Vượt qua dòng chảy thời gian, đến nay những bài hát về đất nước vẫn vẹn nguyên giá trị, thể hiện chí khí người cách mạng. Dưới đây là tổng hợp 20 bài hát cách mạng hào hùng lịch sử không thể quên, chia theo chủ đề bài hát hay bất hủ, Ngày giải phòng miền Nam 30/4 và Chiến thắng Điện Biên Phủ
Top 10 những bài hát cách mạng về đất nước hào hùng
Nhạc đỏ hay còn gọi là nhạc cách mạng Việt Nam, là dòng nhạc tân thời được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp và Mỹ cứu nước. Nó gắn liền với những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Khái niệm nhạc đỏ ra đời theo sự phân màu của nhạc sĩ Trần Hoàn, theo biểu tượng cách mạng trong quang phổ là màu đỏ nên nhạc đỏ cũng như nhạc cách mạng vậy.
Sau đây chúng ta cùng nghe những bài ca cách mạng bất hủ đi cùng năm tháng, được Thu Âm Việt tổng hợp dưới đây:
"Trường Sơn đông Trường Sơn tây" là một bài ca đi cùng năm tháng, đã được phổ nhạc bởi nhạc sĩ Hoàng Hiệp và được trình bày thành công bởi nhiều ca sĩ, trong đó có Thu Hiền và Trung Đức. Bài hát là một bức tranh sinh động về cuộc sống của người lính Trường Sơn trên hai sườn Đông - Tây, với những gian khổ, hiểm nguy: Bên Đông bên Tây, bên mưa bên nắng hai nơi cách biệt. Hiện tượng Gió Lào Tây Nam, ở phía nam vùng núi Tây Bắc sự khắc nghiệt nơi vùng núi Trường Sơn…
Tuy nhiên, bức tranh cũng đầy tình đồng chí, đồng đội và niềm lạc quan yêu đời. Nhờ đó, những người bộ đội cụ hồ mới luôn giữ vững ý chí kiên cường, dũng cảm, vượt qua mọi gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ. Xứng đáng thuộc những bài hát về đất nước hào hùng đáng để nghe
"Bác Đang Cùng Chúng Cháu Hành Quân" là một trong những bài hát cách mạng hào hùng nhất, sáng tác bởi nhạc sĩ Huy Thục. Lời bài hát thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường Cách mạng mà Bác Hồ đã vạch ra. Bài hát là nguồn động viên to lớn cho quân và dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
“Lời Bác thúc giục chúng ta,
Chiến đấu cho quê nhà Nam Bắc hòa lời ca.”
Bác Đang Cùng Chúng Cháu Hành Quân nghe thật hào hùng oai phong uy nghi giọng cao vút trong trẻo, càng hát càng thấy hay và hừng hực khi thế ra trận tiêu diệt quân thù
"Cuộc đời này vẫn đẹp sao" là một sáng tác nổi tiếng của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, được thể hiện rất thành công bởi NSND Thu Hiền. Bài hát mang đến cho người nghe một niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, vào tình yêu, dù trong hoàn cảnh khó khăn, bom đạn: “ Cuộc đời vẫn đẹp sao, Tình yêu vẫn đẹp sao, Dù đạn bom man rợ thét gào, Dù thân thể thiên nhiên mang đầy thương tích,...”.
Cho đến nay, bài hát về Việt Nam này vẫn còn nguyên giá trị, tiếp thêm sức mạnh cho con người trong cuộc sống.
"Hát mãi khúc quân hành" của tác giả Diệp Minh Tuyển là một bài nhạc cách mạng thể hiện tinh thần dân tộc, là khúc ca về tinh thần bất khuất của người lính Việt Nam trong thời chiến, về ý chí quyết tâm chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lời bài hát sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ, so sánh, thể hiện khí thế hào hùng của người lính trong cuộc chiến tranh.
Bài hát đã góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước, động viên quân và dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
“Bài ca không quên” là một khúc ca về ký ức hào hùng của những người lính trong thời chiến, về những tháng ngày gian khổ nhưng không thể nào quên. Bài hát đã góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước, động viên quân và dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đến này bài hát vẫn là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ về tinh thần dũng cảm, kiên cường, ý chí quyết tâm trong học tập và rèn luyện, góp phần xây dựng đất nước.
