Tuy cùng mang ý nghĩa tiễn ông Táo về chầu Ngọc Hoàng để báo cáo tình hình trong năm của gia chủ nhưng phong tục và lễ vật cúng ở các vùng miền lại có sự khác biệt. Vậy người miền Nam cúng ông Táo vào thời gian nào? Mâm cúng ông Táo miền Nam gồm những gì? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách chuẩn bị lễ đầy đủ và chi tiết nhất. Đảm bảo vừa tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống vừa đúng với tín ngưỡng thờ cúng của dân gian.
Nhập hàng tạp hóa dễ dàng - giá ưu đãi!
Khác với nhiều vùng miền chỉ cúng tiễn ông Táo một lần vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, người miền Nam còn tổ chức thêm một lễ cúng vào ngày 7 tháng Giêng âm lịch để đón ông Táo trở về nhà.
Thời gian cúng tiễn ông Táo từ 20 giờ đến 23 giờ ngày 23 tháng Chạp. Điều này xuất phát từ quan niệm rằng vào cuối ngày, sau khi nấu nướng và cả gia đình đã dùng xong bữa tối, ông Táo không còn bận rộn coi sóc việc bếp núc nữa thì mới có thể thảnh thơi để lên “chầu” Ngọc Hoàng.
Tới ngày 7/1 âm lịch năm sau, sau khi ông Táo hoàn thành nhiệm vụ báo cáo với Ngọc Hoàng sẽ trở về dương gian. Mỗi gia đình có thể chuẩn bị một lễ cúng đón ông Táo về và tiếp tục công việc trong năm mới.
Nhiều người lần đầu chuẩn bị Tết thường băn khoăn không biết mâm cúng ông Táo miền Nam gồm những gì? Dưới đây là những lễ vật cơ bản và cần thiết để chuẩn bị một mâm cúng ông Táo miền Nam tươm tất.
Mâm cúng ông Táo miền Nam thường đơn giản nhưng vẫn đầy đủ, đảm bảo thể hiện sự trang nghiêm và thành tâm. Các lễ vật bao gồm:
Sự khác biệt so với mâm cúng ông Táo của miền Bắc đó là không cúng mũ áo và cá chép. Thay vào đó là bộ “cò bay, ngựa chạy” và sau khi cúng xong họ sẽ đem hóa vàng.
Người miền Nam có phong cách sống giản dị nhưng giàu tình cảm. Vì vậy mâm cúng ông Táo miền Nam thường không quá cầu kỳ nhưng vẫn đảm bảo sự đầy đặn và mang đậm hương vị vùng miền. Tùy theo điều kiện của từng gia đình, các món ăn có thể thay đổi linh hoạt, nhưng thường có các món chính sau:
Một số nơi còn nấu thêm chè xôi hoặc chỉ cần cúng một mâm trái cây đơn giản, có thêm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen. Trường hợp, gia đình bạn muốn chuẩn bị mâm cỗ chay cúng ông Táo thì có thể chuẩn bị: Đồ chay, hoa quả tươi, trầu cau, giấy vàng, giấy bạc,…
Người miền Nam quan niệm rằng lễ cúng ông Táo không chỉ là dịp tiễn ông Táo về trời mà còn là cơ hội để gia đình tổng kết một năm đã qua. Đây cũng là thời điểm dọn dẹp nhà cửa, gian bếp, chuẩn bị đón Tết với hy vọng những điều tốt đẹp và may mắn sẽ đến trong năm mới.
Dưới đây là những công việc cần làm để chuẩn bị mâm cúng ông Táo một cách chu toàn nhất:
TẢI ỨNG DỤNG VINSHOP NGAY
Bên cạnh việc tìm hiểu mâm cúng ông Táo miền Nam gồm những gì thì chuẩn bị bài văn khấn phù hợp để bày tỏ lòng thành kính, cầu mong một năm mới bình an, thuận lợi cũng rất quan trọng. Nếu không thuộc văn khấn, bạn có thể in bài mẫu được xuất bản trong cuốn Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin dưới đây để đọc trong nghi lễ.
Nhập hàng tạp hóa dễ dàng - giá ưu đãi!
Để đảm bảo nghi lễ diễn ra trọn vẹn và đúng phong tục, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:
Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây bạn đã biết cúng ông Táo miền Nam gồm những gì và dễ dàng thực hiện nghi lễ đúng phong tục mà vẫn trọn vẹn ý nghĩa. Hãy nhớ chuẩn bị đầy đủ và chu đáo các lễ vật cần thiết để lễ cúng diễn ra thuận lợi. Quan trọng nhất là phải thành tâm thì thần linh mới chứng giám, phù hộ cho gia đình được bình an, mạnh khỏe, vạn sự hanh thông.
Xem thêm:
Mâm cúng tất niên chiều 29 Tết năm Ất Tỵ
Lịch nghỉ Tết 2025 và 4 mẹo sắm Tết cực hời bạn không thể bỏ qua
Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/mam-com-cung-ong-tao-a49872.html