Mỡ máu cao kiêng ăn gì và nên ăn gì để kiểm soát bệnh hiệu quả?
Bệnh mỡ máu hay rối loạn chuyển hóa mỡ máu hay bệnh máu nhiễm mỡ là tình trạng khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Tình trạng này xảy ra khi chỉ số thành phần mỡ máu vượt quá giới hạn cho phép. Mỡ máu cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ. Có nhiều cách khác nhau để kiểm soát và ổn định mỡ máu. Một trong số đó là xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Vậy mỡ máu cao kiêng ăn gì và kiêng gì?
Mỡ máu cao là gì?
Mỡ máu cao là một dạng rối loạn chuyển hóa các chất béo gồm cholesterol và triglyceride trong máu. Có hai loại cholesterol liên quan đến tình trạng mỡ máu là cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) hay còn gọi là cholesterol xấu và cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) hay còn gọi là cholesterol tốt. Chúng ta cần phân biệt cholesterol xấu và cholesterol tốt rõ ràng vì không phải loại cholesterol nào cũng có hại cho sức khỏe. Mỡ máu cao sẽ xảy ra khi:
Khi nồng độ cholesterol xấu trong máu quá cao, các mảng bám sẽ hình thành gây xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Triglyceride hay còn gọi là chất béo trung tính được cơ thể sử dụng để tạo thành năng lượng cho các hoạt động sống. Khi nồng độ cholesterol tốt thấp trong khi nồng độ triglyceride trong máu cao cũng khiến chất béo tăng tích tụ trong động mạch.
Qua các xét nghiệm mỡ máu, các bác sĩ có thể đánh giá một người nào đó bị mỡ máu cao hay không qua các chỉ số như:
Chỉ số cholesterol toàn phần tăng.
Chỉ số cholesterol xấu LDL tăng.
Chỉ số cholesterol tốt HDL giảm.
Chỉ số triglyceride trong máu tăng.
Nguyên nhân gây mỡ máu cao
Có thể nhiều người sẽ bất ngờ khi biết mỡ máu cao có thể là một rối loạn di truyền trong gia đình. Tình trạng mỡ máu cao do di truyền có thể xảy ra sớm ở trẻ em, người trẻ tuổi khi họ không bị thừa cân béo phì. Những đột biến trong gen có thể làm giảm thải hoặc làm tăng tổng hợp quá mức cholesterol toàn phần, cholesterol xấu và triglyceride.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác dẫn đến mỡ máu cao như:
Thừa cân béo phì, thừa mỡ trong cơ thể dẫn đến dư thừa mỡ trong máu.
Lối sống ít vận động phổ biến trong xã hội hiện đại.
Chế độ ăn giàu chất béo, đặc biệt là chất béo động vật.
Các bệnh lý nền như tiểu đường tuýp 2, suy giáp, suy tuyến yên, bệnh thận mãn tính, bệnh viêm gan, bệnh xơ gan,...
Thói quen uống quá nhiều rượu bia và các loại đồ uống có cồn khác
Thói quen hút thuốc cũng làm giảm cholesterol tốt khiến chất béo dễ tích tụ trong động mạch.
Người bị mỡ máu cao đang dùng thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta hay estrogen.
Triệu chứng nhận biết mỡ máu cao
Tình trạng tăng mỡ máu thường không biểu hiện thành triệu chứng trong suốt một thời gian dài. Vì thế, nó mang theo những nguy cơ tiềm ẩn, chỉ khi gây ra biến chứng như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, mỡ máu cao mới được phát hiện ra. Nếu không muốn một ngày nào đó, chúng ta phát hiện mỡ máu cao cùng với các bệnh lý chuyển hóa, tim mạch hay nội tiết khác, tốt nhất hãy đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.
Tuy nhiên, những người bị mỡ máu cao do gen có thể xuất hiện các triệu chứng khá rõ ràng như:
Các khớp đốt ngón tay, đầu gối, gân Achilles sau mắt cá chân bị sưng hay còn gọi là tình trạng u vàng gân (tendon xanthoma hay u vàng xanthoma).
Ở mí mắt trên và mí mắt dưới có thể xuất hiện các cục cholesterol màu vàng, kích cỡ nhỏ hay còn gọi là tình trạng ban vàng (xanthelasma).
