Cây đuôi chuột (hay cỏ đuôi chuột) được đặt tên dựa trên hình thái của loại cỏ này, với chùm hoa dài và cong trông giống như đuôi chuột. Ở Việt Nam, cỏ đuôi chuột rất dễ tìm và thường có mặt trong nhiều bài thuốc. Không những thế từ các nghiên cứu dược lý hiện đại, đuôi chuột càng thể hiện nhiều tác dụng trị bệnh đáng được quan tâm.
Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu cụ thể và những tác dụng và lưu ý khi sử dụng loại dược liệu này nhé!
Tên thường gọi: Cây đuôi chuột (hay cỏ đuôi chuột)
Tên gọi khác: Cỏ đuôi lươn, điềm thông, đũa bếp, bôn bôn, mạch lạc, hải tiên và giả mã tiên.
Tên khoa học: Stachytarpheta jamaicensis
Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)
Cây đuôi chuột là một loại cây thân thảo lâu năm, cao khoảng 2 mét. Phần thân màu lục tím, có 4 cạnh. Lá mọc đối, phiến hình elip hoặc hình trứng dài khoảng 4-11 cm; mép lá có răng cưa. Hoa mọc thành chùm dài, màu tím xanh. Quả nang.
Loài thực vật này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Mỹ. Cây được di thực vào nước ta và mọc hoang nhiều ở ven đường, bãi hoang, ruộng đồng.
Môi trường sống phù hợp là nắng, có bóng râm nhẹ. Tốt nhất là không trồng trên đất quá nặng (đất chứa nhiều hạt sét, khó cày bừa) với mùa khô rõ rệt, từ mực nước biển đến độ cao 1500 m.
Toàn bộ cây đuôi chuột đều được thu hái để làm thuốc.
Cây đuôi chuột được sử dụng trong nhiều bài thuốc cổ truyền. Vì vậy đã có nhiều nghiên cứu xác định hoạt chất nhằm ứng dụng những đặc tính chữa bệnh hiệu quả từ loại dược liệu này. Qua các nghiên cứu này, cây cỏ đuôi chuột được chứng minh có chứa nhiều thành phần hợp chất hoạt tính sinh học (phytochemical) như alkaloid, flavonoid, phenol, steroid và terpenoid. Ngoài ra, cây còn chứa carbohydrat và protein, glucosidic, dopamine, tarphetamin. Rễ cây chứa tannin và acid chlorogenic.
Đặc biệt là các hoạt chất sinh học nhóm phenol của cây đuôi chuột đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có đặc tính chữa bệnh, chẳng hạn như saponin, tanin và flavonoid có hoạt tính kháng khuẩn đối với E. coli, C. albicans , S. aureus và P. vulgaris.
Thu hái cây quanh năm. Sau khi thu hoạch về đem bỏ lá hư, rửa sạch đất cát rồi cắt khúc và phơi cho khô.
Bảo quản nơi thoáng mát và khô ráo, tránh ẩm và ánh nắng trực tiếp.
Theo y học cổ truyền, cây cỏ đuôi chuột có vị đắng, tính lạnh. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu. Chủ trị mụn nhọt, thấp khớp, viêm thận, lỵ và tiêu chảy.
Cỏ đuôi chuột được người già sử dụng rộng rãi như một loại thuốc bổ làm mát dạ dày. Loại thuốc bổ này kích thích chức năng của đường tiêu hóa. Ngoài ra còn giúp hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, trào ngược axit, loét, táo bón, khó tiêu và tiêu hóa chậm.
Hơn nữa, nó cũng thường được sử dụng để điều trị dị ứng và các tình trạng hô hấp như hen suyễn, cảm lạnh, cúm, viêm phế quản và ho. Chiết xuất lá của S. jamaicensis cũng có thể được bôi bên ngoài để làm sạch vết cắt, vết thương, vết loét và vết loét.
Ở miền Nam Nigeria, S. jamaicensis được phụ nữ sử dụng để điều trị rối loạn kinh nguyệt và các bệnh phụ khoa. Lá được đun sôi trong nước và dùng làm trà cho phụ nữ uống sau khi sinh con. Nó cũng được biết là có tác dụng điều chỉnh hormone và tăng nguồn sữa ở những bà mẹ đang cho con bú. Lá của cây này còn được dùng làm nước ép để chữa bệnh kiết lỵ và giun đường ruột.
Theo các nghiên cứu về dược lý hiện đại, dưới đây là một số tác dụng của cây đuôi chuột:
Cây đuôi chuột thường được dùng ở dạng thuốc sắc, với liều dùng khoảng 15-30 g/ngày. Ngoài ra, cỏ đuôi chuột cũng được dùng đắp ngoài để trị các bệnh ngoài da.
Để sử dụng dược liệu này một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín.
Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.
Không dùng cỏ đuôi chuột cho người có huyết áp thấp, đường huyết thấp và phụ nữ mang thai. Bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi dùng cỏ đuôi chuột cho phụ nữ cho con bú.
Cây đuôi chuột có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về những đặc tính đáng quý và tác dụng chữa bệnh của cây đuôi chuột. Lưu ý rằng nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi có ý định ứng dụng các bài thuốc từ cây cỏ đuôi chuột nhé!
[embed-health-tool-bmi]
Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/cay-duoi-chuot-a42815.html