Chi Sả

Chi SảPhân loại khoa họcGiới (regnum)Plantae(không phân hạng)Angiospermae(không phân hạng)Monocots(không phân hạng)CommelinidsBộ (ordo)PoalesHọ (familia)PoaceaeChi (genus)CymbopogonSpreng.Các loài

Chi Sả (danh pháp khoa học: Cymbopogon) là một chi chứa khoảng 55 loài trong họ Poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm của Cựu Thế giới. Chúng là các loại cỏ sống lâu năm và cao. Tên gọi thông thường là sả.

Sả được sử dụng rộng rãi như là một loại cây thuốc và gia vị tại các nước châu Á (đặc biệt là của người Thái, người Lào, người Khmer và người Việt) cũng như tại khu vực Caribe. Sả có hương vị như chanh, có thể dùng ở dạng tươi hay sấy khô và tán thành bột. Phần cuống khá cứng, không ăn được nhưng lõi non bên trong mềm hơn, có thể đem thái nhỏ dùng như gia vị. Sả cũng có thể đem cất lấy tinh dầu. Thành phần chính trong tinh dầu sả là citral (3,7-đimêtyl-2,6-octađienal)

Sả nói chung được dùng pha nước uống (phổ biến ở châu Phi), nấu thành súp và các món cà ri. Nó cũng rất thích hợp cho các món chế biến từ thịt gia cầm và hải sản.

Cây sả chanh tại quầy ngoài chợ

Một thứ của sả miền núi cao (chưa xác định được tên khoa học) gọi là juzai, được dùng trong ẩm thực của người Kyrgyz, Đông Can và Duy Ngô Nhĩ.

Chi Sả
"Củ sả" - phần gốc của thân đã làm sạch.

Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/cay-xa-a48457.html