Kim Ngân là giống cây cảnh phổ biến, vừa mang ý nghĩa phong thủy vừa có khả năng thanh lọc không khí, bảo vệ sức khỏe con người. Cùng bTaskee bỏ túi ngay cách chăm sóc cây Kim Ngân cực dễ và hiệu quả tại nhà nhé!
Kim ngân có nguồn gốc từ khu vực Mexico và Bắc Nam Mỹ, vì vậy đây là giống cây ưa bóng râm. Kim Ngân khi trồng ngoài tự nhiên có thể cao tới 18m, tuy nhiên khi được trưng dụng làm cây phong thủy trong nhà chúng thường chỉ đạt độ cao giới hạn dưới 3m.
Với những đặc điểm này, Kim Ngân thường được đặt tại phòng khách của gia đình, cơ quan công sở và trong môi trường ánh sáng vừa đủ, râm mát và không chịu ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Thậm chí, cây có thể phát triển bình thường dưới ánh sáng của bóng đèn nhân tạo.
Một số giống Kim Ngân kích thước nhỏ còn được dùng để trang trí kệ, bàn làm việc, bàn uống nước,… nhờ khả năng hấp thụ tia bức xạ và thanh lọc không khí cho môi trường xung quanh.
Về nhiệt độ, cây Kim Ngân hầu như có thể duy trì sự sống trong khoảng 5°C - 40°C. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt, bạn nên giữ nhiệt độ môi trường giao động từ 15°C - 25°C.
Lưu ý: Dưới 5°C cây sẽ chết, dưới 15°C cây gần như sẽ rụng toàn bộ lá và rơi vào trạng thái ngủ đông
Về độ ẩm, bạn nên duy trì khoảng 50% độ ẩm trong đất để tạo môi trường phát triển khỏe mạnh cho cây.
Trong quá trình trồng và chăm sóc cây Kim Ngân, bạn nên lựa chọn những loại đất phù sa, tơi xốp, được trộn cùng hỗn hợp xơ dừa, mùn trấu hoặc mùn cưa. Nếu có điều kiện hơn, hãy sử dụng đất vi sinh chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho cây.
bTaskee gợi ý cho ban công thức trộn đất trồng và chăm sóc cây Kim Ngân tại nhà như sau:
60% đất phù sa + 15% tro trấu + 25% xơ dừa + 100 - 200g phân lân
Bên cạnh đó, Kim Ngân cũng có thể trồng trên đất pha cát, tuy nhiên tỷ lệ cát chỉ chiếm khoảng 15%.
Trong những cách chăm sóc cây kim ngân thì không thể thiếu khâu phân bón. Đối với công thức phân bón cho cây Kim Ngân, ban đầu, bạn nên trộn khoảng 100 - 200g phân lân trong quá trình chăm sóc cây Kim Ngân
Đến thời kỳ cây phát triển, bạn nên bón thêm các loại phân khác tùy vào từng giai đoạn tăng trưởng của cây, cụ thể:
Lưu ý: Trong quá trình bón phân cho cây Kim Ngân, bạn không tưới phân lên thân và lá cây, chỉ cần tưới xung quanh gốc và miệng chậu.
Tùy vào kích thước cây, bạn nên chia tần suất tưới nước cho cây Kim Ngân phù hợp trong quá trình chăm sóc cây Kim Ngân để cây có đủ khoáng chất và độ ẩm trong đất, cụ thể:
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng công thức tưới ngập cho chậu Kim Ngân nhỏ bằng cách nhúng cây vào chậu nước khoảng 10 - 15 giây, sau đó nhấc ra và để cây róc hết nước.
Cắt tỉa và bón lá cho cây Kim Ngân thường xuyên không chỉ tạo tính thẩm mỹ mà còn giúp quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cây diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.
Đối với chăm sóc cây Kim Ngân, bạn nên cắt tỉa cành lá trong khoảng tháng 4 - 6 hàng năm, vào mùa Thu hoặc mùa Đông. Ngoài ra, khi phát hiện các cành già, cành bệnh bạn nên loại bỏ ngay lập tức để tránh lây lan ra thân cây.
Bạn đang tìm kiếm dịch vụ vệ sinh nhà cửa uy tín giúp mình loại bỏ các vết bẩn lâu ngày cùng mùi hôi khó chịu? Đừng lo, đã có dịch vụ giúp việc nhà theo giờ của bTaskee. Các Chị Ong chăm chỉ sẽ nhanh chóng giải quyết nỗi lo và lấy lại không gian nghỉ ngơi thoáng mát, an toàn sức khỏe cho gia đình bạn.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay
Trong quá trình chăm sóc cây Kim Ngân bạn nên thường xuyên kiểm tra sâu bệnh và các vấn đề sức khỏe cho cây vì cây có thể mắc 3 loại bệnh phổ biến như sau:
Biểu hiện: Lá cây chuyển màu vàng khi vẫn còn non, có biểu hiện thiếu nước và úa lá.
Xử lý: Tưới phun sương cho cây (khoảng 2 -3 lần/ngày); di chuyển cây tới nơi râm mát, nhiệt độ vừa phải; tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời và hơi nóng từ lửa; điều chỉnh lượng phân bón cho cây.
Biểu hiện: Lá cây xuất hiện nhiều đốm vàng, trắng lẫn lộn do thiếu hụt chất dinh dưỡng và các loại sâu bệnh như rầy, rệp tấn công.
Xử lý: Dùng dung dịch nước muối pha loãng và lau sạch lá cây. Đồng thời phun thuốc Diazan để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh cho cây.
Biểu hiện: Rễ cây bị mục, mềm và thối rữa do úng nước hoặc độ ẩm trong đất quá cao
Xử lý: Đầu tiên, dùng dao lam hoặc dụng cụ sắc nhọn để cạo phần thân cây. Nếu thân cây còn xanh thì việc chữa trị vẫn kịp thời, nhưng nếu thân cây đã chuyển nâu
Trong trường hợp lõi thân cây còn xanh, bạn hãy ngâm toàn bộ dễ Kim Ngân trong dung dịch thuốc Ridomil Gold pha loãng khoảng 2 - 5 phút hoặc bôi trực tiếp lên vết thối nhằm diệt trừ nấm bệnh, ngăn chặn quá trình thối rễ và thân cây.
Sau đó, thay toàn bộ đất trồng cây theo công thức pha trộn phía trên của bTaskee.
Cách phòng ngừa bệnh vàng lá, úa lá:
Cách phòng ngừa bệnh đốm lá:
Cách phòng ngừa bệnh thối dễ:
Ngoài ra, khi phát hiện cây Kim Ngân có một số dấu hiệu bất thường cần cắt bỏ hoặc xử lý ngay, tránh bệnh lây lan ra toàn bộ cây.
Tưới nước cho Kim Ngân khoảng 1 - 2 lần/tuần. Tuy nhiên cần lưu ý một số điểm như sau:
Hy vọng với những chia sẻ của bTaskee về cách chăm sóc cây Kim Ngân, các bạn đều có thể tự tay chăm bón chậu cảnh nhà mình sinh trưởng khỏe mạnh. Góp phần tạo lên không gian sống trong lành và gần gũi với thiên nhiên.
Hình ảnh: Pinterest
>> Xem thêm bài viết:
Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/cham-soc-cay-kim-ngan-a40940.html