Cách vắt sữa bằng tay nhanh, đúng chuẩn thế nào? Lưu ý điều gì?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) khuyến cáo mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Trong trường hợp mẹ không thể cho trẻ ti trực tiếp, vắt sữa bằng tay là một giải pháp hữu ích giúp trẻ vẫn nhận được đầy đủ dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ.

cách vắt sữa bằng tay

Vậy mẹ đã biết cách sử dụng tay để vắt sữa nhanh chóng và hiệu quả để đảm bảo nguồn sữa cho trẻ? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Vắt sữa bằng tay là như thế nào?

Vắt sữa bằng tay là hành động dùng tay để vắt sữa ra khỏi bầu ngực thay vì dùng máy hút sữa. Mẹ có thể dùng tay massage và bóp nhẹ bầu ngực để sữa chảy ra ngoài.

ThS.BS Phạm Thị Hương Giang Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội chia sẻ, đây là giải pháp tốt nhất trong trường hợp mẹ không thể cho trẻ ti trực tiếp vì trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân cần chăm sóc đặc biệt hoặc mẹ quá bận bịu công việc… nhưng vẫn muốn trẻ nhận được đầy đủ dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ thay vì phải sử dụng sữa công thức.

Ngoài ra, vắt sữa mẹ còn giúp giảm căng tức sữa hoặc tắc ống dẫn sữa. Với những bà mẹ có núm vú tụt vào trong bắt buộc phải vắt sữa khi trẻ đang tập bú, hoặc mẹ phải vắt sữa do trẻ từ chối bú mẹ hay đề phòng núm vú bị khô nứt hoặc đau. (1)

Mẹ có thể lựa chọn giữa việc vắt sữa mẹ bằng tay hoặc sử dụng máy hút sữa. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy với kích cỡ và kiểu dáng khác nhau, thích hợp với mọi kiểu dáng bầu ngực của người phụ nữ.

Khi sử dụng máy hút sữa, mẹ cần đảm bảo bình chứa và ống bơm luôn được vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng đầy đủ, tránh để các vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Vắt sữa bằng tay là một kỹ năng mà mẹ có thể mất nhiều thời gian tập luyện để thực hiện đúng cách. Nhưng nhìn chung, các chuyên gia đều đồng ý rằng đó là kỹ năng mà mọi người mẹ cần có để có thể làm được khi cần và trong một số trường hợp, vắt sữa được xem là lựa chọn tốt hơn việc hút sữa. (2)

sử dụng tay để vắt sữa
Vắt sữa bằng tay cho trẻ bú là kỹ năng mà mọi người mẹ cần có để làm được khi cần

Ưu điểm khi vắt sữa bằng tay

Ưu điểm lớn nhất của vắt sữa mẹ bằng tay là tính tiện lợi tuyệt đối. Không giống như máy hút sữa, mẹ không cần bất kỳ thiết bị đặc biệt nào, có thể vắt sữa bất cứ lúc nào và nơi nào khi cần.

Một số lợi ích khác mà vắt sữa bằng tay mang lại là:

Hướng dẫn cách vắt sữa mẹ bằng tay

Như đã chia sẻ, vắt sữa bằng tay là một kỹ năng mà mẹ có thể mất nhiều thời gian luyện tập để có thể thực hiện đúng cách và thành thạo. Dưới đây là cách dùng tay để thực hiện việc vắt sữa, mẹ hãy thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Mẹ hãy chuẩn bị sẵn dụng cụ đựng sữa như cốc, ly hoặc bình có miệng rộng. Dụng cụ đựng sữa này cần được rửa sạch, tráng qua nước sôi và để ráo nước; túi trữ sữa chuyên dụng trong trường hợp bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đông tủ lạnh.

Bước 2: Rửa tay

Trước khi vắt sữa, mẹ hãy rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch, hoặc sử dụng dung dịch rửa có nồng độ cồn tối thiểu 60%. (3)

rửa tay thật sạch trước khi thực hiện vắt sữa
Mẹ hãy rửa tay thật sạch trước khi vắt sữa

Bước 3: Chườm ấm bầu ngực

Mẹ dùng một khăn bông sạch, mềm nhúng vào nước ấm, lau sạch bầu vú trong khoảng 2 phút. Việc làm này giúp hỗ trợ tốt khi mẹ vắt sữa bằng tay.

Bước 4: Massage ngực nhẹ nhàng

Trước khi tiến hành vắt sữa, mẹ cần thực hiện một vài động tác nhỏ để kích sữa, giúp sữa về nhanh mà không tốn nhiều thời gian và công sức.

Thông thường, các tế bào phế nang ở vú khi được kích thích sẽ co bóp và đẩy sữa vào ống dẫn, quá trình này được gọi là phản xạ xuống sữa. Để quá trình này diễn ra hiệu quả, mẹ hãy massage ngực nhẹ nhàng theo chuyển động tròn, bắt đầu từ phía trên cùng và di chuyển dần về phía đầu vú.

Vuốt cả hai bên bầu ngực để mẹ thư giãn và kích thích phản xạ xuống sữa. Nên lắc nhẹ ngực trước khi vắt sữa để hỗ trợ cho việc tống sữa ra ngoài.

Bước 5: Ngồi ở tư thế thoải mái

Mẹ hãy tìm một tư thế ngồi thoải mái và hơi nghiêng người về phía trước để trọng lực hỗ trợ việc vắt sữa bằng tay ra ngoài. Giữ dụng cụ đựng sữa ở gần vú.

