Nước tiểu của người bình thường trong suốt, không có màu hoặc có màu từ vàng nhạt đến vàng. Vậy nước tiểu đục có phải bệnh không? Nguyên nhân gây nước tiểu đục là gì? Nước tiểu đục có biểu hiện gì? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết của thạc sĩ bác sĩ CKI Nguyễn Văn Nghĩa, Đơn vị Niệu Nữ, khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Nước tiểu đục là tình trạng nước tiểu mới được thải ra ngoài, có màu đục như nước vo gạo. Tùy vào nguyên nhân mà nước tiểu có thể đục đầu dòng, đục toàn dòng hoặc đục cuối dòng. Nhìn chung, khi có dấu hiệu nước tiểu đục thoáng qua thường vô hại, nhưng các dấu hiệu nước tiểu đục thường xuyên và lặp đi lặp lại có thể chỉ ra một tình trạng bệnh tiềm ẩn. (1)
Nước tiểu đục thường được nhìn thấy như nước vo gạo. Độ đục có thể thay đổi tùy vào trường hợp và người bệnh; tính chất đục của nước tiểu, có thể phân làm 3 loại là tiểu phosphate, tiểu mủ và tiểu dưỡng chấp.
Ngoài khía cạnh nước tiểu đục và có màu sắc bất thường, tình trạng này có thể đi kèm các triệu chứng khác như: nước tiểu có mùi hôi; máu trong nước tiểu; cảm giác nóng rát khi đi tiểu; tiểu nhiều, tiểu gấp hoặc đau bụng vùng hạ vị.
Nguyên nhân gây nước tiểu đục bao gồm: (2)
Khi lượng nước con người nạp vào cơ thể ít hơn lượng nước mất đi sẽ gây mất nước và làm nước tiểu đục. Trẻ em và người lớn tuổi có nguy cơ mất nước cao hơn. Một số nguyên nhân gây mất nước như:
Các triệu chứng mất nước bao gồm:
Cách đơn giản nhất để điều trị tình trạng mất nước là uống nhiều nước hơn. Bổ sung đủ nước thì nước tiểu sẽ dần trở lại màu sắc bình thường. Mất nước nghiêm trọng có thể gây mất phương hướng, mất ý thức hoặc tử vong.
Một số loại thực phẩm bao gồm: sữa, rau xanh và trái cây họ cam quýt có thể làm tăng độ pH trong nước tiểu và khiến nước tiểu đục. Sử dụng thực phẩm giàu phốt pho, bao gồm thịt và các sản phẩm từ sữa, có thể làm đục nước tiểu do tăng mức độ tinh thể phốt phát, đặc biệt nếu thận không hoạt động bình thường.
Nếu thực phẩm, chế độ ăn uống là nguyên nhân gây ra nước tiểu đục thì việc thay đổi khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp nước tiểu trong suốt trở lại. Một chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả sẽ giúp màu sắc của nước tiểu trong suốt hơn và thường không gây nặng mùi.
Việc sử dụng một số loại thuốc cũng làm cho nước tiểu đục. Đặc biệt là các loại thuốc điều trị sỏi thận, đái tháo đường, vitamin B, vitamin C bởi 2 loại vitamin này có chứa phosphate.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI) là nguyên nhân phổ biến gây nước tiểu đục. Tình trạng này làm chảy mủ hoặc máu vào đường tiết niệu. Bên cạnh đó, tiểu đục còn đến từ sự tích tụ của các tế bào bạch cầu do cơ thể đang cố gắng loại bỏ vi khuẩn xâm nhập.
Theo các nghiên cứu cho thấy tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu phổ biến hơn ở nữ. Các triệu chứng khác của nhiễm trùng tiểu bao gồm:
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) là bệnh truyền từ người sang người qua quan hệ tình dục. Nguyên nhân phổ biến là do lậu và chlamydia. Những bệnh này thúc đẩy hệ thống miễn dịch sản xuất bạch cầu, khi trộn với nước tiểu sẽ gây nước tiểu đục. Các triệu chứng của bệnh lây qua đường tình dục ngoài cảnh báo qua màu nước tiểu còn có:
Để ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh lây qua đường tình dục, bạn cần có các biện pháp bảo vệ khi quan hệ. Xét nghiệm thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm.
