Cây dứa dại có tác dụng tuyệt vời trong điều trị các bệnh lý như sỏi thận, tiểu đường, viêm gan B, gout,… Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cách sử dụng đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn cho sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ chia sẻ chi tiết là về loại quả này giúp bạn làm rõ những vấn đề trên.
Cây dứa dại hay còn được biết đến với nhiều tên khác như dứa núi, dứa rừng, dứa gai, co nam lụ, lâu kìm, mạy lạ,…. Tên khoa học là Pandanus tectorius Sol, thuộc họ dứa dại Pandanaceae. Được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc, nhưng không phải ai cũng biết đến loại cây này. Cùng Viện y dược cổ truyền dân tộc tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, phân bố, cách thu hoạch - sơ chế và thành phần hóa học trong dứa rừng.
Tuy cùng họ nhà dứa nhưng dứa dại có những đặc điểm khác hoàn toàn so với dứa ta. Bạn có thể nhận biết loại quả này thông qua các đặc điểm hình dáng như sau:
Với sức sống mãnh liệt, dứa dại mọc tự nhiên tại mọi điều kiện thời tiết và có thể thấy ở hầu hết các nước trên thế giới, trong đó tập trung chủ yếu tại các nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc,….
Tại Việt Nam, dứa dại thường sinh trưởng và phát triển tại ven biển, ven bờ sông, bờ ao hoặc những nơi có đất ngập mặn. Một số tỉnh có mật độ cây dứa dại xuất hiện nhiều nhất bao gồm: Quảng Ninh, Kiên Giang, Bình Thuận, Hà Nam, Hòa Bình,…
Các bộ phận của cây dứa rừng gồm lá, đọt non, rễ cây có thể thu hoạch quanh năm. Chú ý, chỉ thu hoạch những rễ cây dứa dại mọc bám đất, không nên dùng các loại rễ nằm sâu dưới đất. Quả dứa rừng nên thu hoạch vào mùa đông là tốt nhất.
Sơ chế dứa rừng rất đơn giản, sau khi thu hoạch về, đem rửa sạch để loại bỏ đất cát, bụi bẩn. Tiếp theo đem thái mỏng, phơi hoặc sấy khô rồi bảo quản khô ráo dùng dần.
Sau các cuộc nghiên cứu và phân tích chuyên sâu về quả dứa dại, chuyên gia phát hiện trong thành phần dứa dại có chứa nhiều thành phần hóa học, trong đó có đến 70% là tinh dầu, cụ thể: Methyl ether, benzyl acetate, benzyl benzoate, benzyl salicylate, benzyl alcohol, linalool, aldehyde,…
Dứa dại sở hữu những hoạt chất tốt, mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Những tác dụng này đã được cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại nghiên cứu và chứng nhân.
Theo Y học cổ truyền, hoa và lá dứa rừng có tính hàn, vị ngọt giúp tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt cơ thể và bồi bổ tỳ thận.
Trong khi đó, Y học hiện đại phân tích thành phần hoạt chất đã phát hiện trong loại dược liệu này có chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất tốt, giúp điều trị một số bệnh lý viêm gan B, sỏi thận, tiểu đường,… cụ thể như sau:
Xem thêm: Cây Chè Dây Có Đặc Điểm Gì? Bật Mí 7 Bài Thuốc Hỗ Trợ Chữa Bệnh Cực Hay
Các chuyên gia, thầy thuốc Đông y đã nghiên cứu ra nhiều bài thuốc chữa bệnh từ dứa dài. Đặc biệt, dưới đây là 10 bài thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Bài thuốc này dành cho những người đang bị tiểu đường hoặc có dấu hiệu mắc bệnh, giúp cải thiện tình trạng, giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.
Kết hợp dứa dại cùng một số dược liệu khác như cỏ bấc đèn, xích tiểu đậu, búp tre tạo nên bài thuốc giải nhiệt hiệu quả.
Người bị viêm gan B có thể sử dụng bài thuốc từ dứa dại kết hợp một số dược liệu khác nhằm hỗ trợ điều trị, cải thiện bệnh hiệu quả.
