Loài của Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào. Ở nước ta, cây mọc hoang ở chỗ ẩm mát, ven bờ suối, hốc khe. Thường được trồng lấy củ làm thuốc. Mặt ngoài của củ có vằn ngang màu đen, trong có chất bột trắng ngà như màu của củ Tam thất.
Vị cay, hơi đắng, tính ấm; có tác dụng tán ứ tiêu thũng, hoạt huyết chỉ huyết, hành khí chỉ thống.
Thường được dùng chữa: Ðòn ngã sưng đau, phong thấp đau nhức xương; Thổ huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt quá nhiều; Trùng độc cắn và rắn cắn. Cũng dùng chữa hành kinh chậm kỳ, máu xấu lởn vởn không tươi, ăn kém tiêu, nôn đầy.
Chữa kinh nguyệt không đều, loạn kỳ, vòng kinh dài ngắn không chừng, người gầy da xanh sạm, hoặc sau khi sinh rong huyết kéo dài, kém ăn, chóng mặt, đau đầu mỏi mệt. Tam thất gừng, Hồi đầu, hai vị bằng nhau, tán nhỏ, dùng mỗi lần 2-3g, ngày uống 2-3 lần, với nước chín, vào khoảng giữa buổi, và trước khi đi ngủ. Uống 5-7 ngày liền (Lê Trần Ðức).
Ghi chú
Ở Trung Quốc, người ta sử dụng một loài khác gọi là Tam thất khương - Stahlianthus involucratus (King ex Baker) Craib, mà rễ có vị cay, tính hàn; có tác dụng hoạt huyết tán ứ, tiêu sưng giảm đau, dùng trị thổ huyết, ói ra máu, kinh nguyệt quá nhiều và đòn ngã tổn thương.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/cay-tam-that-nam-a43171.html