Là một loại nước đường sánh đặc, óng ánh được kết hợp thêm với thảo dược, sinh tố trái cây, thuốc,... syrup, hay còn gọi là siro, có nguồn gốc ở Ả Rập. Với vẻ ngoài đẹp mắt, hương thơm ngào ngạt cùng vị ngọt, siro đôi khi còn bị nhầm lẫn với mật ong.
Thông thường, siro thường được thêm thuốc hoặc thảo dược để làm siro trị ho rất tốt cho cả người lớn và đặc biệt là cho trẻ em bởi vị ngọt dễ uống.
Không dừng lại ở đó, siro còn có thể được chế biến thành các loại thức uống, kết hợp với nhiều món bánh rất hấp dẫn như pancake,...
Được thu hoạch và sử dụng lần đầu tiên bởi người Bắc Mỹ bản xứ, từ cây phong, người ta lấy nhựa cây sau đó đun nóng để hơi nước bay hết, chỉ còn chất cô đặc ở lại chính là siro. Hợp chất trong siro cây phong có tính kháng viêm, chống oxy hoá tốt.
Với hương vị tinh khiết, ngọt nhẹ, siro cây phong thường được thay thế mật ong để ăn kèm với bánh pancake, crepe, waffle,...
Thông thường, siro bắp có chứa maltose và hàm lượng oligosaccharide cao tuỳ theo loại. Si-rô bắp được sử dụng phổ biến trong ẩm thực, chúng giúp món ăn mềm mại, có độ ẩm cao hơn, giúp món ăn thêm ngon. Ngoài ra, để tạo độ sánh cho thực phẩm, làm kẹo dẻo marshmallow, làm lớp caramel cho bắp rang, hay kết hợp với kem tartar, đường để làm lớp kính trang trí lên bánh, siro bắp sẽ là lựa chọn hàng đầu.
Để các món nước thêm ngon, người ta lựa chọn siro đào với hương thơm tinh tế, đặc biệt, hoà quyện để kết hợp với chúng. Với đa dạng loại thức uống được làm từ siro đào như trà đào, cocktail, rượu,... siro đào còn được yêu thích khi là một phần của các món kem, sữa chua, bánh hay đặc biệt hơn là làm nước chấm cho một số loại bánh.
Ngoài bắp, siro tinh bột còn được chế biến từ khoai tây, lúa mạch, sắn và lúa mì. Tương tự như siro bắp, siro tinh bột cũng được dùng cho các món bánh, kẹo, kem,... và đôi khi chúng còn được sử dụng thay thế cho nhau.
Tuy nhiên, bạn nên tránh ăn các sản phẩm có chứa loại siro này vì chúng không có chất dinh dưỡng mà còn mang đến bệnh béo phì, đường huyết cao, sâu răng,...
Với chiết xuất nguyên thuỷ từ trái lựu tươi, đường và nước, siro lựu gần đây còn có sự kết hợp của dâu hay mâm xôi đỏ và đen. Không chứa cồn, hương vị độc đáo, không bị pha lẫn, màu sắc đỏ rực lại đẹp mắt khiến cho siro lựu luôn được lựa chọn để chế biến cocktail hấp dẫn.
Chẳng cần phải mô tả nhiều, siro socola với dạng lỏng, thơm mùi socola đặc trưng cùng chút vani thoang thoảng. Chúng luôn được kết hợp với các món kem, bánh, sữa... vừa giúp cho món ăn đẹp mắt lại còn có hương vị rất thơm ngon.
Với màu ánh vàng đẹp mắt dễ bị nhầm lẫn với siro ngô hay mật ong, siro vàng có màu hổ phách đẹp mắt nhờ mật mía và củ cải đường tinh luyện. Là một nhãn hiệu lâu đời được kỷ lục Guiness công nhận, siro vàng được pha chế, đóng hộp và bày bán vào năm 1885 tại Plaistow, London.
Với những thông tin về syrup, các loại syrup thông dụng và phổ biến, bạn đã có thể thoải mái và dễ dàng lựa chọn cho mình loại syrup phù hợp trong mỗi món ăn hay cho nhiều công dụng khác nhau. Chúc bạn sẽ có những bữa ăn thật ngon và đảm bảo sức khoẻ nhờ các loại syrup này nhé!
*Tham khảo hình ảnh và thông tin từ Wikipedia
Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/syrup-la-gi-a42878.html