“Bài ca tôi không quên
tôi không quên tháng ngày vất vả
Bài ca tôi không quên
tôi không quên gót mòn hành quân hối hà”
"Cô gái mở đường" do nhạc sĩ Xuân Giao sáng tác là một bài hát về đất nước đáng để nghe. Bài hát mang giai điệu sôi động về hình ảnh cô gái thanh niên xung phong 17 tuổi với tinh thần dũng cảm, lạc quan, góp phần vào công cuộc giải phóng miền Nam. Qua đó cũng ca ngợi tinh thần dũng cảm, kiên cường, ý chí quyết tâm của thế hệ trẻ thời bấy giờ với đất nước.
Bài hát "Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là một khúc ca về tình mẫu tử thiêng liêng, về sự hy sinh thầm lặng của người mẹ dành cho đứa con trai ra trận. Tấm áo được một người mẹ ở miền Bắc Việt Nam vá cho con trai, một người lính trẻ đang chiến đấu. Điều này không chỉ là biểu tượng của tình mẹ sâu nặng, mà còn là sự hy sinh và tôn trọng đối với những người lính gìn giữ hòa bình. Bài hát gợi nhớ về nghĩa cử cao đẹp và tinh thần đồng lòng của dân tộc Việt Nam trong những thời điểm khó khăn.
"Tấm áo ấy bấy lâu nay con quý hơn cơm gạoĐời mẹ nghèo trông áo rách, áo rách nên thươngCác con ra đi đã mấy chiến trườngMang theo cả tình thương của mẹ."
Bài hát "Đường Tôi Đi Dài Theo Đất Nước" của nhạc sĩ Vũ Trọng Hối là một tuyên ngôn về tình yêu và lòng trung thành với đất nước. Với những câu lời và hình ảnh sâu sắc, bài hát thể hiện sự kết nối sâu sắc giữa cuộc sống và quê hương, cũng như lòng kiêu hùng của người dân Việt Nam khi họ bước đi trên con đường của mình, dệt nên tình yêu quê hương và đất nước.
“Đời giao liên bước tôi đi dài theo theo đất nước.
Đường tôi đi, núi chênh vênh có mây bay dưới chân giăng thành.
Đời tôi như những con thoi, dệt tình yêu quê hương đất nước.”
Hình ảnh cô gái Tây Nguyên vót chông trong bài hát "Cô gái vót chông" của tác giả Hoàng Hiệp đã thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Thông qua lời bài hát cũng cho thấy niềm tin chắc chắn vào chiến thắng của nhân dân ta trong suốt cuộc kháng chiến.
"Còn giặc Mỹ cọp beo, khi còn giặc Mỹ cọp beoEm chưa ngừng tay vót chông rào buông rẫyNhưng mai đây giặc chạy rồiTre rừng ta làm nhà làm chòi cao."
Bài hát “Một đời người một rừng cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn góp phần khơi dậy tinh thần lao động, động viên con người trong cuộc sống. Là nguồn truyền động lực cho thế hệ trẻ về ý chí và nghị lực, về tinh thần lao động và cống hiến cho đất nước.
“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng
Gian khổ để phần ai”
Để gợi nhớ đến ngày đại thắng mùa xuân năm 1945 ngày 30/4 giải phóng hoàn toàn Miền Nam, những bài hát cách mạng hay nhất làm sống dậy khoảnh khắc mùa xuân đại thắng được Thu Âm Việt tổng hợp dưới đây.
Bài hát được sáng tác vào đêm 26/4/1975 tại Hà Nội ở nhà riêng của cố nhạc sĩ Hoàng Hà "Đất nước trọn niềm vui" là một tác phẩm gây tiếng vang cho cố nhạc sĩ, nói về ngày đại thắng của quân và dân ta năm 1945. Giai điệu bài hát như cảm xúc được bùng nổ sau một thời gian bị kiềm nén, vào đúng thời khắc lịch sử được phát ra như những bông pháo nổ rợp trời, niềm vui lấp lánh được thể hiện trong mỗi ca từ
Cảm xúc của nghệ sĩ Tạ Minh Tâm khi thể hiện ca khúc này từ lúc trẻ cho đến lúc già là : “Khi tôi thể hiện ca khúc này vào năm 1975, lúc đất nước mới giải phóng, cảm giác lạ lẫm và hình thành khí thế, sống động trong hoàn cảnh đất nước đang thay đổi. Về niềm vui, cảm xúc đặc biệt của người dân Việt Nam được thể hiện trong "Đất nước trọn niềm vui" mà tôi đã hát. Cảm xúc đó không dễ gì tìm lại được. Ngày nay cảm xúc có chiều sâu, lắng đọng hơn và nhiều trải nghiệm hơn trong quá trình hát. Cảm giác bây giờ là hồi tưởng và ngợi ca sự phát triển của đất nước”.
