Cây Hành (Hành Lá, Hành Hoa) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Đỗ Tất Lợi

Hành trang 626-628 tải bản PDF tại đây.

Còn gọi là hành hoa, đại thông, thông bạch, tứ quý thông, hom búa (Thái), thái bá, lộc thai, hoa sự thảo, khtim (Campuchia), ciboule, cive.

Tên khoa học Allium fistulosum L.

Thuộc họ Hành Alliaceae.

Thống là rỗng, bạch là trắng, vì dọc cây hành (lá) thì rỗng, dò hành (“củ”) có màu trắng, do đó có tên này.

Mô tả cây

Hành là một loại cỏ sống lâu năm, có mùi đặc biệt. Lá gồm 5-6 lá, hình trụ rỗng, dài 30- 50cm, đường kính 4-8mm, phía giữa phình lên, đầu thuôn nhọn. Cụm hoa mọc trên một cán mang hoa hình trụ, rỗng, cụm hoa hình xim có ngấn thành hình tấn giả, nhưng cuống tán giả ngắn đến nỗi cụm hoa trông giống hình cầu. Bao hoa gồm 2 vòng, mỗi vòng gồm 3 cánh, 3 lá đài màu trắng 6 nhị, chỉ nhị phình ở gốc, không có răng, bao phấn hình chữ T, 2 ngăn, dài 1mm, một nhuỵ, bầu thượng, 3 ngăn, mỗi ngăn có nhiều noãn. Quả nang, hình tròn đường kính chừng 6mm, hạt hình 3 cạnh, màu đen.

Hành
Hành

Phân bố, thu hái và chế biến

Hành được trồng ở khắp nơi trong nước ta, chủ yếu để làm gia vị, đồng thời dùng làm thuốc (dùng củ tức là dò). Còn được trồng ở nhiều nước khác châu Á và châu Âu. Mùa chủ yếu là vào tháng 10-11 nhưng có thể có quanh năm. Dùng tươi hay khô đều được.

Thành phần hoá học

Trong hành có axit malic, phytin và chất alylsunfit.

Có tác giả nói trong hành có tinh dầu, trong tinh dầu chủ yếu có chất kháng sinh alixin C6H10OS2

Chúng ta đã biết alixin là một chất dầu không màu, tan trong cồn, trong benzen, ete, khi hoà tan trong nước dễ bị thuỷ phân, có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh.

Công dụng và liều dùng

Hành là một vị thuốc rất thông dụng trong nhân dân. Được ghi trong các tài liệu cổ từ lâu. Trong các tài liệu cổ này, người ta cho rằng hành có vị cay, bình mà không đọc có năng lực phát biểu, hoa trung, thông dương, hoạt huyết, dùng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, chữa trong đau răng, sắc uống lấy nước chữa các chứng sốt, sốt rét, cảm, nhức đầu, mặt mày phù thũng, còn làm yên thai, sáng mắt, lợi ngũ tạng. Vào hai kinh thủ thái âm (phế kinh) và lúc dương minh (vị kinh), nhưng các sách cổ còn nói thêm rằng ăn nhiều quá thì tóc bạc, hư khí xông lên không ra mồ hỏi được.

Hiện nay người ta cho rằng hành có tác dụng kích thích thần kinh, làm tăng sự bài tiết dịch tiêu hoá, có thể dùng để để phòng ký sinh trùng đường ruột. Còn dùng trị tê thấp. Tinh dầu hành có tác dụng sát khuẩn mạnh, dùng ngoài chữa những mụn nhọt mưng mủ, dùng nước hành nhỏ mũi chữa được ngạt mũi, cấp tính và mãn tính, viêm niêm mạc mũi, khi bị cảm mạo, đầu nhức, mũi ngạt thì có thể dùng hành giã nát, thêm nước sôi vào rồi xông, hoặc cho hành vào chảo nóng mà ăn thì chóng khỏi.

Mỗi lần có thể dùng với liều 30 đến 60g dưới hình thức thuốc sắc hay giã nát ép lấy nước mà uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Đơn thuốc có hành

Hành 30g, đạm đậu sự 15g, sinh khương 10g, chè hương 10g, nước 300ml, đun sôi, gạn bỏ bã, uống khi còn đang nóng, uống xong đắp chăn kín cho ra mồ hôi.

Hành 60g, sinh khương 10g. Hai thứ giã nát, thêm một cốc nước thật sôi vào, dùng hơi xông vào miệng và mũi, ngày làm mấy lần, không cần cho uống.

Hành tươi giã nát, trộn với mặt, đắp lên mụn, hể ngòi ra thì dùng đám mà rửa mụn.

Hành tươi 60g, thêm một bát nước, sắc kỹ lọc bỏ bã, cho uống.

Chú thích:

Ngoài cây hành nói trên. hiện nay nhiều nước còn dùng cây hành tây hay dương thông (Allium cepa L.) làm thuốc. Cây này nguồn gốc miền tây Châu Á nhưng hiện nay được trồng ở nhiều nước. Tại nước ta trước đây có trống, nhưng hiện nay ít trồng hơn. Cây hành tây có dò to hơn, hình cầu dẹt, ngoài có vẩy màu đỏ nâu, lá hình trụ rỗng, dài 25-50cm, đường kính 1-1.5cm, cán mang hoa có thể cao tới 1m, rỗng, cụm hoa hình tán nhưng tụ thành hình cầu màu hơi hồng hay hơi trắng, quả khô, trong chứa nhiều hạt dẹt, màu đen. Trong củ hành tây có 0,015% tinh dầu, trong tỉnh dấu thành phần chủ yếu là allyl-disunfua, allyl-propyl-disunfua, ngoài ra còn phytin, axit hữu cơ (axit focmic, malic, xitric và photphoric) các chất inulin, manit, manoza, mantoza, các men maltaza, amylaza, dextrinaza và emunxin, vitamin B và C. Nhà bác học Liên Xô cũ B. P. Tokin phát hiện thấy trong hành tây có chất kháng sinh rất mạnh đặt tên là phytonxit. Do chất này, khi ta nhai hành tây trong miệng 1-2 phút, miệng trở nên sạch sẽ, vô trùng.

Ngoài công dụng làm gia vị, hành tây được dùng chữa họ, trừ đờm, ra mồ hỏi, lợi tiểu tiện, dùng trong chứng bụng nước do gan cứng (ascite de la cirrhose hépatique), còn dùng đắp mụn nhọt.

Dùng dưới hình thức còn thuốc tươi (một phần nước ép củ hành tươi, một phần cồn 90°). Ngày uống 14-40g cồn thuốc này. Hoặc có thể dùng dưới dạng rượu vang (nước ép củ hành tươi 200g, mật ong 100g, vang hay rượu nhẹ độ-12° đến 14° vừa đủ 1 lít), ngày uống 2 lần, sáng và tối, mỗi lần 30 - 60g.

Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/hanh-hoa-a43110.html