Hạt cà phê

Hạt cà phê đã được rang chín
Hạt cà phê

Hạt cà phê (tiếng Anh: Coffee bean) là hạt giống của cây cà phê và là nguyên liệu cho thức uống cà phê.

Cây cà phê có quả thuộc loại quả hạch. Quả khi chín có màu đỏ hoặc đỏ thẫm, khi ăn có vị ngọt nhẹ mang một hương vị thoang thoảng của đất trời sau một cơn mưa rào mùa hạ tạo nên một hương vị độc đáo của quả cà phê. Một quả chín thường có 2 hạt ở bên trong tuy nhiên cũng có một vài quả chỉ có 1 hạt. Nó cũng giống như những quả mọng bình thường tuy nhiên lớp thịt quả khá mỏng nên thường thì chỉ có các loại động vật như dơi, chồn, voi,... ăn. Mặc dù có hương vị đặc trưng riêng nhưng thường được con người sử dụng lại là các hạt cà phê. Hai giống cà phê thường thấy là cà phê Arabica và Robusta.

Cà phê Arabica chiếm 65-70% lượng cà phê được sản xuất trên toàn thế giới và 30% còn lại là cà phê Robusta. Hạt Arabica gồm 0,8-1,4% caffeine và hạt Robusta bao gồm 1,7-4% caffeine.

Cà phê Robusta được trồng ở độ cao dưới 600m, ở nơi có khí hậu nhiệt đới. Vì vậy cà phê Robusta có mặt ở nhiều nước. Ở Việt Nam, phần lớn cà phê được trồng và xuất khẩu là cà phê Robusta.[1]

Hạt cà phê
Hạt cà phê Robusta ở Việt Nam

Khi quả cà phê chín, người ta bắt đầu thu hái và lựa chọn những quả chín có màu đỏ anh đào. Việc chọn lọc này thường được gọi với cái tên là Operation Cherry Red (OCR). Ngoài ra, trong một số trường hợp thì cầy hương châu Á sẽ lựa chọn và ăn những quả cà phê chín sau đó bài tiết ra hạt cà phê. Những hạt cà phê này được gọi là cà phê chồn. Bên cạnh đó loại hạt cà phê được thu từ hệ bài tiết của voi được xem là loại " cà phê đắt nhất thế giới"[3] được sản xuất tại tỉnh Chiang Rai, phía bắc Thái Lan với giá 1.100 USD một kilogram (so với giá khoảng 748 USD mỗi kilogram của cà phê chồn). Chúng khá hiếm. Sau khi xử lý và chế biến, loại cà phê này sẽ mang lại giá trị cực kì cao. Tuy nhiên hiên nay có nhiều cơ sở vì mục đích về giá trị của những loại cà phê đã bắt nhốt và ép động vật ăn hạt cà phê để sản xuất, hành động này là ngược đãi động vật đáng bị lên án[4].

Hai phương pháp chủ yếu được sử dụng để chế biến quả cà phê là chế biến "ướt" và chế biến "khô":

Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/hat-cafe-a50038.html