Bài hát được phát trên Đài Phát thanh Giải phóng lần đầu vào sáng 1/5/1975 cùng với ca khúc “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Đối với Nhạc sĩ Hoàng Hà viết bài hát “Đất nước trọn niềm vui” chỉ trong một ngày, nhưng bài hát này là cả quá trình hoạt động cách mạng và trải nghiệm của cuộc đời ông.
Bài hát do nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác trước hai đêm ngày đại thắng 28/4/1945. Nhạc sĩ được ông Trần Lâm - Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam ngày đó, giao nhiệm vụ sáng tác một bài hát lớn chào mừng ngày chiến thắng sắp đến. Vào 21 giờ ngày 28/4, Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin phi công (anh hùng Nguyễn Thành Trung) ném bom sân bay Tân Sơn Nhất. Sau tin đó, bao cảm xúc hồi hộp, vui sướng trong nhạc sĩ cứ tuôn trào, và lập tức, ông đã cầm bút viết lên bài hát này.
"Trong nguồn cảm hứng dào dạt, hai tiếng đồng hồ sau bài hát được hoàn thành, không cần sửa một câu, một chữ. Và định để dành đến 7/5 kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ mời dàn dựng. Không ngờ thắng lợi nhanh đến thế! 30/4, cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập", nhạc sĩ Phạm Tuyên chia sẻ.
Từ giây phút trọng đại của lịch sử, ca khúc nhanh chóng được đưa đi dàn dựng và phát sóng. Suốt đêm hôm ấy, mỗi lần đọc xong tin thắng trận, bài hát lại cất lên vang dội qua làn sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam.
Bài hát "Giải phóng miền Nam" được nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác vào năm 1961, đánh dấu ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Bài hát đã trở thành một biểu tượng của ý chí quyết tâm chiến đấu, đồng thời phản ánh cả một thời kỳ chiến tranh chống Mỹ đầy cam go, ác liệt để giành được thắng lợi. Chính vì ý nghĩa lịch sử to lớn, bài hát luôn được dùng để kỷ niệm trong ngày thống nhất đất nước.
Bài hát "Tiến về Sài Gòn" của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, sáng tác vào năm 1966, không chỉ là một biểu tượng cho cuộc Tiến công và nổi dậy diễn ra vào năm 1968 mà còn mang trong mình ý nghĩa sâu sắc về lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Ca khúc phù hợp để dùng kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam vì nó chứa đựng tinh thần và cảm xúc lớn lao, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta trong xuyên suốt cuộc kháng chiến.
"Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thùHướng về đồng bằng ta tiến về Thành đôNước nhà còn chờ trận cuối là trận nàyTiến về đồng bằng giải phóng Thành đô"
Nhạc phẩm "Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh” của cố nhạc sĩ Xuân Hồng ra đời vào năm 1978, khi đất nước đã hoàn toàn tự do. Đây là một trong những nhạc phẩm hay viết về ngày vui độc lập của dân tộc.
Thật ra những lời bài hát đầu tiên đã được viết lên tay lúc ông còn ở chiến trường B2 tuy nhiên mãi đến khi ông vào Sài Gòn chứng kiến thời khắc năm cánh quân giải phóng tiến về lật đổ chính quyền Sài Gòn. Từ những xúc cảm đó ông đã cho hoàn thiện bài hát “Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh”
Ca từ bài hát thể hiện sinh động nỗi niềm cảm xúc của tác giả khi được chiêm ngưỡng mùa xuân trong niềm vui đại thắng vừa dễ hiểu, dễ đồng cảm đã trở nên rất quen thuộc với người dân TP Hồ Chí Minh mỗi dịp xuân về. Cũng bởi vì tác giả lột tả được chân thực sự kiện khi tập trung thể hiện tính chất mở hội toàn thắng, không khí vui mừng hân hoan. Nhạc sĩ khéo lồng ghép, kết hợp hình ảnh, sự kiện cho đồng nhất về một khung thời gian giữa thiên nhiên và lịch sử.
"Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh quang vinh!Ôi đẹp biết bao biết mấy tự hàoSài Gòn ơi cả nước vẫy chàoCờ sao đang tung bay caoQua hết rồi những năm thương đauXa ba mươi năm nay đã gặp nhauVui sao nước mắt lại trào."
Tiếp nối danh sách, ta hãy đến với những bài hát cách mạng hào hùng về Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, một trong những dấu mốc lịch sử vang dội của dân tộc Việt Nam.