Viêm âm đạo là tình trạng viêm ở âm đạo và các vùng xung quanh âm hộ. Nguyên nhân làm viêm âm đạo thường do nhiễm trùng, được gây ra bởi vi khuẩn, virus hoặc nấm.
Trong một số trường hợp, cơ thể có thể phản ứng với các thành phần trong xà phòng, chất tẩy rửa, nước xả vải,… Những phản ứng này có thể gây viêm âm đạo và âm hộ nhưng không bị nhiễm trùng.
Các triệu chứng khác của viêm âm đạo bao gồm:
Người bệnh nên đến bệnh viện để xác định xem nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm hay virus và điều trị phù hợp.
Tuyến tiền liệt bị viêm, nhiễm trùng hoặc sưng có thể gây nước tiểu đục. Các triệu chứng khác của viêm tuyến tiền liệt bao gồm:
Viêm thận bể thận là một biến chứng nghiêm trọng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới. Viêm thận, bể thận nếu không được điều trị sẽ gây tổn thương thận vĩnh viễn.
Ngoài nước tiểu đục, các triệu chứng của nhiễm trùng thận bao gồm:
Sỏi thận cũng gây nước tiểu đục do sự tích tụ của các khoáng chất trong cơ thể. Nhưng những viên sỏi lớn có thể chặn đường tiết niệu và gây nhiễm trùng tiểu. Bệnh tạo những cơn đau dữ dội dưới xương sườn, thường ở gần một bên hoặc lưng dưới, cơn đau có thể lan ra bụng dưới hoặc háng.
Các triệu chứng khác bao gồm:
Viêm niệu đạo làm nước tiểu đục kèm các dấu hiệu như tiểu buốt, tiểu gấp, đau hạ vị, tiểu có mủ. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Những người mắc bệnh đái tháo đường có thể bị nước tiểu đục vì một số lý do. Thận phải xử lý lượng đường dư thừa trong máu, điều này có thể gây ra tình trạng mất nước làm nước tiểu đục. Bệnh đái tháo đường gây ra tổn thương màng lọc cầu thận gây tiểu đạm. Các dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường có thể bao gồm:
Nếu không được điều trị, bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến suy thận. Nếu người bệnh đái tháo đường hoặc gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.
>> Bạn có biết bảng màu nước tiểu nói lên điều gì về sức khỏe của bạn?
Trong hầu hết các trường hợp, việc nước tiểu đục khi mang thai không phải là điều đáng lo ngại. Điều này có thể xảy ra do mất nước, tiết dịch âm đạo, thay đổi chế độ ăn uống và thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể xảy ra do các tình trạng nghiêm trọng như nhiễm trùng tiểu hoặc tiền sản giật, thường xảy ra trong giai đoạn sau của thai kỳ.
Người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn gặp các triệu chứng khác cùng với nước tiểu đục như:
Nước tiểu đục kéo dài gây nguy hiểm vì có thể liên quan đến các bệnh đường tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo). Trong hầu hết các trường hợp, nước tiểu đục do những thay đổi tự nhiên của cơ thể, biến mất nhanh chóng khi uống nhiều nước, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống khoa học. Nếu bạn thấy nước tiểu đục dai dẳng và kéo dài vài ngày, hãy liên hệ bác sĩ để kiểm tra và điều trị.
Nước tiểu đục do những thay đổi tự nhiên của cơ thể nhưng cần liên hệ với bác sĩ nếu nước tiểu đục dai dẳng và không biến mất sau vài ngày hoặc xuất hiện cùng các triệu chứng khác như:
>> Có thể bạn quan tâm: Nước tiểu có bọt cảnh báo bệnh gì?
Bác sĩ thường chỉ định một số xét nghiệm để phân tích, kiểm tra các thành phần của nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh hoặc các xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây nước tiểu đục.
Tùy vào nguyên nhân và tình trạng của từng người bệnh mà bác sĩ chọn phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp phổ biến như:
Phòng ngừa tình trạng nước tiểu đục bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm uống đủ nước và xây dựng thực đơn ăn uống cân bằng. Người bệnh nên đến bệnh viện để điều trị nhiễm trùng tiểu sớm trước khi các biến chứng trở nặng và để lại hậu quả nghiêm trọng.
Tóm lại, nước tiểu đục thường biến mất nhanh chóng khi uống nhiều nước, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống khoa học. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên đến các trung tâm y tế gần nhất để khám và điều trị.
Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/mau-nuoc-gao-a47551.html