Quanh mống mắt xuất hiện vòng màu trắng nhạt hay còn gọi là chứng vòng cung giác mạc (arc cornea).
Điều trị mỡ máu cao bằng chế độ ăn uống
Nhiều người muốn biết mỡ máu cao nên kiêng gì vì chúng ta thực sự có thể điều trị rối loạn lipid máu bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, ít chất béo bão hòa, giàu chất xơ hoặc thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa có thể giúp kiểm soát nồng độ cholesterol xấu trong máu.
Mỡ máu cao kiêng ăn gì?
Có các nhóm thực phẩm mà những người bị mỡ máu cao nên càng hạn chế, kiêng khem kỹ càng càng tốt. Điển hình như:
Thực phẩm nhiều cholesterol như nội tạng động vật, thịt đỏ, trứng gà, thịt mỡ. Nhiều người thắc mắc mỡ máu cao ăn được thịt bò không? Câu trả lời là có, bạn không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối. Tuy nhiên, tốt nhất không nên ăn thường xuyên, mỗi lần ăn cũng không nên ăn nhiều.
Nhóm thực phẩm giàu chất béo bão hòa như mỡ động vật, đồ ăn nhiều đường, các loại đồ ăn nhanh,... Chất béo bão hòa dễ làm tăng cholesterol xấu và có giá trị sinh học kém.
Đồ ngọt bao gồm các loại bánh kẹo, đồ uống có đường, đồ uống đóng lon,... Đồ ngọt vừa gây tăng cân, vừa làm tăng lượng triglyceride trong máu. Nó cũng dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim mạch hay tiểu đường.
Rượu bia cũng là thủ phạm làm tăng cholesterol và triglycerides dẫn đến mỡ máu cao. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh về gan, xơ vữa động mạch hay đột quỵ.
Thuốc lá tại ra môi trường làm tăng cholesterol xấu, hình thành mảng bám trong động mạch. Nó cũng làm giảm nồng độ lipoprotein vốn có công dụng bảo vệ tim.
Đồ ăn mặn như thịt hun khói, thực phẩm đóng hộp, các loại dưa muối,... cũng làm tăng mỡ máu.
Mỡ máu cao nên ăn gì?
Ngoài mỡ máu cao nên kiêng gì, nhiều người cũng muốn biết đâu là thực phẩm nên ưu tiên trong chế độ ăn uống cho người mỡ máu cao. Một số thực phẩm có lợi mà họ nên ăn như:
Hạt yến mạch với hàm lượng vitamin và chất xơ dồi dào nhưng không có cholesterol.
Hạt hạnh nhân cung cấp nhiều vitamin và chất béo không bão hòa, chất chống oxy hóa Flavonoid. Nó có tác dụng giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Đậu phộng hay lạc chứa chất béo không bão hòa và sterol thực vật có tác dụng giảm hấp thụ cholesterol. Tuy nhiên, bạn không nên ăn đậu phộng chế biến với muối.
Cá hồi giàu acid béo không bão hòa omega 3, giúp giảm cholesterol xấu và triglyceride nên tốt cho người mỡ máu cao.
Vitamin C và chất xơ pectin trong trái táo khi kết hợp với nhau cho thể giảm cholesterol trong máu.
Eritadenine trong nấm hương có thể phân hủy cholesterol. Vitamin A1, B1, B2, D,… trong nấm hương có thể giảm hấp thu cholesterol lên tới 10 lần nếu được dùng thường xuyên với lượng khoảng 130 - 150 mg/ngày.
Chất xơ trong rau diếp cá có thể giảm cholesterol nhanh chóng. Dùng loại rau này hàng ngày trong 3 tháng có thể giảm đến 10% cholesterol trong máu.
Các chất magnesium, butylphthalide, phthalides trong cần tây có thể thúc đẩy đào thải mỡ máu ra ngoài cơ thể.
Ngoài những thực phẩm kể trên, còn có súp lơ, mướp đắng, thịt trắng, tỏi, gạo lứt, dầu oliu,... cũng là thực phẩm tốt cho người mỡ máu cao. Ngoài tìm hiểu mỡ máu cao kiêng ăn gì và nên ăn gì, người bệnh có thể sử dụng thêm viên uống hỗ trợ giảm mỡ máu như viên uống mỡ máu Tâm Bình, để sớm đưa chỉ số mỡ máu về mức an toàn. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.