Sáng tác năm 1954, ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ, bài hát là khúc ca khải hoàn vang dội, thể hiện niềm vui sướng, tự hào của nhân dân ta trước chiến công hiển hách. Giai điệu sôi nổi, hào hùng cùng ca từ giản dị, nhưng đầy ý nghĩa đã đưa bài hát trở thành một biểu tượng cho chiến thắng Điện Biên Phủ. Chính vì thế, vào mỗi dịp kỷ niệm ngày này, bài hát luôn được phát để gợi lên lòng yêu nước nồng nàn của các thế hệ tiếp nối.
Sáng tác năm 1954, bài hát là lời ca ngợi tinh thần đoàn kết của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Giai điệu bài hát mang âm hưởng dân gian, vui tươi, thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào chiến thắng của nhân dân ta. Thông qua bài hát cũng phản ánh ý chí của các chiến sĩ kiên trung, vượt qua bao dốc núi để tạo nên kỳ tích vang khắp năm châu, chấn động địa cầu,
"Hành quân xa" của nhạc sĩ Đỗ Nhuận có sức lan tỏa và tinh thần vô cùng mạnh mẽ trong cuộc chiến chống Pháp. Giai điệu của "Hành quân xa" mang trong mình âm hưởng của những bước chân vững vàng, mạnh mẽ của những người lính Việt Nam, những người đã sẵn sàng hy sinh cho đất nước. Đó là những nốt nhạc dồn dập, mạnh mẽ, thể hiện sự kiên định và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức.
"Trên đồi Him Lam" của nhạc sĩ Đỗ Nhuận là một trong những bài nhạc cách mạng hay được sáng tác trong thời kỳ chiến dịch Điện Biên Phủ. Lời bài hát không chỉ là lời ca tụng chiến công vinh quang mà còn hướng đến một tương lai tự do và hạnh phúc cho đất nước. Nó là tiếng hát của lòng yêu nước, của sự hy sinh không tiếc nuối, và của niềm tin vào chiến thắng cuối cùng của quân và dân Việt Nam.
"Tin về thắng trận Bác Hồ rất mừng vuiĐồng lúa thắm tươi lại càng vuiNgày nay chiến công vinh quangĐem dâng lên Tổ Quốc thân yêu đang chờ đợiĐiện Biên chúng ta sẽ toàn thắng."
"Qua miền Tây Bắc" của nhạc sĩ Nguyễn Thành là một trong những bài hát về đất nước được sáng tác vào năm 1953, nhằm ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc và tinh thần dũng cảm, kiên cường của quân và dân Việt Nam trong cuộc chiến chống Pháp. Bài hát này không chỉ là một tấm gương tinh thần mạnh mẽ mà còn là một biểu tượng của lòng tự hào về con người và quê hương Tây Bắc. Giai điệu của "Qua miền Tây Bắc" mang trong mình âm hưởng dân gian, trữ tình, đồng thời thể hiện sự kiêu hùng và quyết tâm vượt qua mọi gian khó.
"Chiến thắng miền Tây BắcHân hoan một niềm vuiThoát ách loài giặc tàn ác.
Tay nắm tay vui mừngKhông phân miền xuôi ngượcCùng dựng xây tươi đẹp nước non này."
Trên đây là 20 bài hát cách mạng được Thu Âm Việt chọn lọc và tổng hợp, để cùng khán giả quay lại thời tiền chiến không khí hào hùng, chí khi anh kiệt.
Nếu như bạn có tình yêu nồng nàn với Đất Nước và với những bài hát cách mạng hào hùng, hãy đến Phòng thu âm chuyên nghiệp của Thu Âm Việt để càng thắp sáng ngọn lửa đó hơn nữa. Chúng tôi sẽ giúp bạn thu âm bài hát một cách đầy cảm xúc bằng những thiết bị âm thanh hàng đầu Châu Âu. Đồng thời, đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm sẽ phân tích giọng và hướng dẫn bạn cách hát để biểu lộ đúng khí chất cách mạng. Cuối cùng, bản thu của bạn sẽ còn được hậu kỳ mix - master nhằm cho ra sản phẩm hào hùng nhất!
Khách hàng đến thu âm bài hát "Đất Nước Trọn Niềm Vui" tại phòng thu âm chuyên nghiệp
Hưởng ứng những dấu mốc lịch sử của đất nước, click vào thanh liên hệ để bên phải để đặt lịch thu âm bài hát ngay hôm nay!
Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/nhung-bai-hat-ve-dat-nuoc-hao-hung-a43627.html