Tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng?

Ai cũng mong muốn sở hữu hàm răng trắng đẹp tự nhiên. Song thực tế, không ít người gặp phải tình trạng răng ố vàng ngay cả khi đánh răng 1 ngày 2 lần. Vậy tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng?

Thói quen đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng có thể đến từ nhiều nguyên nhân như đánh răng chưa đúng cách, hút thuốc, ăn thực phẩm có chứa tanin…

1. Tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng?

Ngay cả khi đánh răng hàng ngày, răng của bạn vẫn có thể ố vàng do sự xuất hiện của các mảng bám tích tụ trên bề mặt răng. Điều này có thể cho thấy thói quen vệ sinh răng miệng kém. Ngoài ra, các nguyên nhân khác khiến răng ố vàng có thể kể đến như:

Tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng
Tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng?

2. Đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng có sao không?

Trước hết, bạn cần phân biệt tình trạng răng ố vàng do mảng bám bên ngoài và do vết ố ở bên trong.

Men răng là lớp bao phủ bên ngoài của răng. Nếu răng vẫn bị ố vàng sau khi đánh răng, nguyên nhân có thể là do men răng của bạn. Men răng có thể bị ảnh hưởng, mòn, khiến nó dễ bị ố và hình thành nên các lỗ nhỏ chứa vết bẩn. Khi men răng bị bào mòn quá nặng, ở dạng mỏng nhất, bạn có thể nhìn thấy lớp bên trong - đó là ngà răng.

Ngà răng có màu vàng tự nhiên. Vì vậy, nếu men răng mỏng để lộ ngà răng, răng của bạn sẽ có màu vàng ngay cả khi đánh răng hàng ngày. Nói tóm lại, đối với tình trạng răng ố vàng từ bên ngoài, bạn có thể làm sạch bằng cách đánh răng thông thường hoặc có thể kết hợp một số phương pháp bổ sung.

Tuy nhiên, nếu vết ố ở bên trong thì các biện pháp chăm sóc tại nhà có thể không đem lại hiệu quả như mong muốn. Thay vào đó, bạn cần đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám trực tiếp và tư vấn phương pháp làm trắng răng phù hợp nhất.

3. Cách đánh răng đúng để răng không bị vàng sau khi đánh

Một trong những lý do tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng là vì bạn đánh răng chưa đúng cách.

Không chỉ vậy, thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách còn là nguyên nhân phổ biến gây ra một loạt các vấn đề như sâu răng, viêm nướu, bệnh nha chu… Vì vậy, bạn cần chải răng đúng cách để giúp bạn loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa trong kẽ răng, và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh răng miệng.

Dưới đây là các bước thực hiện:

Bước 1: Bắt đầu với mặt ngoài trước. Đặt bàn chải nằm ngang và nghiêng một góc khoảng 45 độ so với viền nướu, nhẹ nhàng chải toàn bộ răng ở hàm trên và dưới theo đường tròn để lông bàn chải có thể chạm đến từng kẽ răng, giúp lấy được thức ăn bám vào răng.

Bước 2: Chải tương tự như vậy với mặt trong của răng. Tiếp tục chải lên, xuống hoặc xoay tròn để làm sạch tất cả răng hàm trên và hàm dưới.

Bước 3: Đối với răng nhai, hãy đặt lông bàn chải song song với mặt nhai của răng. Đây là vị trí thức ăn dễ mắc lại, do đó bạn cần chải răng thật kỹ, đưa bàn chải từ trong ra ngoài để vệ sinh răng.

Bước 4: Vệ sinh lưỡi từ trong ra ngoài để loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng. Bạn có thể sử dụng bàn chải răng hoặc dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng.

Cách đánh răng đúng để răng không bị vàng sau khi đánh

4. Răng vàng có làm trắng lại được không? Cách làm trắng răng tại nhà

Tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng? Đó có thể là vì thực phẩm, thuốc lá… khiến răng bạn bị ngả vàng ở mặt ngoài. Với những trường hợp nhẹ, bạn hoàn toàn có thể thử các cách làm trắng răng tại nhà dưới đây.

- Sử dụng baking soda và hydrogen peroxide: Hỗn hợp baking soda và hydrogen peroxide có tác dụng loại bỏ các mảng bám tích tụ, đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn có hại gây bệnh răng miệng.

Để thực hiện phương pháp này, bạn chỉ cần trộn 1 thìa baking soda và 2 thìa hydrogen peroxide để tạo thành hỗn hợp sệt. Sử dụng hỗn hợp này để đánh răng, và sau đó súc miệng sạch bằng nước.

- Sử dụng dầu dừa: Dầu dừa nguyên chất có thể đem lại hiệu quả rõ rệt cho các tình trạng răng ố vàng do ăn uống hoặc chăm sóc răng miệng không đúng cách. Bạn có thể ngậm dầu dừa trong 10 đến 30 phút, sau đó vệ sinh lại bằng kem đánh răng sạch sẽ.

Khi áp dụng thường xuyên, phương pháp này có thể giúp loại bỏ những mảng bám trên răng, mang lại hàm răng sáng khỏe tự nhiên.

- Giấm táo: Giấm táo là nguyên liệu tự nhiên, có tác dụng tẩy trắng răng an toàn. Bạn có thể trộn 2 thìa cà phê giấm táo với 175 ml nước tạo thành hỗn hợp để súc miệng hoặc ngậm trước khi đánh răng.

- Làm trắng răng tại nhà bằng muối và chanh: Muối là nguyên liệu quen thuộc giúp làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa sâu răng và mùi hôi miệng hiệu quả. Trong khi đó, chanh chứa nhiều axit tự nhiên, có tác động loại bỏ mảng bám có màu trên răng.

Bạn hãy lấy 1/2 thìa muối nhỏ trộn với 1/2 thìa nước cốt chanh, ngậm hỗn hợp này trong khoảng 2 - 3 phút để làm sạch khoang miệng, sau đó đánh răng với kem đánh răng như thông thường. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng phương pháp này 1-2 lần mỗi tuần, bởi axit từ chanh có khả năng gây mòn men răng, khiến răng ê buốt và nhạy cảm hơn.

- Dùng kem đánh răng có than hoạt tính: Than hoạt tính có tính kháng khuẩn, giúp làm sạch khoang miệng, đồng thời đánh bật các mảng bám tích tụ khiến răng ố vàng.

Bạn có thể sử dụng kem đánh răng có thành phần than hoạt tính để làm trắng răng. Hoặc, dùng viên than hoạt tính kết hợp với kem đánh răng thông thường. Tránh chà sát quá mạnh có thể gây mòn men răng.

Dùng kem đánh răng than hoạt tính để loại bỏ răng ố vàng

5. Cách phòng ngừa vàng răng trở lại

Để ngăn ngừa răng bị vàng, việc duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách có vai trò đặc biệt quan trọng. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn hạn chế tình trạng răng ố vàng:

Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng. Bên cạnh giữ gìn răng miệng sạch, bạn nên đi khám nha khoa định kỳ để lấy cao răng và phát hiện sớm các vấn đề răng miệng nếu có. Nhờ vậy mà hàm răng của bạn luôn khỏe mạnh, đảm bảo hoạt động ăn nhai và tự tin trong giao tiếp hàng ngày.

[embed-health-tool-bmi]

Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/tai-sao-danh-rang-thuong-xuyen-ma-rang-van-vang-a44579.html