao và nơi ẩm ướt.

Thành phần hóa học

Trong rễ địa hoàng tươi có iridoid (catalpol, rehmaglutin, rehmanniosid, …), đường (glucose, galactose, fructose, sucrose…), phenylethanoid glycoside (verbacoside và iso-verbacoside), monoterpenoid, triterpene, phenolic, ligan, flavonoid,…

Các thành phần chính có hiệu quả của Rehmannia glutinosa cho tác dụng lâm sàng là: catalpol, Onuride, Rehmannioside D, Rehmannioside A.

Rễ tươi có 20 axit amin, nhiều nhất là arginin. Rễ chế biến có 15 axit amin nhiều nhất là alanin, 20 nguyên tố vi lượng Cu, Zn, Fe, Mn… Catalpol khi chế biến chỉ còn 1/20-1/30 so với rễ tươi.

Tác dụng, công dụng

Thục địa có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền

Tính vị và quy kinh: Thục địa có vị gì? Thục địa có vị ngọt, tính hơi ấm quy vào 3 kinh: Tâm, Can, Thận.

Công dụng: Trị thận âm suy sinh ra các chứng âm hư nội nhiệt, người nóng âm ỉ, hay khát nước, môi khô, đổ mồ hôi, bốc hỏa, người hay bực mình cáu giận. Bệnh tiêu khát (đái đường), đau họng, khí suyễn (khó thở), hư hỏa bốc lên sinh xuất huyết, làm sáng mắt, điều kinh, bổ huyết, sinh tinh, làm cơ thể tráng kiện.

Thục địa được dùng để dưỡng âm và tiếp thêm sinh lực cho thận trong y học cổ truyền Trung Quốc. Theo y học cổ truyền ở các nước Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), Thục địa được sử dụng điều trị các bệnh khác nhau như tiểu đường, thiếu máu, loãng xương, rối loạn tuyến thượng thận, ức chế viêm gan và xơ hóa. Ngoài ra, loại thảo dược này còn có tác dụng khác bao gồm chống mệt mỏi, chống trầm cảm và bảo vệ thần kinh.

Theo y học hiện đại

Cách dùng, liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng sản phẩm.

Liều dùng: Ngày dùng từ 12 - 60g. Tuy nhiên, có thể tăng/giảm liều tùy theo từng bài thuốc hay sự kết hợp với các dược liệu khác.

Cách dùng: Có rất nhiều cách sử dụng dược liệu này, tùy theo mục đích trị liệu mà có thể lựa chọn cách dùng cho phù hợp. Thục địa thái mỏng, đem sắc uống, tán thành bột làm hoàn hoặc nấu thành cao đặc. Ngoài ra, Thục địa còn dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các dạng thuốc thang và các dạng bào chế khác trong Đông y.

Một số bài thuốc có chứa Thục địa

Thục địa được sử dụng trong những bài thuốc dân gian nào?

bài thuốc có chứa thục địa

Thục địa là vị thuốc chủ yếu trong một số bài thuốc dân gian sau đây:

1. Bài thuốc lục vị địa hoàng hoàn

Tác dụng: Dùng chữa đau đầu, chóng mặt, cổ khổ đau, miệng lưỡi lở loét, người gầy khô ăn nhiều không lên cân, tai ù, răng lung lay, lưng đau gối mỏi, râu tóc bạc sớm, di tinh, mộng tinh, mồ hôi trộm, phụ nữ giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh hay nóng trong người, bốc hỏa, khó ngủ, hay bực mình cáu gắt, kinh nguyệt không đều, trẻ con gầy yếu…

Chuẩn bị: Thục địa 320g, 160g hoài sơn, 160g sơn thù du, 120g mẫu đơn bì, 120g trạch tả, 120g bạch phục linh

Thực hiện: Lấy 5 vị thuốc còn lại (trừ Thục địa) sấy khô, tán nhỏ. Sau đó, giã Thục địa cho thật mềm nhũn, trộn đều, thêm mật ong để viên thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 20 - 30 viên (tương đương 8 - 12g), chia hai lần trong ngày, uống vào trước khi ăn cơm khoảng 15 phút.

2. Bài thuốc chữa vô sinh nữ

Chuẩn bị: Thục địa 320g, hoài sơn 240g, bạch linh 160g, đơn bì 120g, sơn thù 200g, trạch tả 120g

Thực hiện: Thục địa nấu cao sau đó trộn đều cùng mật ong. Các vị còn lại sấy khô, tán mịn, trộn với mật ong và thục địa, làm thành hoàn (viên 10g). Mỗi lần dùng 2 hoàn, dùng 2 lần một ngày.

3. Bài thuốc bổ huyết, điều kinh cho phụ nữ

Chuẩn bị: 16g sinh địa, 10g đương quy, 10g bạch thược, 5g xuyên khung

Thực hiện: Ngày sắc 1 thang, chia thành 3 lần uống.

4. Bài thuốc trị chảy máu cam tái phát nhiều lần

Dùng Thục địa, địa cốt bì, sinh địa và câu kỷ tử bằng lượng nhau. Mỗi ngày sắc 8g uống với mật ong, sử dụng 3 lần/ngày.

