Có thai bao lâu thì nghén? Nghén bao lâu thì hết? Đây là những vấn đề được các chị em quan tâm nhiều nhất trong hành trình mang thai của mình. Để có thể chuẩn bị và vượt qua giai đoạn này một cách tốt nhất, hãy cùng Huggies tìm hiểu những thông tin về thời gian ốm nghén và cách giảm nghén hiệu quả ngay trong bài viết sau!
>> Tham khảo thêm:
Ốm nghén là gì? Đây là tình trạng buồn nôn và nôn mửa trong thời kỳ mang thai. Có đến ba phần tư phụ nữ mang thai có biểu hiện buồn nôn hoặc nôn trong suốt tam cá nguyệt thứ nhất và khoảng một nửa chỉ có hiện tượng nôn mửa. Buồn nôn khi mang thai thường nặng hơn vào buổi sáng và dịu đi trong ngày,nhưng tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào và đối với nhiều phụ nữ mang thai, nó có thể kéo dài cả ngày. Cường độ các triệu chứng cũng có thể khác nhau giữa các mẹ bầu, có thể đi kèm một số triệu chứng khác như thèm ăn và chán ăn, nhức đầu, cảm thấy lơ mơ, chóng mặt…
Ngay cả một trường hợp buồn nôn nhẹ cũng có thể khiến mẹ bị suy nhược, khi cơn buồn nôn và nôn suốt ngày đêm có thể khiến mẹ mệt mỏi và kiệt sức. Vậy có thai bao lâu thì nghén?
>> Xem thêm:
Ốm nghén là tình trạng buồn nôn và nôn mửa trong thời kỳ mang thai (Nguồn: Sưu tầm)
Nếu biểu hiện buồn nôn và nôn mửa nghiêm trọng đến nỗi mẹ không thể giữ được cái gì trong bụng, kể cả nước lọc, nước trái cây, thực phẩm, vitamin, thuốc bổ thì có thể mẹ bị chứng nôn nghén nặng (Hyperemesis gravidarum). Chứng nôn nghén nặng hay hội chứng nôn nghén xảy ra với khoảng 3% phụ nữ mang thai. Mẹ bầu mắc chứng nôn nghén có thể bị mất nước trầm trọng do nôn ói nhiều và trọng lượng cơ thể trước khi sinh giảm tới 5%. Mẹ bầu bị hội chứng nôn nghén cần được điều trị kịp thời để ngăn tình trạng nôn mửa tiếp diễn, cân bằng nước và điện giải cho cơ thể. Trong trường hợp này, mẹ có thể cần phải nhập viện để điều trị và theo dõi thêm nếu được bác sĩ tư vấn và yêu cầu.
Mẹ nên đến khám bác sĩ nếu:
Trước khi tìm hiểu có thai bao lâu thì nghén thì mẹ nên biết nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ốm nghén trong thời kỳ mang thai. Không ai biết chắc nguyên nhân gì gây ra ốm nghén trong khi mang thai, nhưng có thể đó là sự kết hợp của nhiều thay đổi về thể chất diễn ra trong cơ thể mẹ. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:
>> Xem thêm:
Buồn nôn khi mang thai và nôn là hai tình trạng phổ biến và thật sự gây khó chịu trong giai đoạn đầu mang thai. Vậy có thai bao lâu thì nghén? Thông thường cơn ốm nghén bắt đầu từ khoảng thai 6 tuần - thai 8 tuần, xảy ra trong 3 tháng đầu ở 91% phụ nữ mang thai, nhưng cũng có một số trường hợp có biểu hiện sớm từ khi thai 4 tuần và có xu hướng nặng hơn trong tháng tiếp theo.
Khoảng một nửa số mẹ bầu bị ốm nghén trong thời kỳ mang thai sẽ cảm thấy thoải mái hơn sau khi thai 14 tuần. Nhưng một số mẹ khác phải mất thêm 1 tháng nữa mới có thể trở lại bình thường mặc dù cơn buồn nôn có thể trở lại sau đó hoặc diễn ra suốt thời kỳ mang thai.
Nhưng quan trọng, mẹ cần phân biệt với chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) thường gặp trong thai kỳ và xảy ra ở 45-80% các trường hợp có thai. Khoảng 52% mẹ bầu có các triệu chứng của GERD trong 3 tháng đầu tiên; 24-40% mẹ bầu có triệu chứng ở 3 tháng giữa và 9% có biểu hiện ở 3 tháng cuối. Ngoài các biểu hiện buồn nôn và nôn mửa, cảm giác nóng rát và ợ là triệu chứng chủ yếu của GERD.
>> Tham khảo thêm:
Ốm nghén thường bắt từ từ tuần thứ 6 - 8 của thai kỳ (Nguồn: Sưu tầm)
Việc ốm nghén trong suốt thai kỳ là điều không bình thường, một số ít mẹ bầu bị ốm nghén kéo dài đến tam cá nguyệt thứ hai và thậm chí là tam cá nguyệt thứ ba. Việc ốm nghén kéo dài có thể khiến mẹ trở nên mệt mỏi, kiệt sức, một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến mất nước và khiến mẹ không thể tăng cân. Vì thế nếu gặp trường hợp này, mẹ nên đến thăm khám bác sĩ để có hướng giải quyết tốt nhất.