Theo các chuyên gia, cơ chế tạo tiết sữa cũng chịu tác động bởi cảm xúc của người mẹ. Mẹ cần có tâm lý thoải mái, không nên lo lắng hay căng thẳng. Có thể ôm con vào lòng khi vắt sữa hoặc nhìn con, nhìn ảnh của con để kích thích phản xạ tiết sữa của cơ thể.

Bước 6: Đặt tay lên bầu ngực

Đặt tay lên ngực ở tư thế chữ C. Nghĩa là đặt ngón tay cái ở vị trí trên núm vú và quầng vú, ngón tay trỏ ở phía dưới đối diện với ngón tay và đỡ vú bằng các ngón tay còn lại.

đặt tay lên ngực ở tư thế chữ c
Minh họa cách đặt tay lên ngực ở tư thế chữ C

Bước 7: Ấn ngón tay vào thành ngực

Ấn ngón tay cái và ngón trỏ vào phía trong và vào thành ngực một cách nhẹ nhàng, không nên ấn quá mạnh vì mô vú rất nhạy cảm, có thể bị bầm tím hoặc tổn thương nếu mẹ tác động quá mạnh hoặc tăng nguy cơ tắc ống dẫn sữa. (4)

Thực hiện lặp lại và liên tục động tác ấn vào rồi thả ra. Lúc đầu sữa có thể chưa xuống, nhưng sau khi ấn vài lần sữa sẽ bắt đầu xuống và chảy ra. Sữa có thể chảy thành dòng nếu có sự giải phóng hormone oxytocin.

Bước 8: Tiến hành vắt sữa

Mẹ hơi nghiêng người về phía trước một chút để hứng dòng sữa mẹ đang chảy ra. Cẩn thận đưa sữa mẹ vào dụng cụ đựng đã chuẩn bị trước đó, không được để sữa chạm vào tay.

Bác sĩ Giang khuyến nghị, mẹ nên vắt sữa ít nhất 3 giờ/lần, kể cả ban đêm. Khi mẹ quay trở lại công việc sau những tháng nghỉ thai sản, hãy vắt sữa càng nhiều càng tốt. Nên vắt vào buổi sáng trước khi đi làm bởi lúc này mẹ có thể có nhiều sữa nhất. Một điều quan trọng nữa là mẹ nên vắt sữa ở cả nơi làm việc để duy trì nguồn sữa.

Bước 9: Thực hiện cho bên vú còn lại

Lặp lại các bước 7 và 8 với tốc độ đều đặn, nhịp nhàng cho đến khi không còn sữa mẹ chảy ra hoặc cho đến khi mẹ đã giảm tình trạng căng tức sữa rồi chuyển sang bên vú còn lại. Nên vắt mỗi bên tối thiểu 3-5 phút, sau đó cắt hại cả hai bên trước khi kết thúc quá trình vắt sữa mẹ bằng tay.

Bước 10: Cho trẻ bú ngay hoặc bảo quản sữa

Sau khi mẹ vắt sữa xong, hay cho trẻ bú tiếp để trẻ có thể nhận được sữa cuối mà mẹ không thể vắt ra được. Sữa cuối là loại sữa có màu trắng đục, chứa nhiều chất béo có lợi giúp trẻ tăng cân nhanh.

Sữa được vắt ra có thể cho trẻ bú ngay hoặc đóng gói kín vào túi/bình trữ sữa chuyên dụng, bảo quản sữa mẹ đúng cách trong ngăn mát hoặc ngăn đông tủ lạnh để sử dụng sau.

sữa mẹ vắt ra có thể cho trẻ bú ngay
Sữa mẹ vắt ra có thể cho trẻ bú ngay hoặc bảo quản trong ngăn mát hay ngăn đông tủ lạnh sử dụng sau

Một số lưu ý trong quá trình dùng tay vắt sữa mẹ

Để việc vắt sữa bằng tay mang lại hiệu quả, không gây đau đớn và ảnh hưởng đến tâm lý, mẹ cần chú ý những điều sau:

Các dụng cụ hỗ trợ nếu vắt sữa bằng tay không hiệu quả

Trong trường hợp vắt sữa mẹ bằng tay không hiệu quả hoặc mẹ ở nơi làm việc không có thời gian và bất tiện khi vắt sữa bằng tay, sử dụng máy hút sữa là một giải pháp mẹ có thể nghĩ đến. Hiện nay trên thị trường có hai loại máy hút sữa phổ biến là máy hút sữa bằng tay và máy hút sữa bằng điện. Mỗi loại máy có những đặc tính khác nhau, phụ thuộc vào mục đích và tài chính mà mẹ quyết định chọn sử dụng sản phẩm phù hợp.

Quan trọng nhất, mẹ hãy nhớ rằng mỗi người đều có nhu cầu khác nhau, phương pháp vắt sữa có thể phù hợp với người này nhưng không hữu ích với người khác. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Mẹ hãy lựa chọn phương pháp phù hợp và tiện ích nhất cho mình.

Để tìm hiểu và đăng ký các gói thai sản, gói sinh con tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, mẹ vui lòng liên hệ đến:

Hy vọng qua bài viết này mẹ đã biết cách vắt sữa bằng tay hiệu quả để đảm bảo nguồn sữa mẹ dinh dưỡng cho trẻ. Chúc hành trình nuôi con bằng sữa mẹ của mẹ nhẹ nhàng và hạnh phúc!

Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/vat-sua-bang-tay-a49897.html