Phấn ong (phấn hoa ong) có chứa axit amin, vitamin, lipid và hơn 250 hoạt chất khác nhau. Trong các y văn cổ, phấn hoa ong được coi là “mỏ vàng” về dinh dưỡng do các thành phần hoạt chất có đặc tính chữa bệnh và nâng cao sức khỏe đáng kể. Vậy tác dụng của dược liệu này đối với sức khoẻ là gì?
Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!
Phấn hoa ong là một hỗn hợp hạt phấn hoa và mật hoa mà ong mật thu thập được, kết hợp với nước bọt của ong thợ để tạo nên các viên phấn nhỏ.
Các chất chuyển hóa tìm thấy phấn hoa ong bao gồm: protein, axit amin, enzyme, co-enzyme, carbohydrate, lipid, axit béo, hợp chất phenolic, nguyên tố sinh học và vitamin.
Phấn hoa ong thường được dùng như thực phẩm bổ sung nhằm tăng thể lực và thêm dẻo dai.
Phấn ong có thể dùng để chữa bệnh hen suyễn, viêm tuyến tiền liệt, liệt dương, xuất huyết viêm loét dạ dày và say độ cao. Nó cũng được sử dụng để làm giảm các triệu chứng dị ứng và tăng sự thèm ăn, giúp tăng cường miễn dịch và chống mệt mỏi, trầm cảm. Ngoài ra nó còn được sử dụng để dưỡng da và các chữa rối loạn về da như bệnh chàm và chứng hăm tã. Các công dụng khác bao gồm chữa hội chứng tiền kinh nguyệt và lão hóa sớm.
Tuy nhiên các tác dụng này vẫn chưa đủ bằng chứng lâm sàng và chưa được Hiệp hội Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ công nhận.
Đây là dược liệu đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền nhiều nước. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy chúng đem lại một số lợi ích sức khỏe bao gồm:
[embed-health-tool-bmi]
Người lớn có thể dùng 20-40 g phấn hoa ong mỗi ngày. Nếu một thìa cà phê tương đương khoảng 7,5 g phấn hoa, người lớn có thể sử dụng 3-5 thìa và trẻ em sử dụng 1-2 thìa cà phê. Phấn hoa thường được uống 3 lần một ngày và nên dùng nửa tiếng trước khi ăn.
Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.
Những quy định cho phấn ong ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng phấn ong nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Nếu bạn muốn dùng phấn ong, bạn nên kiểm tra thử xem mình có bị dị ứng phấn hoa hay không. Nếu bạn bị dị ứng hoặc các triệu chứng dị ứng xuất hiện trong lúc sử dụng, bạn nên ngưng dùng thuốc ngay lập tức.
Phấn ong không an toàn cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Không dùng phấn ong cho đối tượng này.
Bạn nên báo với bác sĩ hoặc thầy thuốc các loại thuốc và thảo dược mà bạn đang sử dụng có thể tương tác với phấn ong hay không.
Nó có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ về cách sử dụng phấn ong trước khi dùng.
Điển hình nhất, phấn hoa ong có thể tương tác với thuốc trị bệnh tiểu đường và insulin. Nó có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc này và có nguy cơ làm tăng đường huyết.
Phấn ong có thể làm sai lệch kết quả các loại xét nghiệm máu như xét nghiệm tiểu cầu, đường huyết, kiềm phốt phát, bilirubin.
Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/cong-dung-cua-phan-hoa-a49370.html