>> Tham khảo: Tăng cân hợp lý khi mang thai: Điều mẹ cần biết
Ốm nghén là một trong những “vị khách không mời" thường xuyên ghé thăm các mẹ bầu trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, với một vài điều chỉnh nhỏ trong chế độ ăn uống và sinh hoạt, mẹ bầu có thể vượt qua tình trạng này.
Chế độ ăn uống của mẹ bầu ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi cũng như ảnh hưởng đến hiện tượng ốm nghén của mẹ. Dưới đây là một số hướng dẫn về chế độ ăn uống khoa học giúp giảm ốm nghén hiệu quả:
Gừng chứa các hợp chất hoạt tính như gingerol và shogaol, có tác dụng chống viêm và chống co thắt, giúp làm dịu dạ dày và ngăn chặn các tín hiệu gây buồn nôn từ dạ dày đến não. Ngoài ra gừng cũng giúp kích thích quá trình tiêu hóa và giảm đầy hơi, chướng bụng, từ đó giảm cảm giác khó chịu ở dạ dày, một nguyên nhân gây buồn nôn. Tuy nhiên mẹ bầu nên uống với lượng vừa phải.
Khi ở tư thế đứng hoặc ngồi thẳng, hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, giúp thức ăn di chuyển qua dạ dày và ruột nhanh chóng, giảm thiểu cảm giác đầy bụng và buồn nôn. Ngoài ra, khi nằm trọng lượng cơ thể có thể tạo áp lực lên dạ dày, đẩy thức ăn và axit ngược lên thực quản. Việc hạn chế nằm ngay sau khi ăn giúp giảm áp lực này và làm giảm nguy cơ gây buồn nôn.
Nếu uống nhiều nước trong bữa ăn có thể làm dạ dày trở nên đầy hơn, gây áp lực và làm tăng nguy cơ trào ngược axit, dẫn đến buồn nôn. Nên hạn chế lượng nước uống trong bữa ăn để dạ dày có thể tiêu hóa thức ăn mà không bị quá tải. Bên cạnh đó, uống quá nhiều nước trong bữa ăn có thể làm loãng dịch tiêu hóa và làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này có thể khiến thức ăn nằm lâu hơn trong dạ dày, gây cảm giác đầy bụng và buồn nôn.
Nếu tình trạng ốm nghén quá nặng, kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe, mẹ bầu nên đến bệnh viện để được khám và tư vấn ngay nhé!
>> Tham khảo thêm:
Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể giúp mẹ giảm ốm nghén hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)
Trường hợp mẹ bị ốm nghén nặng và gây ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt mỗi ngày, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị ốm nghén cho mẹ bằng thuốc nếu việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống không giải quyết các triệu chứng ốm nghén.
Mẹ nên lưu ý rằng, dù là thuốc không kê đơn hay an toàn nhưng mẹ vẫn cần được sự hướng dẫn từ bác sĩ khi sử dụng thuốc để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé!
Thông thường, cơn ốm nghén khi mang thai sẽ xuất hiện từ tuần thứ 6 - 8 của thai khi và diễn ra trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ, một số trường hợp sớm hơn có thể xuất hiện tình trạng ốm nghén từ tuần thứ 4 của thai kỳ.
Buồn nôn khi mang thai có thể đi kèm với cảm giác mệt mỏi, khó chịu và đôi khi dẫn đến nôn mửa. Triệu chứng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày và có thể nôn từ 1 - 2 lần.
Mẹ có thể nghén nặng nếu:
Ốm nghén nhẹ đến trung bình hoặc thỉnh thoảng nôn mửa khi ốm nghén sẽ không gây hại cho em bé. Ngay cả khi mẹ không tăng cân trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì vẫn ổn nếu mẹ không bị mất nước do nôn mửa và vẫn giữ được lượng thức ăn. Trong hầu hết các trường hợp, sự thèm ăn sẽ sớm trở lại và mẹ sẽ bắt đầu tăng cân. Nếu như nôn mửa xảy ra liên tục và kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ rối loạn nước và điện giải, mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng, nguy cơ sinh non, con sinh ra nhẹ cân.
Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà giải thích rằng:
Sản phụ thường nghén nhiều nhất trong 3 tháng đầu do nồng độ hormone thai kỳ HCG tăng và đạt đỉnh ở tuổi thai 8-12 tuần, sau đó sẽ hạ xuống dần. Các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm nghén để hỗ trợ trong một số trường hợp mẹ nghén nhiều. Và sẽ chỉ định truyền dịch trong trường hợp mẹ bầu ói nhiều làm mất nước điện giải.
Trên đây là những giải đáp cho các thắc mắc có thai bao lâu thì nghén cũng như các cách giúp mẹ bầu giảm nghén hiệu quả. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào về các triệu chứng thai nghén, ốm nghén thì có thể đặt câu hỏi ngay với chúng tôi thông qua Góc chuyên gia Huggies nhé!
Nguồn tham khảo: https://www.healthpartners.com/blog/when-does-morning-sickness-start-and-how-can-i-get-relief/
Mẹ có thể tham khảo một số dòng tã cho bé phù hợp cho thời gian sắp tới:
Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/co-bau-bao-lau-thi-nghen-a41721.html