Chùm ruột là một loài cây quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam, thường được trồng để tạo bóng mát, làm thức ăn. Nhưng ít người biết rằng chùm ruột còn là vị thuốc trong Đông y thường được sử dụng để điều trị một số bệnh rất hiệu quả. Vậy chùm ruột có tác dụng gì?
Chùm ruột còn được người dân một số nơi gọi với tên gọi khác như là tầm duột, chùm giuột, tầm ruộc... Tên khoa học của cây chùm ruột là Phyllanthus acidus (L), cây thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Chùm ruột là loại cây mọc hoang và cũng thường được trồng tại Lào và nhiều nơi thuộc vùng nhiệt đới châu Á như Indonesia, Philippines, Malaysia, Ấn Độ và đảo Mangat. Ở nước ta, loài cây này được một vài nhà dân trồng làm cảnh hay trồng để ăn quả, làm mứt.
Chùm ruột là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, có chiều cao trung bình 4 - 6m, cây cao nhất có thể đạt đến 10 m. Cành non có màu xanh nhạt, có nhiều vết sẹo của lá rụng. Rễ cây chùm ruột mọc khỏe, ăn sâu và lan rộng dưới mặt đất.
Lá cây chùm ruột mềm mỏng, dài 4 - 5cm, rộng 18 - 20mm. Mặt trên lá có màu xanh nhạt, mặt dưới là có màu nhạt hơn. Phía cuống lá hơi tù hay tua tròn, đầu phiến lá nhọt.
Hoa chùm ruột nhỏ màu đỏ, mọc thành xim dài từ 6 - 15cm tụ thành cụm hoa gồm 4 - 7 hoa trên những mấu tròn ở kẽ lá đã rụng. Hoa cái và hoa đực mọc trên cùng một cây. Hoa chùm ruột đực có đài 4 răng, 4 nhị, rời; còn hoa cái có 4 lá đài, bầu 4 ô.
Quả chùm ruột mọc thành từng chùm theo các cành non và kể cả ở cành già hoặc ngay trên thân, quả có màu từ màu xanh non đến vàng nhạt và mờ đục như sáp. Quả chùm ruột dạng nang 4 mảnh khi chín có màu vàng nhạt, đường kính khoảng 5mm, cuống quả dài khoảng 7mm. Hạt chùm ruột cứng, to, nằm ở trung tâm của quả. Mỗi một quả chỉ có một hạt.
Bộ phận làm thuốc của cây chùm ruột gồm có lá, quả, vỏ thân và rễ. Có thể thu hái lá, vỏ thân, vỏ rễ của cây chùm ruột quanh năm. Cây thường ra hoa vào tháng 3 - 5, và ra quả vào tháng 6 - 8.
Theo nghiên cứu cho thấy trong vỏ rễ cây chùm ruột có chứa saponin, tanin, acide galic, một số hợp chất triterpen như là phyllanthol, B-Amyrin và chứa nhiều acid phenol.
Quả chùm ruột có chứa 89 - 91% nước; 5,89 - 7,20% gluxit; 0,73 - 0,90% protit; 0,61 - 0,76% liptit. Độ chua chua của quả chùm ruột do có chứa acid axetic chừng 1,7%. Nước ép quả chùm ruột được dùng để giải nhiệt vì chứa đến 40mg vitamin C, nhiều chất xơ...
Theo nghiên cứu hiện đại, chùm ruột có các tác dụng sau:
Theo Y Học Cổ Truyền, các bộ phận của cây chùm ruột có tác dụng như sau:
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng chùm ruột với nhiều cách khác nhau, như là:
Một số kiêng kỵ khi sử dụng chùm ruột:
Có thể thấy trái chùm ruột có rất nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh lý. Tuy nhiên việc sử dụng đúng cách dược liệu này sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Do vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/chum-ruot-a42037.html