5. Bài thuốc trị cột sống thoái hóa và viêm

Chuẩn bị: Thục địa 30 cân, nhục thung dung 20 cân, kê huyết đằng 20 cân, dâm dương hoắc 20 cân, cốt toái bổ 20 cân

Thực hiện: Lấy Thục địa và nhục thung dung mang đi sấy khô, tán thành bột, ray mịn. Sắc các vị thuốc còn lại thành cao đến khi trọng lượng còn 22 cân thì thêm 3 cân mật vào, trộn đều và làm thành viên hoàn. Mỗi lần sử dụng 2 hoàn (khoảng 5g), mỗi ngày 2 - 3 lần.

6. Bài thuốc trị huyết áp cao

Dùng 20 - 30g Thục địa sắc uống mỗi ngày. Duy trì bài thuốc liên tục trong 2 - 3 tuần để đạt được kết quả tốt nhất.

7. Bài thuốc dùng trị ho khan, bệnh lao

Chuẩn bị: Sinh địa 2.400g (4 căn ta), bạch phục linh 480g (12 lạng ta), nhân sâm 240g (6 lạng), mật ong tráng 1.200g (2 căn ta).

Thực hiện: Giã sinh địa vắt lấy nước và thêm mật ong vào để nấu sôi lên, sau đó, thêm bạch phục linh và nhân sâm đã tán nhỏ vào. Tiếp đến, cho tất cả vào lọ, đậy kín, rồi đun cách thuỷ trong 3 ngày 3 đêm. Lấy ra để nguội. Mỗi lần uống 1 - 2 thìa, ngày uống 2 - 3 lần.

8. Bài thuốc hoàng liên viên (theo sách Thiên Kim Phương)

Tác dụng: chữa gầy yếu và trị đường niệu (đái tháo đường).

Chuẩn bị: Sinh địa 800g và hoàng liên 600g.

Thực hiện: Giã sinh địa vắt lấy nước, tẩm với hoàng liên rồi lấy hoàng liên phơi khô. Sau đó, tiếp tục tẩm rồi phơi, cứ như vậy cho đến hết nước sinh địa. Tiến hành tán nhỏ hoàng liên rồi cho thêm mật ong vo thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 20 viên, mỗi ngày uống 2 - 3 lần.

9. Bài thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh

Chuẩn bị: 16g sinh địa, 16g ích mẫu, 20g hà thủ ô đỏ, 12g sâm nam.

Thực hiện: Tất cả vị thuốc trên cho vào ấm sắc với 1 thăng nước đến khi còn phân nửa. Uống ngay khi thuốc còn ấm với liều 1 thang/ngày.

10. Bài thuốc trị viêm họng, sốt nóng, miệng khô khát

Chuẩn bị: 12g sinh địa, 10g mạch môn, 10g huyền sâm, 8g cam thảo.

Thực hiện: Các vị thuốc trên đem thái nhỏ rồi phơi khô. Cho vào ấm sắc chung với 200ml nước trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 50ml là đạt. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm nóng, duy trì liên tục khoảng 3 - 5 ngày.

11. Bài thuốc trị bệnh đái tháo đường

Chuẩn bị: Thục địa 12g, thái tử sâm 16g, ngũ vị tử 8g

Các vị thuốc trên đem cho vào ấm sắc lấy nước uống trong ngày. Sử dụng với liều lượng 1 thang thuốc/ngày.

12. Bài thuốc trị đau lưng mỏi gối, thận âm, mồ hôi trộm

Lưu ý, thận trọng khi dùng

lưu ý khi dùng thục địa

Ai nên kiêng Thục địa?

Thục địa có vị ngọt, tính ấm nên sử dụng liều lượng cao trong thời gian lâu dài sẽ có tính nê trệ cho người dùng. Do vậy, hạn chế sử dụng Thục địa cho những trường hợp sau:

Tương tác có thể xảy ra

Tránh dùng Thục địa cùng với:

Báo với nhân viên y tế bất cứ loại thuốc, thực phẩm chức năng, dược liệu nào bạn đang sử dụng để được tư vấn cụ thể nhất.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng loại dược liệu này bao gồm: buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, nhức đầu, tim đập nhanh, chóng mặt, đau bụng, dị ứng và mệt mỏi.

Giá bán

Thục địa có rất nhiều mức giá bán khác nhau. Tùy thuộc vào nguồn gốc và cách chế biến nên mức giá có thể dao động từ 65.000 - 90.000 đồng/ 500g.

Thục địa là một vị thuốc quý với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, có nhiều người vì lợi ích mà làm giả hoặc không chế biến đúng cách loại dược liệu này. Hãy đảm bảo dược liệu bạn sử dụng được mua từ nguồn uy tín để tránh rủi ro. Không được tự ý sử dụng Thục địa mà không có sự cho phép của y bác sĩ.

[embed-health-tool-bmi]

Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/tac-dung-cua-thuc-dia-a40568.html