Không chỉ giúp điều trị viêm gan B, dứa dại kết hợp cùng các dược liệu phù hợp có thể giúp điều trị xơ gan cổ trướng.
Với trường hợp phù thũng mặt, chân tay,… người bệnh có thể sử dụng bài thuốc dưới đây mỗi ngày 2 lần, liên tục sử dụng trong 2 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Bài thuốc từ rễ dứa dại cùng một số nguyên liệu khác như trạch tả, cam thảo nam và kim ngân hoa giúp hỗ trợ chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả, chỉ sau khoảng 7 - 10 ngày có thể thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt.
Để chữa các triệu chứng ho, sổ mũi, đau đầu do cảm lạnh, người bệnh áp dụng bài thuốc sau đây.
Một trong những tác dụng của hạt dứa dại là giúp hỗ trợ điều trị sỏi thận. Hiệu quả này sẽ tăng cao khi được kết hợp cùng một số dược liệu khác trong bài thuốc sau:
Bài thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị chữa viêm gan siêu vi, viêm gan cấp. Chú ý, nên uống lúc bụng đói để hiệu quả đạt được ở mức tốt nhất.
Nam giới sử dụng bài thuốc sau đây không chỉ điều trị viêm tinh hoàn mà còn có tác dụng tăng cường chức năng sinh lý, ngăn ngừa mãn dục sớm hoặc các bệnh lý nam khoa khác.
Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến cây dứa dại đang nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay.
Dứa dại cũng giống như các loại dược liệu khác, cần đảm bảo sử dụng đúng cách để phát huy hiệu quả cao, đồng thời an toàn cho sức khỏe. Bên ngoài quá dứa có 1 lớp phấn trắng chứa độc tính gây ngộ độc, suy thận nếu ăn phải. Vậy nên, khi sơ chế cần đảm bảo rửa sạch lớp phấn trắng này.
Trong quả dứa dại có thành phần bromelain. Đây là hoạt chất có thể gây xuất huyết bất thường ở phụ nữ mang thai. Vậy nên, quả dứa dại được khuyến cáo không sử dụng cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang bầu vì có thể gây sảy thai.
Không thể phủ nhận những hiệu quả dứa dại mang lại trong chữa bệnh. Tuy nhiên cần sử dụng trong liều lượng cho phép để đảm bảo không làm mất cân bằng dưỡng chất trong cơ thể, tiềm ẩn những rủi ro không tốt cho sức khỏe.
Trước những công dụng của cây dứa dại mang lại cho sức khỏe, loại cây này đang ngày càng được người dùng săn đón tìm mua. Vậy giá bán bao nhiêu và mua dứa dại ở đâu?
Hiện nay, dứa dại có giá giao động trong khoảng 62.000 - 110.000 đồng/kg. Mức giá này sẽ chênh lệch tùy từng nơi cung cấp và mùa vụ, nếu mua đúng vụ mùa thì giá quả dứa dại sẽ rẻ hơn. Bạn có thể mua dứa dại tại các cửa hàng, nhà thuốc Đông y. Khi mua, cần kiểm tra kỹ chất lượng sản phẩm, đảm bảo không bị mốc, hỏng.
Để phát huy tốt nhất tác dụng cây dứa dại và tránh những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:
Trên đây là thông tin chi tiết về cây dứa dại. Tuy sở hữu tác dụng chữa nhiều bệnh lý, tuy nhiên cần đảm bảo sử dụng đúng cách, đúng liều lượng để phát huy hiệu quả và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Đồng thời, bạn tuyệt đối không phụ thuộc hoàn toàn vào các bài thuốc từ loại dược liệu này, khi phát hiện những bất thường của sức khỏe, cần đến phòng khám để được kiểm tra chi tiết nhất.
Nguồn: Cây dứa dại: Khám phá tác dụng trị bệnh và 10 bài thuốc hay
Link nội dung: http://thoitiet247.edu.vn/qua-dua-dai-co-tac-dung-gi-a50830.html