Khâu eo tử cung là một kỹ thuật giúp dự phòng sinh non cho thai phụ có nguy cơ. Bác sĩ thực hiện khâu một vòng tròn xung quanh cổ tử cung để giữ cho cổ tử cung đóng kín trong suốt thai kỳ.
Khâu eo tử cung là một thủ thuật xâm lấn được thực hiện với phụ nữ mang thai eo có chẩn đoán hở eo tử cung, người có tiền sử khâu cổ tử cung. Khâu cổ tử cung là biện pháp giúp cổ tử cung đóng lại, không giãn nở quá sớm trong thời kỳ mang thai.
Có nhiều cách để khâu eo tử cung, tuy nhiên kỹ thuật khâu phổ biến nhất bao gồm: (1)
Trong quy trình khâu cổ tử cung qua ngả âm đạo, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ, thường gọi là mỏ vịt, để mở rộng âm đạo. Điều này giúp dễ dàng quan sát tử cung. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng một loại chỉ khâu đặc biệt để khâu xung quanh cổ tử cung. Vết khâu sẽ được thắt chặt nhằm giữ cho cổ tử cung đóng kín.
Bác sĩ có thể áp dụng thủ thuật McDonald hoặc Shirodkar để thực hiện khâu. Các nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về kết quả giữa hai phương pháp này. Tuy nhiên, thủ thuật McDonald là phương pháp phổ biến và thường được sử dụng nhất.
Phẫu thuật này thường ít phổ biến và thường được thực hiện ở thai phụ đã từng khâu cổ tử cung ngả âm đạo trước đó nhưng không hiệu quả, hoặc trường hợp cổ tử cung quá ngắn và không thể thực hiện bằng khâu ngả âm đạo. Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ cần thực hiện một vết mổ ở bụng. Sau đó, tử cung sẽ được nâng lên để tiếp cận tử cung dễ dàng hơn. Tiếp theo, bác sĩ sẽ luồn chỉ khâu ở mức ngang cổ trong của cổ tử cung và buộc chặt để giữ cổ tử cung đóng lại.
Sau khi hoàn thành, tử cung sẽ được đặt trở lại vị trí ban đầu và vết mở sẽ được khâu kín. Phương pháp này cũng có thể được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi. Với khâu ngả bụng, chỉ khâu sẽ không được cắt bỏ như khâu ngả âm đạo, vì vậy em bé cần được sinh bằng phương pháp sinh mổ.
Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện khâu vòng cổ tử cung cho tình trạng hở eo tử cung nhằm giữ cho thai nhi an toàn bên trong tử cung của mẹ cho đến thời điểm sinh nở. Ngoài ra, trường hợp phụ nữ có tiền sử sảy thai hoặc sinh non trước tuần thứ 28 với một số đặc điểm như chuyển dạ nhanh, không đau. Bác sĩ có thể thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo để đo cổ tử cung. Nếu phát hiện cổ tử cung ngắn (dưới 25mm) có thể được đề nghị thực hiện khâu vòng cổ tử cung để ngăn ngừa nguy cơ sinh non. (2)
Phụ nữ mang thai ở giai đoạn đầu thai kỳ nên thường xuyên đến thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa để có kế hoạch phòng ngừa kịp thời nếu đã và đang gặp các trường hợp:
Tìm hiểu thêm: Hở tử cung khi mang thai là gì?
Thủ thuật khâu eo tử cung là phương pháp điều trị hiệu quả để ngăn ngừa nguy cơ chuyển dạ sớm (trước 37 tuần). Những ưu điểm của khâu eo cổ tử cung mang đến bao gồm: (3)
Khâu eo cổ tử cung là phương pháp thực hiện để dự phòng nguy cơ sinh non, sảy thai với trường hợp những người có cổ tử cung yếu. Quy trình thực hiện sẽ bao gồm các bước chính sau:
Trước khi thực hiện thủ thuật khâu eo tử cung, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử sức khỏe của thai phụ. Sau đó bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung bằng cách đặt mỏ vịt vào âm đạo để kiểm tra cổ tử cung. Thai phụ có thể được thực hiện một số xét nghiệm cần thiết, và được bác sĩ giải thích quy trình rõ ràng về các lợi ích, và rủi ro, có thể xảy ra.
Thai phụ sẽ phải nằm ngửa trên bàn khám với hai chân mở đặt lên giá đỡ, tương tự như khi làm kiểm tra âm đạo.
Bác sĩ sẽ tiến hành cho thai phụ sử dụng thuốc gây tê hoặc thuốc giảm đau để không cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, có thể cảm thấy một nhói nhẹ khi kim tiêm được chích vào cổ tử cung để gây tê.
Sau khi thuốc tê có tác dụng, bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật phù hợp để khâu kín cổ tử cung bằng chỉ khâu chắc chắn và thắt chặt cho đến khi an toàn.
Sau thủ thuật, thai phụ có thể ở lại bệnh viện ít nhất 12 đến 24 giờ để đảm bảo không có biến chứng nào xảy ra. Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng cổ tử cung.
Thai phụ sau khi thực hiện thủ thuật cần nghỉ ngơi khoảng 10 ngày để các mũi khâu lành lại trước khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nào. Điều quan trọng là tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ và thực hiện tái khám đúng hẹn để theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé.
Chỉ khâu thường sẽ được tháo vào tuần thứ 37 của thai kỳ, nhưng nếu thai phụ sinh mổ thì chỉ khâu có thể được tháo cùng lúc khi thực hiện ca phẫu thuật sinh.
Có thể bạn quan tâm: Khâu eo cổ tử cung có đi lại bình thường được không?
Mặc dù phương pháp khâu eo tử cung mang đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên, thủ thuật vẫn tồn tại một số rủi ro bao gồm:
Sau khi thực hiện khâu eo tử cung, thai phụ cần được chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là những lưu ý quan trọng cần tuân thủ sau khi thực hiện thủ thuật: (4)
Nếu không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau 24 giờ theo dõi, người mẹ bệnh sẽ được cho xuất viện. Một số khuyến cáo quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi tại nhà bao gồm:
Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hiện nay là một trong những địa chỉ uy tín, nhận được sự tin tưởng của nhiều gia đình. BVĐK Tâm Anh không chỉ sở hữu bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tân tiến mà còn cung cấp các gói dịch vụ thăm khám toàn diện cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
Nếu có nhu cầu đặt lịch khám và tư vấn tại Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách xin vui lòng liên hệ theo các cách sau:
Khâu eo tử cung là phương pháp quan trọng và hiệu quả trong việc ngăn ngừa sinh non đối với những thai phụ hở tử cung. Để giúp phòng ngừa và điều trị các nguy cơ có thể xảy ra với thai nhi, phụ nữ mang thai và có kế hoạch mang thai nên thăm khám và thảo luận cùng bác sĩ Sản Phụ khoa để kịp thời phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến mẹ và bé.
Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/hinh-anh-eo-a50566.html