Hướng dẫn trực quan để hiểu về chứng ợ nóng và trào ngược thực quản

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội tiêu hóa, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Chứng ợ nóng xảy ra khi thực quản bị kích thích do axit của dạ dày. Triệu chứng ợ nóng nếu diễn ra thường xuyên, có thể đây là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

1. Cơ vòng thực quản dưới là gì?

Khi bạn ăn và nuốt thức ăn xuống, nó sẽ đi qua thực quản đến dạ dày. Giữa thực quản và dạ dày sẽ có cơ vòng thực quản dưới, đây là một cái "van" có nhiệm vụ giữ cho thức ăn và axit ở dạ dày không trào ngược lên thực quản. Do đó, cơ này sẽ phải đóng lại để bảo vệ thực quản.

2. Chứng ợ nóng

Ở một số người, cơ vòng thực quản dưới đóng không kín nên axit trào ngược lên thực quản gây đau và kích ứng niêm mạc thực quản. Không phải tất cả người bệnh mắc trào ngược axit đều có triệu chứng ợ nóng và một số người có triệu chứng "ợ nóng" nhưng không phải do trào ngược axit.

3. Dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản là chứng ợ nóng, người bệnh cảm thấy đau rát ở giữa ngực. Chứng ợ nóng thường xuất hiện sau bữa ăn và kéo dài đến vài giờ, cảm giác khó chịu sẽ tăng lên khi người bệnh cúi xuống hoặc nằm xuống. Các triệu chứng nghiêm trọng khác của trào ngược axit bao gồm chất lỏng có vị chua ở cổ họng, khó nuốt hoặc cảm thấy thức ăn bị kẹt trong ngực hoặc cổ họng. Bác sĩ có thể chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản dựa trên thông tin mô tả về các triệu chứng ợ nóng của người bệnh.

Bất cứ ai cũng có thể bị trào ngược dạ dày thực quản

4. Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản(GERD) là tình trạng bệnh lý khi chất trong dạ dày trào ngược gây triệu chứng khó chịu và có/ hoặc gây biến chứng.

Nguyên nhân:

Chứng ợ nóng thường không gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe nhưng nếu xảy ra thường xuyên mà không được điều trị thì trào ngược axit sẽ nặng dần lên. Nếu bạn bị ợ nóng nghiêm trọng hoặc ợ nóng hai lần trở lên/tuần, bạn có thể đã mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản và cần đi khám bác sĩ. Nếu không được điều trị, trào ngược dạ dày thực quản mãn tính gây viêm, loét và sẹo thực quản, đặc biệt khi lớp lót của thực quản bị bào mòn sẽ dẫn đến bệnh thực quản Barrett (Barrett’s esophagus), đây là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Trào ngược axit sẽ nặng dần nếu không điều trị dứt điểm

5. Chứng ợ nóng diễn ra vào ban đêm

Bạn đã bao giờ thức dậy với các triệu chứng đau họng, ho hoặc cảm thấy đắng trong miệng chưa? Đó có thể là trào ngược axit vào ban đêm. Ngoài việc ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, trào ngược vào ban đêm có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thực quản do khi bạn nằm xuống thì sẽ tạo điều kiện cho axit dạ dày ở trong thực quản lâu hơn.

6. Quản lý chứng ợ nóng tại nhà

Bạn có thể kiểm soát chứng ợ nóng nhẹ với một vài thay đổi trong thói quen sinh hoạt hàng ngày như ăn ít hơn, ăn xong bữa tối ít nhất ba đến bốn giờ trước khi đi ngủ và tránh ăn vặt khi đêm muộn.

Một số thực phẩm góp phần gây ợ nóng bằng cách đưa thêm axit vào dạ dày hoặc làm giãn cơ thắt thực quản dưới như cà chua, hành tây, tỏi, sô cô la, bạc hà, thực phẩm có nhiều chất béo và trái cây họ cam quýt, bao gồm cam và bưởi. Nếu bạn thấy thực phẩm cay là yếu tố kích hoạt ợ nóng, hãy thử các ăn ít cay hơn thay vì từ bỏ hoàn toàn loại thực phẩm yêu thích của mình.

Một số đồ uống cũng có thể gây ra chứng ợ nóng như cà phê, trà, soda, rượu, nước ép cà chua và nước cam. Tuy nhiên, bạn không cần phải tránh các loại đồ uống này nếu chúng không gây ra các triệu chứng trào ngược axit.

Tập thể dục có thể làm tăng áp lực ổ bụng dẫn đến làm tăng nguy cơ trào ngược axit. Một số bài tập thể dục làm tăng nguy cơ nhiều hơn những loại khác bằng cách đảo ngược dòng tiêu hóa như tư thế trồng cây chuối và tư thế tập yoga như tư thế chó duỗi mình (downward dog).

Nếu bạn bị ợ nóng vào ban đêm, hãy thử đặt các khối cứng ở dưới chân giường để nâng đầu đầu giường cao lên khoảng 15cm hoặc sử dụng gối nghiêng (wedge pillow). Các biện pháp này nhằm giúp giữ axit trong dạ dày và nếu có bị trào ngược thì axit sẽ chảy lại về phía dạ dày, không ở lại lâu trên thực quản. Đối với một số người, trào ngược cũng xảy ra ít hơn khi nằm nghiêng bên trái so với nằm bên phải.

Mặc quần áo rộng để giảm áp lực ở bụng và dẫn đến sẽ giảm chứng ợ nóng. Do đó bạn cần giảm cân nếu béo phì hoặc thừa cân và mặc quần áo rộng.

7. Ợ nóng khi mang thai

Hơn một nửa số phụ nữ mang thai có triệu chứng ợ nóng nghiêm trọng, đặc biệt là trong 6 tháng cuối của thai kỳ. Do thay đổi nồng độ hormone và tăng áp lực bụng khi mang thai khiến sản phụ tăng nguy cơ bị trào ngược axit và ợ nóng. Các triệu chứng nhẹ có thể điều trị bằng thay đổi lối sống, như ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa lớn, tránh thực phẩm chiên, cay, và không nằm xuống sau khi ăn. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn uống và lối sống không làm giảm triệu chứng, sản phụ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

9. Một số loại thuốc làm giảm triệu chứng ợ nóng

Đối với chứng ợ nóng diễn ra thường xuyên, người bệnh cần uống thuốc kháng axit ngay để làm giảm triệu chứng ngay lập tức. Đây là một loại thuốc nhằm giúp trung hòa axit dạ dày. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc này, người bệnh cần tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ do nếu lạm dụng thuốc kháng axit có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

Có tác dụng ức chế bài tiết axit ở dạ dày. Điều này có thể giúp ngăn ngừa chứng ợ nóng do trào ngược axit nếu uống khoảng 30 phút trước bữa ăn.

Có tác dụng ức chế sự bài tiết axit dạ dày và có hiệu quả hơn so với thuốc kháng histamin H2.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo bài viết: webmd.com

Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/o-nong-a43141.html